Cơ chế nào cho “siêu Ủy ban” quản lý 5 triệu tỉ đồng?

ĐỨC THÀNH
07:29 22/01/2018

Ngày 15/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng, để xây dựng Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban). Ước tính tổng tài sản mà Ủy ban này quản lý lên tới hơn 5 triệu tỉ đồng.

sieu-uy-ban-quan-ly-von

ĐBQH, PGS.TS Hoàng Văn Cường

Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ĐBQH, PGS.TS Hoàng Văn Cường - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân về vấn đề này:

Xin ông cho biết ý kiến của mình về việc thành lập Ủy ban?

Số vốn tài sản nhà nước rất lớn trên đang nằm phân tán, rải rác ở các DN, các tập đoàn do các bộ, ban, ngành, địa phương quản lý. Việc sử dụng nguồn lực này hiện nay thực sự không hiệu quả. Không những thế còn để xảy ra những tiêu cực, thất thoát, lãng phí lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Chúng ta cũng có những chủ trương liên quan tới CPH DNNN, thoái vốn tại các DNNN, nhưng tốc độ rất chậm và cũng có nhiều tiêu cực. Tôi cho rằng chủ trương thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước là giải pháp cấp bách, đồng thời cũng là một hình thức để chúng ta thực hiện việc chuyển đổi các DNNN hiệu quả nhất.

Khi thành lập Ủy ban này sẽ có nhiều tác động tích cực. Đầu tiên, chúng ta tách được vai trò “vừa đá bóng, vừa thổi còi” của các bộ, ngành - là những người ra chính sách, thực thi vai trò quản lý ngành, từ đó bịt lại các kẽ hở trong chuyện quản lý không chặt chẽ, triệt tiêu lợi ích nhóm giữa người quản lý với người thực hiện vai trò kinh doanh.

Thứ hai, quan trọng hơn đó là tạo ra được một cơ chế bình đẳng giữa các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng hoạt động trong một hay nhiều lĩnh vực. Khi các bộ ngành chỉ thực thi chính sách quản lý chung, “sân chơi” sẽ bình đẳng hơn cho tất cả các DN. Điều đó tạo ra sự minh bạch cho môi trường kinh doanh.

Thứ ba, tập trung tất cả nguồn lực về một nơi quản lý thống nhất, sẽ có được cái nhìn tổng thể về vốn và tài sản nhà nước hiện đang phân bổ ở các DN, các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Khi nhìn thấy tổng nguồn lực như thế sẽ có được kế hoạch, lộ trình, phương án làm sao để phân bổ, sử dụng nguồn lực này tốt nhất. Đặc biệt trong bối cảnh thúc đẩy mạnh CPH - thoái vốn tại các DNNN, việc này giúp chúng ta xác định rõ nên thoái vốn ở đâu trước, thoái như thế nào, thoái bao nhiêu... để thị trường đón nhận tốt hơn. Sau đó, có thể xác định được DN nào, cổ phần nào tiếp tục đưa ra với số lượng bao nhiêu... để đảm bảo hiệu quả nhà nước thu về cao nhất.

Nhiều người vẫn băn khoăn về các nguy cơ khi Ủy ban này thành lập. Tôi cho rằng những băn khoăn ấy cũng có cơ sở bởi trước đây, những DN vốn nhà nước nằm trong một bộ, ngành đã tạo ra một tập đoàn rất lớn rồi, bây giờ tất cả những tài sản đó tập trung lại cho một cơ quan quản lý thì lượng vốn tài sản ấy còn lớn hơn gấp nhiều lần. Nguy cơ xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí và để lại hậu quả có khi còn lớn hơn. Ngoài ra, khi quản lý một “siêu ủy ban” như thế, rất dễ sinh ra quyền lực cá nhân để thực hiện những việc tiêu cực.

Thứ hai, rủi ro mang tính khách quan, các DNNN hiện nay đang nằm ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà mỗi bộ ngành chuyên sâu về lĩnh vực đó thì sẽ kiểm soát tốt hơn. Giờ tất cả những DN này tập trung về một đầu mối mà không chuyên sâu lĩnh vực nào thì làm sao quản lý được? Từ đó có nguy cơ ra quyết định không phù hợp dẫn tới hoạt động không có hiệu quả; hoặc không quản được gì dẫn tới buông bỏ, mặc các DN tự tung tự tác. Yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại chính là có phát huy được những ưu điểm và khắc phục được những nguy cơ này hay không phụ thuộc rất lớn vào cơ chế tổ chức, quản lý, vận hành Ủy ban này như thế nào.

Vậy theo ông Ủy ban này cần đóng vai trò như thế nào?

Cá nhân tôi cho rằng Ủy ban này không thể đóng vai trò như các bộ hay các tập đoàn, tổng công ty trước đây. Nghĩa là tất cả các tập đoàn, DN đã được gom vào vẫn phải thực hiện kinh doanh bình thường như chức năng của nó. Đó là nhận vốn nhà nước, chịu trách nhiệm và nghĩa vụ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực của mình với các cơ chế tự quyết, tự chủ cụ thể. Như vậy là hoạt động kinh doanh mang tính chất chuyên ngành, chuyên sâu thì Ủy ban không can thiệp vào mà phải để chính DN, tập đoàn đó phải tự chịu trách nhiệm.

Vậy thì Ủy ban cần phải làm nhiệm vụ gì, thưa ông?

Ủy ban này phải thay mặt Chính phủ kiểm soát các hoạt động của các DN trực thuộc xem có tuân thủ các quy định pháp luật hay không. Quan trọng hơn là có đảm bảo bảo toàn được vốn và tài sản nhà nước, có thực hiện đầu tư vào các dự án có nguy cơ xảy ra thất thoát, hoặc thậm chí để xảy ra tiêu cực hay không? Như vậy Ủy ban tuy không quyết định các hoạt động kinh doanh, nhưng tất cả các hoạt động kinh doanh đều phải được công khai minh bạch để Ủy ban theo dõi, giám sát. Nếu các đơn vị trực thuộc có một hoạt động có nguy cơ làm thất thoát, tổn hại tài sản nhà nước thì Ủy ban phải ngay lập tức can thiệp. Nếu làm được như vậy thì vai trò kinh doanh của các tập đoàn, DN vẫn có mà vẫn được kiểm soát chặt chẽ.

Đồng thời, Ủy ban phải nhìn được tổng thể nguồn lực, xây dựng chiến lược, lộ trình để tổ chức hoạt động cho các DN này; xác định cụ thể đơn vị nào cần tiếp tục giữ lại, đơn vị nào cần thoái vốn ngay hay đơn vị nào cần tiếp tục nuôi dưỡng để có kế hoạch chủ động thoái vốn, và thu hồi hiệu quả giá trị tiền vốn thu về. Đồng nghĩa với việc Ủy ban phải xây dựng được một đề án, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc triển khai thực hiện đề án này. Hàng năm, Chính phủ cũng cần kiểm tra xem Ủy ban đã thực hiện đề án này ra sao, hiệu quả như thế nào.

Tôi cho rằng cần phải thiết kế một cơ chế vận hành, quy định chức năng nhiệm vụ, cơ chế vận động để giám sát hoạt động của Ủy ban có đúng chức năng, nhiệm vụ hay không. Cơ chế giám sát này biểu hiện ở việc nhiệm vụ của Ủy ban phải làm gì, đảm bảo không để xảy ra thất thoát, làm sai ở các đơn vị trực thuộc. Nếu hoạt động kiểm tra, giám sát của Ủy ban này không tốt, rất có thể dẫn tới tình trạng DN để xảy ra thất thoát mà không biết, khi ấy, trách nhiệm của Ủy ban này phải có.

Trong số các đơn vị thuộc Ủy ban này còn có cả Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), theo ông cơ chế hoạt động của SCIC khi đó cần phải ra sao?

PGS.TS Hoàng Văn Cường: Khi SCIC thuộc Ủy ban thì cũng đóng vai trò như một tập đoàn, DN kinh doanh theo lĩnh vực chuyên môn, còn SCIC thì coi như một DN kinh doanh về lĩnh vực vốn. SCIC khi ấy phải chịu trách nhiệm kinh doanh giống như một ngân hàng tuy không có chức năng như một ngân hàng. Việc thoái vốn, CPH DN thuộc Ủy ban, khi thu tiền về có thể nộp một phần về ngân sách nhà nước, một phần giao cho SCIC thực hiện nhiệm vụ kinh doanh để đồng vốn đó sinh lời trong chiến lược đầu tư cho các DN do Ủy ban quản lý, nếu để thất thoát thì lại phải chịu trách nhiệm.

Việc thành lập Ủy ban có lẽ sẽ có những bộ, ngành không mong muốn, “không vui vẻ” gì khi chuyển giao các tập đoàn, DN. Theo ông, điều này có đang lo ngại hay không?

Hiện tại những tập đoàn, DN này đang là những cơ sở tạo ra những tiềm lực kinh tế cho các bộ, ngành. Nay phải chuyển giao thì các tiềm lực kinh tế ấy không còn nữa. Như vậy sẽ xảy ra xung đột về mặt lợi ích. Nhưng trên lợi ích tổng thể và ngăn chặn các nguy cơ xảy ra thất thoát, lãng phí, kinh doanh kém hiệu quả... thì chúng ta phải quyết tâm làm việc này.

Điều tôi cho rằng đáng lo ngại, là khi chuyển giao thì các chính sách được ban ngành của các bộ, ngành đối với hoạt động kinh doanh có tạo thuận lợi cho các DN hay là gây khó khăn cho DN. Đồng thời, khó khăn có thể xảy ra ở quá trình chuyển giao bởi những yếu tố rất khó rạch ròi. Ví dụ như những đơn vị từ trước tới nay được hưởng nguồn phương tiện, tài sản từ ngân sách nhà nước, khi chuyển giao các DN này cho Ủy ban, thì những tài sản, phương tiện đó sẽ đi theo các DN này hay là các bộ, ngành sẽ giữ lại, còn đơn thuần đưa phần khó khăn nhất về cho Ủy ban quản lý. Nhưng nếu chúng ta làm tốt việc quản lý vốn, tài sản nhà nước theo quy định pháp luật hiện nay thì tôi cho rằng việc đó cũng không phải quá đáng lo ngại.

Xin cảm ơn ông!

Theo Lao Động

  • Cùng chuyên mục
Quảng Ngãi sẽ phát triển thêm hàng nghìn ha đất công nghiệp

Quảng Ngãi sẽ phát triển thêm hàng nghìn ha đất công nghiệp

Từ nay đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi sẽ có thêm khoảng 2.000ha quỹ đất công nghiệp, tạo cơ sở để thu hút các dự án đầu tư thứ cấp trong giai đoạn mới.

Đầu tư - 21/05/2025 14:37

Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12

Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12

Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng với tổng mức đầu tư 3,8 tỷ USD dự kiến sẽ được khởi công tại 5 điểm vào ngày 19/12.

Đầu tư - 21/05/2025 13:40

Loạt dự án nào gây lãng phí đất đai ở Quảng Ngãi?

Loạt dự án nào gây lãng phí đất đai ở Quảng Ngãi?

Có 25 dự án tại Quảng Ngãi gây lãng phí đất đai, tập trung tại Khu kinh tế Dung Quất, TP. Quảng Ngãi, các huyện Mộ Đức và Lý Sơn.

Đầu tư - 21/05/2025 10:42

Khởi công đường băng số 2 Cảng hàng không Phù Cát vào tháng 8

Khởi công đường băng số 2 Cảng hàng không Phù Cát vào tháng 8

Dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát có tổng vốn đầu tư 3.246 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào ngày 19/8/2025.

Đầu tư - 21/05/2025 10:37

Ngành bán lẻ, vùng sáng trong chiến lược đầu tư năm 2025

Ngành bán lẻ, vùng sáng trong chiến lược đầu tư năm 2025

Ngành bán lẻ đang nổi lên như điểm sáng trong chiến lược đầu tư 2025, nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, tiêu dùng nội địa phục hồi và chuyển đổi số tăng tốc.

Đầu tư thông minh - 21/05/2025 10:35

Hàng loạt ưu đãi tại Khu kinh tế - thương mại xuyên biên giới Lao Bảo - Đensavan

Hàng loạt ưu đãi tại Khu kinh tế - thương mại xuyên biên giới Lao Bảo - Đensavan

Với Đề án 'Xây dựng Khu kinh tế - thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo (Việt Nam) – Đensavan (Lào)', các doanh nghiệp của Việt Nam và Lào sẽ nhận được hàng loạt ưu đãi từ hai nước.

Đầu tư - 21/05/2025 10:01

Đề xuất mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía đông theo hình thức PPP

Đề xuất mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía đông theo hình thức PPP

Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc dự kiến cùng các doanh nghiệp trong nước hợp lực triển khai mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức đầu tư PPP.

Đầu tư - 21/05/2025 09:00

Liên danh HIDECC-NAD trúng thầu tại dự án 800 tỷ ở Đại học Vinh

Liên danh HIDECC-NAD trúng thầu tại dự án 800 tỷ ở Đại học Vinh

Liên danh Liên danh HIDECC-NAD vừa trúng gói thầu “Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi” của dự án Đại học Vinh cơ sở 2.

Đầu tư - 21/05/2025 08:47

'Lướt sóng' đầu tư bất động sản Cần Giờ cần lưu ý gì?

'Lướt sóng' đầu tư bất động sản Cần Giờ cần lưu ý gì?

Thông tin về dự án Cảng trung chuyển quốc tế và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ đã nhanh chóng kích hoạt "làn sóng" đầu tư mới trên thị trường bất động sản Cần Giờ. Tuy nhiên, tiềm năng nơi đây được giới chuyên gia bình luận chỉ thực sự phát huy trong dài hạn.

Đầu tư - 21/05/2025 06:45

Sun Group đầu tư hãng hàng không hơn 98 triệu USD

Sun Group đầu tư hãng hàng không hơn 98 triệu USD

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án Hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways.

Đầu tư - 20/05/2025 22:21

Doanh nghiệp bao bì có vốn FDI xây nhà máy thứ 2 tại Việt Nam sau 6 năm

Doanh nghiệp bao bì có vốn FDI xây nhà máy thứ 2 tại Việt Nam sau 6 năm

Sau nhà máy đầu tiên năm 2019, Công ty CP Nhựa Bao Bì Liên Minh (Aplas) đầu tư 12 triệu USD xây nhà máy thứ 2 tại KCN Long Hậu, dự kiến cung ứng cho thị trường 24.000 tấn sản phẩm/năm.

Đầu tư - 20/05/2025 16:44

Tập đoàn Trump đầu tư như thế nào ở nước ngoài?

Tập đoàn Trump đầu tư như thế nào ở nước ngoài?

Tập đoàn Trump hiện diện ở hơn 10 quốc gia với các dự án có tổng giá trị hàng tỷ USD, với nhiều hình thức đầu tư khác nhau.

Đầu tư - 20/05/2025 15:52

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Đầu tư - 20/05/2025 11:37

Nghệ An dừng thực hiện dự án cầu vượt sông Lam 175 tỷ ở Anh Sơn

Nghệ An dừng thực hiện dự án cầu vượt sông Lam 175 tỷ ở Anh Sơn

UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án Cầu vượt sông Lam tại thị trấn Anh Sơn, huyện Anh Sơn.

Đầu tư - 20/05/2025 10:24

Bình Định muốn thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, AI của Việt Nam

Bình Định muốn thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, AI của Việt Nam

Bình Định đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng quan trọng của Việt Nam vào năm 2030.

Đầu tư - 20/05/2025 08:39

Đầu tư vào Hoa Kỳ: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam?

Đầu tư vào Hoa Kỳ: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam?

Hội nghị thượng đỉnh đầu tư tại Hoa Kỳ (SelectUSA 2025) là lần đầu tiên đoàn Việt Nam có số lượng doanh nghiệp tham dự lớn nhất từ trước đến nay. Vậy cơ hội nào cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào Hoa Kỳ?

Đầu tư - 19/05/2025 14:23