'Thúc đẩy tài chính tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen'

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đình Đức, Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH HD SAISON thuộc HDBank tại toạ đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, sáng 25/4, tại Hà Nội.
BẢO ANH
25, Tháng 04, 2023 | 15:36

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đình Đức, Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH HD SAISON thuộc HDBank tại toạ đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, sáng 25/4, tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Đình Đức cho rằng, vai trò của tài chính tiêu dùng là cho vay các khoản rất nhỏ, với quy trình và công nghệ cho vay các khoản vay từ 2 triệu đến 200 triệu đồng/khoản vay là cùng 1 quy trình nên chi phí cho vay của một khoản vay rất lớn.

Nguyen-Dinh-Duc

Ông Nguyễn Đình Đức, Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH HD SAISON thuộc HDBank tại toạ đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam", do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, sáng 25/4, tại Hà Nội. . Ảnh: Trọng Hiếu.

"Chi phí đều phải báo cáo trong hoạt động, hạch toán rõ ràng. Đặc thù là khoản vay nhỏ, với vai trò tài chính tiêu dùng đẩy lùi tín dụng đen", ông Đức nói.

Theo ông Đức, trong cuộc làm việc mới đây, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo làm sao phát triển tài chính tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen, giao Liên đoàn Lao động Việt Nam thúc đẩy cho vay tài chính tiêu dùng của công nhân.

Qua nghiên cứu cho thấy, lợi thế của tín dụng đen là cho vay nhanh, đại diện hiện diện ở các khu công nghiệp, đi sâu vào công nhân, cho vay những khoản vay nhỏ.

"Do đời sống công nhân khó khăn, có nhu cầu vay tiền con ốm, phí điện, nước khi chưa có lương... họ chỉ có con đường duy nhất là tín dụng đen khi khoản vay chỉ 2-3 triệu đồng, rất khó tìm tới tổ chức chính thống", ông Đức cho biết và khẳng định "đó là lý do tại sao kể cả lãi suất cao (có khi lên tới vài trăm %) thì tín dụng đen vẫn phát triển".

Ông Đức cho biết thêm, quá trình phối hợp với Liên đoàn Lao động Việt Nam, HD SAISON đã thiết kế gói vay cho riêng công nhân với lãi suất chỉ bằng 50% so với công ty tiêu dùng, nhằm cạnh tranh với tín dụng đen về cách thức cho vay cũng như lãi suất. "Đây là cách ngăn chặn công nhân tiếp xúc với tín dụng đen, giải quyết vấn nạn trong xã hội", ông Đức nói.

Thực tế cho thấy, tín dụng đen cũng là nguyên nhân dẫn tới đòi nợ thuê, đe doạ cả cán bộ công đoàn, chủ nhà máy. Có thể nói tài chính tiêu dùng rất quan trọng trong đời sống đối với người yếu thế.

"Thúc đẩy tài chính tiêu dùng là định hướng đúng đắn của Chính phủ, NHNN để đẩy lùi tín dụng đen", lãnh đạo HD SAISON nói.

Tại toạ đàm, khi nói về vai trò, phương pháp thu nợ, vị lãnh đạo HD SAISON cho biết, thu nợ nếu có hành vi trái pháp luật thì bị cả xã hội lên án và phải có giải pháp để ngăn chặn thu nợ trái pháp luật. Ngược lại, cũng phải thấy rằng cần thiết phải có hành lang pháp lý đối với người đi vay.

"Chúng ta thường đề cập tới vai trò, trách nhiệm người cho vay. Người đi vay cũng phải có hành lang pháp lý. Thay vì cố tình chây ỳ chỉ có thể khởi kiện, thì nên có các có chế tài khác như không được đi du lịch, có thông tin CIC tích hợp với chứng minh thư hay thẻ căn cước để giảm điểm uy tín của công dân với hành vi vay mà không trả nợ", ông Đức nói.

Theo ông Đức, đây cũng là giải pháp để hạn chế hành vi thu nợ trái pháp luật, để người đi vay phải có trách nhiệm với khoản nợ của mình. Phải có chế tài xử lý trên uy tín, công cụ phải từ hành lang pháp lý nhất định.

Với dân số 100 triệu người, độ tuổi trung bình trẻ (33,7 tuổi), Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có ngành tài chính tiêu dùng giàu tiềm năng. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, thị trường tài chính tiêu dùng đã phát triển bùng nổ với nhiều loại hình dịch vụ cho vay tiêu dùng phong phú, đa đạng.

Đến nay, đã có 16 công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động theo điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng, đối tượng vay chủ yếu là người lao động, khó tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng. Tính đến 31/12/2022, tổng dư nợ 16 công ty tài chính mới đạt trên 220 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,87 % so tổng dư nợ toàn nền kinh tế và 8,5% dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, thị trường tài chính tiêu dùng còn có sự góp mặt của nhiều loại hình cho vay tiêu dùng khác như các chuỗi dịch vụ cho vay cầm đồ và tiệm cầm đồ nhỏ lẻ; các công ty fintech; công ty tài chính... hoạt động theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư 2020.

Dù thị trường tài chính tiêu dùng có vai trò và tiềm năng rất lớn nhưng trên thực tế đang bộc lộ nhiều vấn đề phức tạp, bất ổn khi cơ quan chức năng liên tục phát hiện, triệt phá nhiều tổ chức, cá nhân dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động cho vay cũng như thu hồi nợ. Ở khía cạnh khác, nhiều doanh nghiệp thành viên thị trường phản ánh hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng cũng đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc, do quy định pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ