Siêu uỷ ban - cần những người làm kỹ trị, không phải những nhà làm chính trị

Nhàđầutư
Trong buổi hội thảo về kinh tế vĩ mô năm 2017 có nhiều chuyên gia bày tỏ ý kiến đồng thuận với việc thành lập "siêu uỷ ban" (Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) do Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành.
ĐÌNH VŨ
16, Tháng 01, 2018 | 17:40

Nhàđầutư
Trong buổi hội thảo về kinh tế vĩ mô năm 2017 có nhiều chuyên gia bày tỏ ý kiến đồng thuận với việc thành lập "siêu uỷ ban" (Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) do Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành.

truong-dinh-tuyen

 Ông Trương Đình Tuyển và Bà Phạm Chi Lan góp mặt tại hội thảo kinh tế vĩ mô năm 2017

Trả lời câu hỏi về việc thành lập Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều chuyên gia cùng chung nhận định rằng, tách vai trò quản lý và kinh doanh của các bộ ngành với việc thành lập Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hợp lý. Dẫn chứng nhận định này, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) kể lại: “Có câu chuyện có thật xảy ra từ thời ông Vũ Huy Hoàng còn làm Bộ trưởng. Lúc đó, Tổng cục thép có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Cục Quản lý cạnh tranh nhận thấy điều này và lên kế hoạch đi thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, một vị thứ trưởng phụ trách ngành đã ra lệnh không được kiểm tra việc này”.

Tuy nhiên, ông Tuyển cũng lưu ý, điều quan trọng là thành lập Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ra rồi quản lý như thế nào. Theo đó, ông Tuyển nhấn mạnh quản lý cần đi đôi với việc đẩy mạnh CPH DNNN, cái gì nhà nước không cần thò tay vào thì không quản lý. Uỷ ban đó sẽ chỉ quản lý SCIC và một số công ty cực kỳ quan trọng mà doanh nghiệp tư nhân chưa thể làm hoặc chưa muốn làm. "Vì thế, đầu mối quản lý cũng phải gọn lại Uỷ ban đó mới thành công", ông Tuyển nhấn mạnh.

Bổ sung thêm ý kiến của ông Trương Đình Tuyển, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, thành công hay không với siêu uỷ ban này quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người.

Cụ thể, những người làm quản lý tại đây phải là những người làm kỹ trị chứ không phải là những làm chính trị. Những người làm chính trị mà không hiểu được quy luật kinh tế, quy luật thị trường thì rất khó vận hành tốt hoạt động của siêu uỷ ban này. "Thành công được quyết định bởi những người làm ở đó. Thành lập ra bộ máy như thế nào giao ai làm? Còn cách của chúng ta hiện nay đang đảo lộn một số vị trí quản lý, đơn vị quản trị", bà Phạm Chi Lan nói.

Đồng thuận với việc thành lập Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng việc thành lập siêu uỷ ban sẽ lấy đi phần lợi ích nhóm ở các bộ đang tồn tại hiện nay. Khi đó, các bộ sẽ chỉ phải lo việc quản lý nhà nước và thực hiện quản lý bình đẳng với siêu uỷ ban này.

Thể hiện quan điểm về quyết định thành lập siêu uỷ ban, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện quản lý Trung ương (CIEM) nhận định: Quyết định hiện nay cho phép lồng ghép SCIC vào Uỷ ban quản lý vốn nhà nước. Và đã là sở hữu công, là DNNN thì muôn thuở sẽ vướng 2 vấn đề: Thứ nhất là xung đột lợi ích; thứ 2 là rủi ro đạo đức.

“Tương tự như câu chuyện trên là Uỷ ban quản lý vốn nhà nước của Trung Quốc qua Chủ tịch cũng bị bắt vì tham nhũng”, ông Thành lấy ví dụ.

Vì vậy, theo ông Thành khi thành lập siêu uỷ ban cần giảm thiểu rủi ro kể trên bằng minh bạch, giám sát; năng lực, chuyên nghiệp là nguyên tắc cơ bản.

Đồng thuận với ý kiến của đa số chuyên gia, ông Thành tỏ ý ủng hộ việc thành lập siêu uỷ ban của Thủ tướng Chính phủ. Bởi, việc thành lập siêu uỷ ban "ít nhiều giảm được xung đột lợi ích; tiếp theo nếu làm quyết liệu sẽ đẩy nhanh việc thu nhỏ DNNN, trước khi quản lý nó 1 cách hiệu quả đúng nghĩa", ông Thành nói.

Ủng hộ quyết định thành lập siêu uỷ ban nhưng ông Thành cũng đưa tới lo ngại rằng có thể bước đầu siêu uỷ ban này vẫn chỉ đưa được 1 vài tập đoàn vào mà không thể hoạt động được đúng như kỳ vọng hiện nay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ