09, Tháng 05, 2024 | 11:23

Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam: Cơ hội và thách thức

LÊ XUÂN ĐỒNG*
09:09 25/04/2023

Một trong các thách thức với ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam là thiếu cơ chế kiểm soát trần lãi suất cho vay và các loại phí kèm theo đối với các hình thức tài chính tiêu dùng phi chính thức.

Tổng quan thị trường Tài chính tiêu dùng Việt Nam

Thị trường tài chính tiêu dùng (TCTD) bao gồm cả kênh tín dụng chính thức và phi chính thức.

Trong đó, tài chính tiêu dùng chính thức là các tổ chức tín dụng được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước và hoạt động theo Luật Các Tổ chức tín dụng, gồm: Ngân hàng thương mại (NHTM) và Công ty tài chính (CTTC).

Tài chính tiêu dùng phi chính thức (tuân theo các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015) gồm: Dịch vụ cầm đồ, P2P, các apps cho vay trực tuyến, BNPL – gồm: Các chuỗi cửa hàng cầm đồ và các tiệm cầm đồ nhỏ lẻ, Các công ty cho vay ngang hàng (P2P lenders), Các công ty cho vay trong ngày, các apps cho vay (Payday lenders) và Các công ty Fintech cung cấp dịch vụ mua trước trả sau (Buy Now Pay Later - BNPL)

Các hình thức khác gồm: Các hình thức cho vay theo nhóm tại các địa phương (“Họ, hụi, biêu, phường”, được gọi chung là Họ); Vay từ người thân, bạn bè; và Các hình thức vay “nóng”, cho vay nặng lãi giữa các cá nhân.

ANH 1 tiem nang TT TCTD

Thị trường tài chính tiêu dùng lấy lại đà tăng trưởng sau đại dịch

Anh 2 Tiem nang TT TCTD

Tỷ lệ nợ xấu của các CTTC tăng cao, chất lượng tín dụng của người đi vay suy giảm do tác động của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế khó khăn gần đây

Các loại hình cho vay tiêu dùng phi chính thức bùng nổ trong thời gian gần đây

Cho vay ngang hàng – P2P Lending: Kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (bao gồm: các tổ chức tài chính hoặc các nhà đầu tư khác) Các bên cung cấp dịch vụ là các công ty Fintech

Cho vay theo ngày – Payday Lending: Cung cấp khoản vay ngắn hạn, giải ngân trong ngày cho người đi vay với mức lãi suất rất cao. Các bên cung cấp dịch vụ là các công ty Fintech, các apps cho vay …

Chuỗi cửa hàng cầm đồ: Được cấp phép cung cấp các khoản vay cầm cố, có tài sản đảm bảo như F88, T99, Tima, Vietmoney, HappyMoney…

Dịch vụ mua trước trả sau (BNPL): Cho phép người tiêu dùng mua sản phẩm trước, sau đó thanh toán hóa đơn thành nhiều khoản nhỏ. Các bên cung cấp dịch vụ là các công ty Fintech, ví điện tử, nhà bán lẻ, nền tảng thương mại điện tử liên kết với các tổ chức tín dụng như NHTM, CTTC.

Các chuỗi cửa hàng cầm đồ phát triển nhanh chóng với mạng lưới rộng khắp tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước

Mô hình kinh doanh của các chuỗi cầm đồ: Hình thức pháp lý là hoạt động theo Giấy Đăng Ký Kinh doanh được cấp bởi Sở Kế hoạch Đầu tư các tỉnh, thành phố và tuân theo các quy định về nghành nghề kinh doanh có điều kiện (Nghị định 96/2016)

Sản phẩm chính là Khoản vay có tài sản đảm bảo gồm: Cho vay thế chấp bằng giấy đăng ký (cà vẹt) xe máy và xe ô tô; và các khoản vay bảo đảm khác với tài sản thế chấp là xe máy, ô tô hoặc các vật dụng cá nhân khác như điện thoại, máy tính, máy tính bảng, máy ảnh, đồ điện máy, đồ trang sức…)

Ngoài ra, còn có Bancassurance (phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ) và Dịch vụ thanh toán hộ (tiền điện, nước, truyền hình), nạp tiền (thẻ game, thẻ điện thoại) (top up).

Khách hàng mục tiêu: Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay các món vay nhỏ, thời gian vay ngắn, giải ngân nhanh, không đủ điều kiện để vay vốn tại các TCTD chính thức (NHTM, CTTC)

Nguồn thu nhập: thu nhập lãi và phí dịch vụ kèm theo khoản vay, thu nhập từ thanh lý tài sản cầm cố, thu nhập phí từ các dịch vụ cung cấp cho bên thứ 3 (như bancassurance, thanh toán, nạp tiền).

Mạng lưới: Chủ yếu dựa vào mạng lưới các cửa hàng trên toàn quốc.

Anh 3 tiem nang TT TCTD

Ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam có nhiều dư địa tăng trưởng trong thời gian tới hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện

Các thách thức đối với ngành Tài chính tiêu dùng tại Việt Nam

Thiếu cơ chế kiểm soát trần lãi suất cho vay và các loại phí kèm theo đối với các hình thức tài chính tiêu dùng phi chính thức.

Đối với cơ chế kiểm soát lãi suất cho vay. Theo đó, đối với các tổ chức TCTD chính thức (Ngân hàng, Công ty tài chính), NHNN có cơ chế kiểm soát lãi suất cho vay tiêu dùng; Luật Các tổ chức tín dụng không quy định trần lãi suất cho vay; Lãi suất được xác định dựa trên thỏa thuận với khách hàng nhưng cần thông báo với NHNN về khung lãi suất cho vay và áp dụng thống nhất toàn hệ thống; Không thu thêm bất kỳ khoản phí nào khác; và được NHNN định hướng kiểm soát mức suất cho vay để hỗ trợ khách hàng trong phân khúc thu nhập thấp.

Đối với các tổ chức TCTD phi chính thức (Các công ty dịch vụ cầm đồ, P2P, Payday lenders…) thì chỉ kiểm soát trần lãi suất cho vay tối đa 20%, không hạn chế về các phí dịch vụ

Trần lãi suất cho vay (20%/năm ~ 1,3%/tháng) + Các phí dịch vụ khác (Phí thẩm định ~ 1,4%/tháng, phí quản lý tài sản đảm bảo ~ 3-5%/tháng, phí khởi tạo khoản vay…) => Lãi suất thực tế phải trả (lên tới vài chục % tới vài trăm %/năm).

Đối với các CTTC, họ gặp rủi ro nguy cơ sụt giảm biên lãi ròng (NIM) do chi phí huy động vốn tăng cao. Cụ thể, chi phí huy động vốn tăng cao do tình hình thanh khoản thắt chặt trên các thị trường tài chính (thị trường ngân hàng, thị trường trái phiếu, trị trường cổ phiếu …). Bên cạnh đó, các CTTC khó nâng lãi suất cho vay tương ứng do định hướng kiểm soát lãi suất cho vay của NHNN dẫn đến NIM giảm.

Ngoài ra, đó còn là rủi ro tín dụng tăng cao đối với CTTC khi cùng khai thác phân khúc 2 khách hàng với các kênh cho vay phi chính thức. Cụ thể, các CTTC đang bị đánh đồng với các bên cho vay nặng lãi, rủi ro vỡ nợ chéo (cross default) đối với các CTTC do: Khi có khoản vay tại nhiều bên, khách hàng có xu hướng ưu tiên trả nợ tại các bên phi chính thức do lo ngại về các biện pháp thu hồi nợ cực đoan; và Chất lượng tín dụng của các KH vay phi chính thức chưa được theo dõi tại bất cứ cơ quan quản lý, trung tâm dữ liệu chính thống nào (CIC, PCB).

Anh 4 tiem nang TT TCTD

Quy định về lãi suất cho vay và các loại phí dịch vụ cầm đồ tại một số quốc gia trong khu vực

Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thu hồi nợ còn khá đơn giản, thiếu chế tài đối với các hành vi thu hồi nợ trái pháp luật.

Các công ty tài chính tuân thủ theo quy định tại Thông tư 43/2016 và Thông tư 18/2019 về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính. Quy định thu hồi nợ khá đơn giản (như nhắc nợ tối đa 05 lần/ngày, từ 7h-21h, không được đòi nợ, gửi thông tin cho những người không có nghĩa vụ trả nợ (ví dụ người thân, bạn bè)….

Đối với các kênh cho vay phi chính thức, thì tuân theo các quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015; và các quy định về thu hồi nợ khá đơn giản và hoạt động thu hồi nợ chưa được giám sát chặt chẽ.

Các phương thức thu hồi nợ vay tiêu dùng phổ biến:

Hoạt động thu hồi nợ được thực hiện bởi các nhân viên nội bộ của công ty 2. Hoạt động thu hồi nợ được thực hiện bởi các đơn vị đòi nợ thuê trái phép bên ngoài.

Hoạt động đòi nợ đã bị CẤM kinh doanh theo Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020.

Các doanh nghiệp đòi nợ thuê đã chuyển đổi hình thức hoạt động sang mô hình công ty tư vấn luật, công ty mua bán nợ để núp bóng và cung cấp dịch vụ đòi nợ thuê cho các ngân hàng, công ty tài chính và các đơn vị/cá nhân có nhu cầu 3. Bán danh mục nợ xấu cho các công ty mua bán nợ với mức giá chiết khấu cao. Các công ty mua bán nợ sẽ thực hiện truy đòi và thu hồi nợ từ người vay

Các hành vi truy đòi và thu hồi nợ vay tiêu dùng trái pháp luật phổ biến

Các hành vi truy đòi và thu hồi nợ vay tiêu dùng trái pháp luật như gọi điện thoại chửi bới/đe dọa; gọi điện cho người thân/bạn bè, ghép hình/tung hình lên các mạng xã hội nhằm bôi xấu danh dự; Đặt bình ga/bình xăng/quan tài; Dọa giết, v.v. 2. Cơ chế thu nhập khắc nghiệt của nhân viên thu hồi nợ (i) lương cứng thấp (ii) thu nhập chính từ hoa hồng được chia trên số tiền nợ đòi được. Vô hình chung, điều này đã thúc đẩy nhân viên dùng mọi phương thức/thủ đoạn để đòi nợ, kể cả vi phạm pháp luật.

Anh 5 tiem nang TT TCTD

Quy định về quản lý hoạt động thu hồi nợ của một số nước trong khu vực

Đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện

Lãi suất cho vay tiêu dùng của các kênh tín dụng phi chính thức - Cần ban hành quy định cụ thể về trần lãi suất cho vay và các loại phí dịch vụ kèm theo của loại hình TCTD phi chính thức, chứ không chỉ là trần lãi suất cho vay như quy định hiện tại trong Bộ Luật Dân sự 2015.

Hoạt động thu hồi nợ - Cân nhắc đưa dịch vụ đòi nợ thuê trở lại thành hoạt động kinh doanh có điều kiện, hợp pháp để hỗ trợ cho hoạt động tài chính tiêu dùng, hoạt động mua bán nợ vay tiêu dùng; và có cơ sở để xây dựng khuôn khổ pháp lý kiểm soát chặt chẽ

- Xây dựng khung pháp lý đầy đủ, chi tiết cho hoạt động thu hồi nợ đối với các hoạt động tài chính tiêu dùng chính thức và phi chính thức, cũng như của các công ty mua bán nợ, các công ty dịch vụ đòi nợ thuê (nếu được cho hoạt động trở lại) (đặc biệt là công khai các hình thức đòi nợ hợp pháp, các hành vi đòi nợ bị cấm và chế tài xử phạt nặng nếu vi phạm …).

Hoạt động truyền thông - Đẩy mạnh truyền thông để người dân hiểu và phân biệt được các kênh tín dụng tiêu dùng chính thức (được cung cấp bởi ngân hàng và công ty tài chính được NHNN cấp phép) và các kênh phi chính thức (và cả các hình thức cho vay bất hợp pháp khác) từ đó giúp cho người dân tránh xa các kênh vay mượn có độ rủi ro cao

- Đẩy mạnh giáo dục kiến thức về quản lý tài chính cá nhân cho người dân góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện; giúp họ có thể lập kế hoạch ngân sách và quản lý chi tiêu hiệu quả

- Truyền thông về các sản phẩm tài chính tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ trả nợ của người đi vay, các rủi ro liên quan đến việc không trả nợ đúng hạn, từ đó giúp người dân hình thành thói quen vay và trả nợ vay tiêu dùng văn minh

*Giám đốc Điều hành, Khối Dịch vụ Nghiên cứu Thị Trường và Tư vấn, FiinGroup

  • Cùng chuyên mục
Petrovietnam tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Petrovietnam tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), vừa qua, đồng chí Trần Quang Dũng - Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Trưởng Ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Petrovietnam đã có chương trình làm việc tại TP. Điện Biên Phủ nhằm triển khai các hoạt động truyền thông và an sinh xã hội tại địa phương.

Doanh nghiệp - 09/05/2024 10:49

Toyota đầu tư 13 tỷ USD vào xe điện, AI và chuỗi cung ứng

Toyota đầu tư 13 tỷ USD vào xe điện, AI và chuỗi cung ứng

Chủ tịch Toyota Koji Sato cho biết: "Toyota mong muốn tăng cường nỗ lực sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó có cả xe tự lái. Chúng tôi sẽ hướng tới mở rộng các khoản đầu tư liên quan đến AI".

Công nghệ - 09/05/2024 10:44

'Việt Nam tiến rất nhanh trong thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu'

'Việt Nam tiến rất nhanh trong thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu'

Việt Nam đã thực hiện được những bước tiến đáng kể trong việc thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu và cũng dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong quá trình này, theo ông Jonathan Pemberton, chuyên gia cấp cao của Trung tâm Đầu tư và Thuế Quốc tế (ITIC), cựu chuyên gia cơ quan thuế của Anh và OECD.

Sự kiện - 09/05/2024 10:43

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.

Doanh nghiệp - 09/05/2024 10:09

Nhóm TVS tăng cường hiện diện tại Chứng khoán Vina

Nhóm TVS tăng cường hiện diện tại Chứng khoán Vina

TVS hiện đang sở hữu hơn 99,84% vốn TVAM – đơn vị vừa được Chứng khoán Vina phê duyệt việc mua trái phiếu với giá trị giao dịch tối đa mỗi lần là 55 tỷ đồng.

Tài chính - 09/05/2024 10:00

Condotel ở Việt Nam 'bùng nổ' nhưng hoạt động thiếu hiệu quả

Condotel ở Việt Nam 'bùng nổ' nhưng hoạt động thiếu hiệu quả

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết, giai đoạn 2016-2019, có khoảng 12.000 sản phẩm condotel mở bán mỗi năm. Nguồn cung lớn nhưng nhiều sản phẩm mở bán "chạy đua" cam kết lợi nhuận mà thiếu chỉn chu đã ảnh hưởng lớn đến đến kết quả hoạt động.

Bất động sản - 09/05/2024 09:43

Do đâu dự án điện gió Hòa Thắng 4.700 tỷ đồng bị ‘tắc’?

Do đâu dự án điện gió Hòa Thắng 4.700 tỷ đồng bị ‘tắc’?

Dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 có tổng mức đầu tư 4.700 tỷ đồng. Đến nay đã gần 20 tháng, mặc dù công ty đã hoàn thành 25/25 trụ gió của tổ hợp nhà máy nhưng chưa được nghiệm thu, chưa được cấp giấy phép hoạt động điện lực, gây ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.

Đầu tư - 09/05/2024 09:37

Nhadautu.vn thay giao diện mới

Nhadautu.vn thay giao diện mới

Từ 9h05 ngày 9/5/2024, Tạp chí điện tử Nhà đầu tư thay giao diện mới nhằm phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Sự kiện - 09/05/2024 07:08

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý I và một số dự báo

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý I và một số dự báo

Tăng trưởng GDP quý II/2024 dự báo có thể đạt 5,9-6,3%, giúp GDP nửa đầu năm 2024 tăng 5,8 - 6,2% và cả năm 2024 có thể tăng 6-6,5% (theo kịch bản cơ sở) và khoảng 6,5 - 7% (kịch bản tích cực).

Tài chính - 09/05/2024 07:00

Thanh toán tiền điện qua app, tiện lợi với người dùng

Thanh toán tiền điện qua app, tiện lợi với người dùng

Để có thể nhận được thông báo tiền điện tự động từ Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI), khách hàng tại Hà Nội có thể linh hoạt sử dụng các ứng dụng chăm sóc khách hàng của ngành điện Thủ đô như App, Website, Email EVNHANOI…

Doanh nghiệp - 09/05/2024 07:00

Sản lượng điện của EVNGENCO1 đạt vượt 111,4% kế hoạch tháng 4

Sản lượng điện của EVNGENCO1 đạt vượt 111,4% kế hoạch tháng 4

Theo đó, sản lượng điện của Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) sản xuất với 3,29 tỷ kWh, đạt 111,4% kế hoạch. Đồng thời, Tổng công ty cùng các đơn vị đã nỗ lực phối hợp với địa phương để cung cấp nước tiết kiệm, hiệu quả, làm cơ sở cấp đủ nước phục vụ nhu cầu của hạ du đến hết mùa cạn.

Doanh nghiệp - 09/05/2024 07:00

Aramco, công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới đang giúp Ả Rập Saudi thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu

Aramco, công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới đang giúp Ả Rập Saudi thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu

Thành phố Cannes ở miền Nam nước Pháp nổi tiếng từ lâu với liên hoan phim hào nhoáng, nơi các ngôi sao điện ảnh thế giới sải bước trên thảm đỏ vào mỗi mùa xuân. Nhưng vào tháng 3 vừa qua, một nhóm diễn viên hạng A khác đã đến thảm đỏ, lần này không phải đến từ Hollywood mà từ Ả Rập Saudi.

Thị trường - 09/05/2024 07:00

Khởi động ngày hè sống 'chất' cùng thẻ tín dụng LPBank JCB Ultimate

Khởi động ngày hè sống 'chất' cùng thẻ tín dụng LPBank JCB Ultimate

Từ ngày 2/5/2024 đến ngày 30/7/2024, LPBank triển khai chương trình ưu đãi "Mở thẻ sang – Hoàn tiền cực chất" dành cho chủ thẻ tín dụng LPBank JCB Ultimate.

Doanh nghiệp - 09/05/2024 07:00

'Lớn' như Vàng Bảo Tín

'Lớn' như Vàng Bảo Tín

Trải qua hơn 3 thập niên hình thành và phát triển, nhóm Vàng Bảo Tín đã trở thành thương hiệu danh tiếng với người dân ở Thủ đô Hà Nội nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung.

Tài chính - 09/05/2024 07:00

Top 10 người giàu nhất châu Á

Top 10 người giàu nhất châu Á

Bối cảnh giàu có năng động ở châu Á đã liên tục thu hút sự chú ý của toàn cầu, với một loạt cá nhân ấn tượng ghi dấu ấn trong danh sách tỷ phú theo thời gian thực của Forbes. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc ai đứng đầu danh sách những người giàu nhất châu Á tới giờ không?

Phong cách - 09/05/2024 07:00

Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam cấp trái phép 56.200 chứng chỉ  IELTS

Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam cấp trái phép 56.200 chứng chỉ IELTS

56.200 chứng chỉ IELTS của IDP được cấp vào năm 2022 là sai quy định, có thể khiến hàng chục nghìn học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng vì chứng chỉ không được chấp nhận ở các trường Đại học.

Pháp luật - 09/05/2024 06:30