Thuế quan 46%: Trong ‘nguy’ có ‘cơ’

PGS. TS TRẦN VIỆT DŨNG (*)
18:43 03/04/2025

Mức thuế 46% không nên chỉ được nhìn nhận như một rào cản, mà là một lời nhắc quan trọng, buộc Việt Nam phải thay đổi, phải thích nghi, phải chủ động tìm hướng đi mới.

Mức thuế 46% là lời nhắc nhở quan trọng buộc Việt Nam phải thay đổi, phải thích nghi, phải chủ động tìm hướng đi mới. Ảnh minh họa: VIMC.

Ngày 2/4/2025 (giờ Hoa Kỳ), Tổng thống Donald Trump chính thức công bố chính sách thuế quan mới, áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ có hiệu lực từ 5/4.

Ngoài mức thuế cơ bản trên, đối với nhóm 60 quốc gia mà Hoa Kỳ cho rằng có sự mất cân bằng thương mại, Chính phủ của Donald Trump áp mức thuế đối ứng. Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia phải chịu mức thuế cao nhất, lên đến 46%. Mức áp thuế này tương đương 50% của mức rào cản thương mại 90% mà phía Hoa Kỳ đã tính toán, dựa trên tỷ lệ thâm hụt thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ trên tổng giá trị Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam.

Cần lưu ý rằng, chính sách thuế quan này của Hoa Kỳ không đơn thuần là thuế quan (bởi vì mức thuế suất hàng hóa của Hoa Kỳ xuất vào Việt Nam chỉ khoảng 15%), mà còn tính tới các lý do như thao túng tiền tệ, các rào cản phi thuế quan như tiêu chuẩn chất lượng, thủ tục hải quan… mà Hoa Kỳ cho rằng các quốc gia đang áp lên hàng hóa của họ.

Là một trong những quốc gia bị áp dụng mức thuế cao nhất trong số các quốc gia bị điều chỉnh – vượt cả Trung Quốc (34%), và cách biệt rõ rệt so với các nước khác như Brazil hay Singapore (10%) – quyết định này đặt ra một thử thách chưa từng có đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt đối với mục tiêu 8% tăng trưởng năm 2025.

Tác động lớn tới nền kinh tế

Tác động của chính sách thuế đối ứng này đối với nền kinh tế là rất lớn, bởi vì nó hướng tới thay đổi hoàn toàn cấu trúc của thương mại toàn cầu, ít nhất là trong 5 năm tới. Đối với Việt Nam, mức thuế 46% trong kịch bản xấu nhất sẽ tác động nhiều mặt tới nền kinh tế. Nếu kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ không đổi, khoảng 120 tỷ USD/năm, chúng ta sẽ phải chịu mức thuế trong kịch bản xấu nhất là 55 tỷ USD xấp xỉ 12% GDP 2024.

Đối với doanh nghiệp – đặc biệt trong các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực như dệt may, điện tử, thép – những ngành vốn đã mỏng về biên lợi nhuận và phụ thuộc lớn vào khả năng cạnh tranh giá. Với mức thuế mới, hàng hóa Việt Nam sang Mỹ sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn đáng kể, buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc lại toàn bộ chiến lược xuất khẩu, và thậm chí là dừng xuất khẩu sang thị trường này. Doanh nghiệp FDI được dự báo cũng sẽ có chuyển động, đặc biệt các doanh nghiệp FDI có ý định đầu tư vào Việt Nam sẽ chờ để quan sát thêm diễn biến. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận định lợi thế chi phí lao động thấp, môi trường đầu tư đầy hứa hẹn cùng với những cải cách đầy quyết liệt của Đảng, Chính phủ sẽ giúp chúng ta giữ vững là điểm sáng trong thu hút đầu tư.

Cần khẩn trương đối thoại, chủ động giảm bớt thặng dư thương mại, hướng tới mối quan hệ thương mại cân bằng, bền vững

Việt Nam cần chủ động giảm bớt thặng dư thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại với hàng hóa của Hoa Kỳ. Chúng ta đã chủ động điều chỉnh thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng từ Hoa Kỳ như khí hóa lỏng, ethanol, oto, nông sản, trái cây, gỗ (Nghị định 73 ban hành ngày 31/3/2025).

Chúng ta cần khẩn trương chủ động thiết lập các kênh đối thoại với phía Mỹ để làm rõ tiêu chí tính thuế cũng như cơ sở pháp lý cho mức thuế 46%, trước khi chính sách này có hiệu lực vào ngày 9/4, trong đó, có thể nghiên cứu đưa nội dung này vào chương trình làm việc trong khuôn khổ chuyến thăm của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đến Hoa Kỳ. Việc đàm phán nhằm điều chỉnh mức thuế về mức hợp lý hơn là rất cần thiết và cấp bách và tôi cho rằng đây là thời điểm rất cần hành động khẩn trương. Trước mắt, Chính phủ nên tích cực trao đổi với phía Hoa Kỳ, làm rõ cơ chế tính thuế và tranh thủ khoảng thời gian trước ngày 9/4 để đàm phán, giảm nhẹ mức thuế hoặc có lộ trình điều chỉnh.

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, dù có thể đàm phán thành công, nhưng mức thuế tối thiểu 10% sẽ vẫn áp lên tất cả các mặt hàng xuất vào Hoa Kỳ. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt nhóm SME. Chúng ta có thể cũng phải tính đến các gói hỗ trợ cho các đối tượng này. Chính phủ có thể tạm thời giảm một số loại thuế nội địa, hoãn thu hoặc giãn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời thiết kế gói tín dụng ưu đãi riêng, tương tự như cách Hàn Quốc đã từng thực hiện rất hiệu quả năm 1997.

Trong “nguy” có “cơ”

Nhìn về phía tích cực, tôi nghĩ đây cũng là một cơ hội lớn để chúng ta bắt nhịp chuyển mình. Câu hỏi cần được đặt ra lúc này là: Việt Nam có thể – và nên làm gì để chuyển mình từ một quốc gia gia công giá rẻ thành một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao, ít phụ thuộc hơn vào một vài thị trường đơn lẻ? Câu trả lời nằm ở tận dụng thời điểm này để tái cấu trúc mô hình tăng trưởng. Không thể mãi trông chờ vào lợi thế chi phí lao động rẻ hay ưu đãi thuế (và hy sinh vấn đề môi trường). Đây là thời điểm để huy động mọi nguồn lực, kêu gọi đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, phát triển sản phẩm có thương hiệu riêng, và xây dựng chuỗi giá trị nội địa có khả năng tự chủ hơn.

Một điểm sáng đáng chú ý là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đang tham gia – như EVFTA, CPTPP – đang mở ra những cánh cửa thị trường rộng lớn. Số liệu cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong năm 2024 đã tăng tới 20%, cho thấy tiềm năng của những thị trường phi truyền thống nếu được khai thác đúng hướng. Cùng với đó, thị trường nội địa với 100 triệu dân – vốn chưa được tận dụng tối đa nguồn lực – phải là bệ đỡ vững chắc nếu chúng ta biết cách thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phát triển thương hiệu Việt và tạo ra niềm tin nơi người tiêu dùng trong nước.

Nhìn rộng hơn, lịch sử kinh tế thế giới đã nhiều lần cho thấy những cú sốc lớn thường là bước ngoặt dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ hơn. Nhật Bản trong những năm 1980, Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, hay Trung Quốc với cải cách sâu rộng sau những lần bị áp lực từ phương Tây – tất cả đều đã biến nghịch cảnh thành động lực phát triển. Việt Nam hôm nay cũng đang đứng trước một thời điểm như vậy. Nếu biết tận dụng, chúng ta không chỉ vượt qua thử thách trước mắt, mà còn có thể vươn lên một tầm cao mới – không phải bằng cách tiếp tục chạy đua về giá rẻ, mà bằng năng lực thực sự: khoa học công nghệ, chất lượng và đổi mới sáng tạo.

Do đó, mức thuế 46% không nên chỉ được nhìn nhận như một rào cản, mà là một lời nhắc quan trọng. Điều này buộc chúng ta phải thay đổi, phải thích nghi, phải chủ động tìm hướng đi mới. Và trong sự chủ động ấy, nếu có sự đồng lòng từ Nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội, Việt Nam hoàn toàn có thể “biến nguy thành cơ”, chuyển hoá thách thức thành cơ hội, biến khủng hoảng thành bàn đạp – để phát triển mạnh mẽ và vững bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam.

(*) PGS.TS Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện NCKH, Học viện Ngân hàng

  • Cùng chuyên mục
Mua cổ phiếu nào trong tháng 4?

Mua cổ phiếu nào trong tháng 4?

Nhà đầu tư được khuyến nghị nên ưu tiên lựa chọn những cổ phiếu đang có định giá hợp lý và tình hình tài chính lành mạnh, lợi nhuận kỳ vọng tăng trưởng cao trong quý I cũng như cả năm 2025.

Đầu tư thông minh - 02/04/2025 15:26

InvestingPro hợp tác cùng DFVN mở rộng kênh phân phối chứng chỉ quỹ

InvestingPro hợp tác cùng DFVN mở rộng kênh phân phối chứng chỉ quỹ

Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng danh mục sản phẩm đầu tư tại InvestingPro mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận các sản phẩm quỹ mở do DFVN quản lý.

Đầu tư thông minh - 27/03/2025 17:03

Đầu tư lĩnh vực nào đón thời kỳ mở rộng dư địa lạm phát?

Đầu tư lĩnh vực nào đón thời kỳ mở rộng dư địa lạm phát?

Nhiều lĩnh vực được kỳ vọng hưởng lợi lớn từ chủ trương hy sinh một phần lạm phát để đảm bảo tăng trưởng kinh tế 8% năm nay, nổi bật là bất động sản và bán lẻ.

Đầu tư thông minh - 23/03/2025 10:34

CEO InvestingPro 'hiến kế' phát triển ngành quỹ

CEO InvestingPro 'hiến kế' phát triển ngành quỹ

Ông Lý Anh Tuấn – Giám đốc Điều hành CTCP InvestingPro cho rằng ngành quỹ vẫn còn nhiều dư địa để phát triển song cơ chế chính sách hiện nay vẫn còn khó khăn, cần các giải pháp hỗ trợ.

Đầu tư thông minh - 21/03/2025 08:52

Triển vọng và thách thức của thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025

Triển vọng và thách thức của thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025

Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 đứng trước nhiều cơ hội lớn song cũng đối mặt với không ít thách thức. Để tận dụng hiệu quả triển vọng và vượt qua thách thức, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Đầu tư thông minh - 19/03/2025 07:00

Cơ hội vàng cho ngành quản lý quỹ bứt phá

Cơ hội vàng cho ngành quản lý quỹ bứt phá

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, ngành quản lý quỹ đã và đang khẳng định vị thế là một trụ cột quan trọng của hệ thống tài chính.

Đầu tư thông minh - 19/03/2025 07:00

Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới

Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới

Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, do đó chịu tác động từ sự biến động kinh tế, đầu tư, thương mại và thị trường thế giới.

Đầu tư thông minh - 19/03/2025 07:00

Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến

Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến

Việt Nam là một quốc gia có độ mở kinh tế lớn nên chịu tác động nhiều từ thương chiến. Dù vậy, đây cũng là cơ hội để chúng ta có thể hài hòa được các xung đột và lợi ích, tận dụng sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc.

Đầu tư thông minh - 18/03/2025 15:19

Phát triển chứng chỉ quỹ mở: Cơ hội và thách thức

Phát triển chứng chỉ quỹ mở: Cơ hội và thách thức

Đã hơn 20 năm kể từ khi công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam ra đời, lĩnh vực đầu tư chứng chỉ quỹ mở đang đứng trước những cơ hội lớn nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức cần vượt qua để hướng tới một thị trường minh bạch, bền vững.

Đầu tư thông minh - 18/03/2025 13:06

Chứng chỉ quỹ - lựa chọn tối ưu trong thời kỳ lạm phát

Chứng chỉ quỹ - lựa chọn tối ưu trong thời kỳ lạm phát

Chứng chỉ quỹ là một giải pháp hiệu quả, và đã được chứng minh ngay cả trong thời kỳ lạm phát cao, do được giám sát và quản lý bởi những chuyên gia, tổ chức uy tín.

Đầu tư thông minh - 18/03/2025 07:00

[E] Sàn giao dịch tiền số có thể thu hút dòng vốn lớn quốc tế

[E] Sàn giao dịch tiền số có thể thu hút dòng vốn lớn quốc tế

Việc thử nghiệm sàn giao dịch tiền số là cơ hội để Việt Nam khai thác dòng vốn lớn từ thị trường toàn cầu, thúc đẩy đổi mới công nghệ và giảm thiểu các hoạt động giao dịch ngầm, vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro như lừa đảo và rửa tiền.

Đầu tư thông minh - 18/03/2025 07:00

Việt Nam trước nguy cơ thương chiến Mỹ - Trung: Củng cố nội lực quốc gia là yếu tố then chốt

Việt Nam trước nguy cơ thương chiến Mỹ - Trung: Củng cố nội lực quốc gia là yếu tố then chốt

Trước những biến động khó lường từ nguy cơ thương chiến Mỹ , giới chuyên gia nhấn mạnh củng cố nội lực quốc gia là yếu tố then chốt, vừa giúp Việt Nam nâng cao sức chống chịu, vừa tăng khả năng tận dụng cơ hội phát triển.

Đầu tư thông minh - 17/03/2025 07:00

Chuyên gia kỳ vọng VN-Index điều chỉnh lành mạnh để 'đi lên'

Chuyên gia kỳ vọng VN-Index điều chỉnh lành mạnh để 'đi lên'

Theo chuyên gia chứng khoán, nhịp điều chỉnh là điều kiện cần để VN-Index có thể hướng tới những vùng điểm cao hơn.

Đầu tư thông minh - 14/03/2025 07:00

Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, các nhóm ngành nào hưởng lợi?

Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, các nhóm ngành nào hưởng lợi?

Việc Chính phủ đẩy mạnh vốn đầu tư công, kết hợp cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nền kinh tế trong dài hạn. Ngoài ra, nhiều nhóm ngành cổ phiếu sẽ hưởng lợi trực tiếp từ thúc đẩy đầu tư hạ tầng.

Đầu tư thông minh - 14/03/2025 07:00

'Sóng' bất động sản đã bắt đầu?

'Sóng' bất động sản đã bắt đầu?

Thị trường bất động sản có nhiều động lực để bứt phá trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Trong đó, thúc đẩy đầu tư hạ tầng, giảm lãi suất là yếu tố quan trọng.

Đầu tư thông minh - 13/03/2025 07:00