'Cần có một đạo luật riêng về tài chính tiêu dùng'

Nhàđầutư
Tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam" nhằm mục đích đánh giá đúng thực trạng và tìm kiếm các giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng, đồng thời cung cấp thông tin, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp.
NHÓM PHÓNG VIÊN
25, Tháng 04, 2023 | 08:30

Nhàđầutư
Tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam" nhằm mục đích đánh giá đúng thực trạng và tìm kiếm các giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng, đồng thời cung cấp thông tin, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp.

343056462_994773874839092_1693689373156241433_n

Tọa đàm có sự tham dự của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia và luật sư. Ảnh: Trọng Hiếu.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn cho biết: "Thị trường tài chính tiêu dùng có vai trò và tiềm năng to lớn đối với nền kinh tế".

Những năm gần đây, bên cạnh dịch vụ cầm đồ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nhiều công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng cho hàng triệu khách hàng trên cả nước (đa phần là sinh viên và người lao động).  

Tuy nhiên, song hành với sự tăng trưởng "nóng", thị trường này cũng đang bộc lộ nhiều vấn đề bất ổn.

Nhiều doanh nghiệp không được cấp phép, nhưng vẫn tiến hành hoạt động cho vay; không ít doanh nghiệp tự áp đặt lãi suất và phí vay cao trái quy định.

Đặc biệt, tình trạng đòi nợ thuê núp bóng công ty luật, công ty mua bán nợ với các hình thức "khủng bố" người vay và người thân của người vay tiền, cưỡng đoạt tài sản, gây bức xúc, hoang mang trong nhân dân, tác động lớn đến trật tự, an toàn xã hội.

341509597_589743146550527_8313258444552056617_n

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn. Ảnh: Trọng Hiếu.

Trước thực trạng này, từ cuối năm 2022 đến nay, Bộ Công an và Công an các địa phương đã tiến hành điều tra nhiều tổ chức có liên quan đến hoạt động cho vay tài chính, cho vay cầm đồ về các dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Sự vào cuộc của cơ quan bảo vệ pháp luật đã và đang góp phần ổn định thị trường, lập lại an ninh trật tự tại các địa phương.

Ở một khía cạnh khác, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng cũng đang gặp nhiều vướng mắc, do quy định pháp luật còn nhiều bất cập, đặc biệt là các quy định về "trần" lãi suất và thu hồi nợ. 

Cụ thể, Bộ luật Dân sự quy định lãi suất cho vay không quá 20%/năm, nhưng không quy định về các loại phí, cũng như các vấn đề về thu hồi nợ, thu hồi tài sản...

Luật Đầu tư năm 2020 cấm dịch vụ đòi nợ thuê, trong khi cơ chế khởi kiện đòi nợ hiện khó thực thi vì thủ tục phức tạp, kéo dài, trong khi giá trị mỗi khoản vay không lớn…

Nhằm đánh giá đúng thực trạng và tìm kiếm các giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng, đồng thời cung cấp thông tin, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận xã hội về hoạt động tài chính tiêu dùng, Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chức tọa đàm: "Thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam".

Tọa đàm có sự tham dự của các đại biểu Quốc hội, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế - pháp luật.

Theo ông Lê Quốc Ninh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng, Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit), với dân số 100 triệu người, độ tuổi trung bình trẻ (33,7 tuổi), Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có ngành tài chính tiêu dùng giàu tiềm năng.

342995899_182777554648023_6756160295847590985_n

Ông Lê Quốc Ninh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng, Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit). Ảnh: Trọng Hiếu.

Cùng với sự phục hồi và phát triển kinh tế thì mức tiêu dùng cũng như nhu cầu về tài chính tiêu dùng phục vụ đời sống của người dân ngày càng tăng.

Tín dụng tiêu dùng và vai trò của các công ty tài chính

Để phục vụ và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của đại bộ phận dân cư trong xã hội Ngành ngân hàng không chỉ triển khai các giải pháp hỗ trợ thúc đấy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát mà còn  tổ chức thực hiện quyết định 149 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược tài chính toàn diện quốc gia với nhiều giải pháp tích cực nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn tài chính phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nhất là các đối tượng dưới chuẩn, không có khả năng tiếp cận các NHTM từ các tổ chức tài chính vi mô, hệ thống các quỹ tín dụng và các công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép.

Hoạt động tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính thời gian qua đã góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường, đặc biệt là cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính nhằm cung ứng vốn cho nhóm phân khúc khách hàng dưới chuẩn (thường khó tiếp cận tín dụng ngân hàng) giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Trên thực tế hiện nay tham gia cho vay phục vụ tiêu dùng và phục vụ đời sống ngoài các NHTM công ty cho thuê tài chính, NHCSXH... còn có các quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và các công ty tài chính tiêu dùng được NHNN cấp phép.

Các tổ chức này phải tuân thủ và đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định và chịu sự kiểm tra giám sát của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, NHNN và các chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố có địa bàn hoạt động (gọi là nhóm 1).

Ngoài ra, còn có các công ty fintech, các công ty cho vay cầm đồ, các công ty lấy tên là công ty tài chính… cũng tham gia cho vay tiêu dùng song hoạt động theo Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp mà không được NHNN cấp phép, không chịu sự chi phối bởi Luật Các tổ chức tín dụng và không phải tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN, tuy nhiên chịu sự kiểm tra giám sát về an ninh trật tự an toàn xã hội của chính quyền địa phương và công an sở tại (gọi là nhóm 2).

Thực tế nói trên cho thấy nhu cầu vay tiêu dùng cần thiết cấp bách của người dân, đặc biệt là những người yếu thế khó có thể tiếp cận vốn từ các NHTM là rất lớn.

Đến nay, mới có 16 công ty tài chính (CTTC) được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cho vay tiêu dùng cho đối tượng chủ yếu là những người yếu thế, thu nhập không ổn định, khó tiếp cận được vốn vay từ các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt.

Mặc dù hạn chế về mạng lưới và quy mô nguồn vốn song các công ty tài chính tiêu dùng được NHNN cấp phép đã không ngừng nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, mở rộng mạng lưới tại các Khu chế suất - Khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa… nhằm đáp ứng vốn cho người yếu thế được kịp thời đảm bảo nhu cầu thiết yếu.

Kết quả, đến ngày 31/12/2022 tổng dư nợ 16 công ty tài chính do nhnn cấp phép đạt trên 220 nghìn tỷ, chiếm tỷ lệ 1,87 % so tổng dư nợ toàn nền kinh tế và 8,5% dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống. Mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dư nợ nền kinh tế và dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống song đã hỗ trợ được khoảng 30 triệu người tiếp cận được vốn vay với dư nợ bình quân khoảng 35-50 triệu đồng/người.

Có thể thấy, hoạt động tín dụng tiêu dùng nói chung và hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng chính thống nói riêng đã có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống, qua đó thực hiện chiến lược tài chính toàn diện.

Khó khăn, thách thức của các công ty tài chính tiêu dùng

341541258_250946804009210_6302742577176797230_n

Đại diện nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia tham dự tọa đàm. Ảnh: Trọng Hiếu.

Bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động của các công ty tài chính (CTTC) tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép gặp nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể như sau:

Về hoạt động cho vay, các CTTC tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép được quản lý chặt chẽ vì được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật chung như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, đồng thời cũng phải tuân thủ Luật Các tổ chức tín dụng, các giới hạn đảm bảo an toàn hoạt động và các quy định khác của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, nhiều công ty thuộc nhóm 2 không phải do Ngân hàng Nhà nước cấp phép đã lợi dụng tên CTTC mở rộng mạng lưới vào các địa bàn khó khăn tiếp cận người dân cho vay vốn lãi suất rất cao dưới nhiều hình thức, như: Cho vay nhanh, cho vay tiền mặt vào bất cứ thời điểm nào, chào lãi suất vay rất hấp dẫn nhưng cài cắm các chi phí khác rất cao…

Không những thế khi đòi nợ đã dùng mọi hành vi thủ đoạn manh động để ép người dân trả tiền. Hiện tượng này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của các công ty tài chính, dẫn đến hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn.

Về hoạt động huy động vốn, so với ngân hàng, CTTC tiêu dùng bị hạn chế rất nhiều nghiệp vụ (nhận tiền gửi cá nhân, làm dịch vụ thanh toán…). CTTC chỉ được phép huy động từ tiền gửi  trên 12 tháng của doanh nghiệp trong khi các doanh nghiệp thường có xu hướng gửi tiền ở các ngân hàng để hưởng thêm các dịch vụ tài chính đi kèm. Vì vậy, để thu hút được tiền gửi của doanh nghiệp, các CTTC phải huy động với lãi suất cao, từ đó ảnh hưởng đến  lãi xuất cho vay mà người vay phải chịu .

Về hoạt động thu nợ, việc đòi nợ sai luật là hành vi cần lên án, công ty cho vay tiêu dùng nào vi phạm cần xử lý nghiêm, thậm chí rút giấy phép để tạo sự công bằng, minh bạch cho thị trường.

Vừa qua, lực lượng công an đã vào cuộc rất tích cực, góp phần trấn áp tội phạm tín dụng đen, xử lý nghiêm các đối tượng đòi nợ thuê.

Tuy nhiên, cùng với việc gần đây xảy ra tình trạng các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, một số trụ sở, chi nhánh, văn phòng mở rộng của các công ty tài chính do nhnn cấp phép, được báo chí đưa tin dày đặc  đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh uy tín và dẫn đến hoạt động thu hồi nợ đang bị đình trệ,  nợ xấu tăng cao một số khách hàng cố tình vin vào những tin tức này để tẩy chay, cho rằng hoạt động thu hồi nợ của các CTTC tiêu dùng này là phạm pháp, chây ỳ việc trả nợ và có hành vi thách thức lại cán bộ thu hồi nợ khi bị nhắc nợ nhiều lần.

Tỷ lệ khách vay "không trả nợ" ngày càng cao; trong khi đó, chế tài với khách hàng này chưa có và việc khởi kiện lại khó thực hiện với các khoản nợ giá trị thấp.

toa-dam

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Trọng Hiếu.

Thêm vào đó, gần đây xảy ra hiện tượng "rủ nhau" bùng nợ từ một bộ phận khách hàng sau những thông tin cơ quan điều tra khởi tố một số đối tượng đòi nợ "khủng bố", đòi nợ phản cảm nở rộ, gây những tác động xấu tới thị trường, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thu nợ của các CTTC (đến 31/12/2022, nợ xấu của các CTTC được Ngân hàng Nhà nước cấp phép tăng 23,09% so với thời điểm 31/12/2021 và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới).

Bên cạnh đó, nhân viên thu hồi nợ của công ty bị ảnh hưởng tâm lý về việc bị đe dọa ngược từ khách hàng, hoang mang, lo lắng vì nhiều thông tin trái chiều (bắt bớ, điều tra,… từ kiểm tra của cơ quan  chức năng ).

Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc cao, tuyển dụng nhân sự khó khăn hơn trước, do nhiều nguyên nhân như định kiến xã hội về công việc, rủi ro tính mạng khi tác nghiệp, tác động của gia đình...

Việc khách hàng chậm trả nợ khiến cho các CTTC tiêu dùng phải tăng chi phí cho hoạt động nhắc nợ, đòi nợ bao gồm vận hành, nhân lực và chi phí pháp lý.

Ngoài ra, theo quy định của cơ quan quản lý, các tổ chức cho vay bắt buộc phải trích lập dự phòng theo tình hình nợ xấu thực tế, làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh doanh. Hậu quả là lãi suất cho vay bắt buộc phải được điều chỉnh tăng, tác động trực tiếp đến người đi vay.

Do ảnh hưởng về hình ảnh và uy tín khi các công ty tài chính  được NHNN cấp phép đang bị đánh đồng và đối xử như các công ty thuộc nhóm 2 nêu trên dẫn tới nhiều dến nhiều doanh nghiệp đang gửi tiền tại công ty tài chính rút tiền đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn cho vay của các công ty tài chính.

Với các khó khăn, vướng mắc nêu trên, đến hết quý I/2023, tốc độ tăng trưởng dư nợ so với tháng 12/2022 bị giảm (-3,8%), nợ xấu tăng cao và có nguy cơ ngày càng tăng.

Thay mặt Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng, ông Lê Quốc Ninh đưa ra các kiến nghị và đề xuất sau:

Thứ nhất, đối với Chính phủ:

Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, trong đó, đưa công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng.

Chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp để thực hiện tốt các chính sách về tài chính toàn diện, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển tín dụng tiêu dùng, phối hợp để thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất cho nông dân, công nhân và người dân lao động có thu nhập thấp; tiếp tục siết chặt, kiểm tra và xử lý các doanh nghiệp có hoạt động cho vay, thu hồi nợ không đúng quy định pháp luật.

Thứ hai, đối với Ngân hàng Nhà nước:

Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng chính sách, cơ chế quản lý riêng theo đặc thù ngành đối với mảng tài chính tiêu dùng. Tạo điều kiện cho công ty tài chính có môi trường hoạt động thông thoáng, an toàn và tuân thủ để có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

341522465_658249496113460_6240373699443247827_n

Một số luật sư danh tiếng cũng có mặt tại cuộc tọa đàm. Ảnh: Trọng Hiếu.

Nghiên cứu xây dựng, ban hành quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người đi vay đối với tổ chức tín dụng; các chế tài xử phạt với người đi vay cố tình chây ỳ trả nợ.

Đẩy mạnh truyền thông danh sách các CTTC được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động và quản lý, để khách hàng hiểu được và không “đánh đồng” CTTC với các công ty cho vay tiền qua app (ứng dụng trên Internet), tín dụng đen; truyền thông rộng rãi, chính thống tới người dân về nghĩa vụ trả nợ, những rủi ro khi vay không trả đúng hạn.

Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của các công ty tài chính, nhất là việc thu hồi nợ, bán nợ, thuê tư vấn dịch vụ pháp lý... nhằm uốn nắn kịp thời, đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan công an lập đoàn kiểm tra liên ngành đối với những công ty biểu hiện vi phạm.

Thứ ba, đối với Bộ Công an:

Điều tra, xử lý nghiêm minh đối tượng “tín dụng đen” bất hợp pháp, các tổ chức đòi nợ thuê “tín dụng đen”; phối hợp chính quyền địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về phương thức, hậu quả của “tín dụng đen” để người dân hiểu, cảnh giác và không tham gia.

Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương siết chặt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen.

Triển khai các hoạt động kiểm tra, khám xét (nếu có) theo đúng trình tự của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các Công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Thông tin đến người dân về tính chất của các cuộc kiểm tra hành chính, tránh gây hoang mang cho người dân và ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động tại chính các CTTC hoạt động tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Xem xét tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp việc thẩm định, xác minh thông tin khách hàng trong quá trình xét cấp tín dụng được đầy đủ, chính xác và kịp thời, tiết kiệm nguồn lực cho các TCTD cũng như cả xã hội.

Thứ , đối với Bộ Thông tin và Truyền thông:

Khuyến khích các cơ quan báo chí định hướng dư luận, có nhiều bài viết tuyên truyền, phổ biến để người dân yên tâm, tiếp cận tài chính tiêu dùng từ các nguồn tín dụng tiêu dùng chính thức, qua đó phòng tránh được nạn tín dụng đen.

Thứ năm, đối với UBND các tỉnh, thành phố:

Tuyên truyền để người dân trên địa bàn hiểu rõ vai trò của các CTTC tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép và nâng cao ý thức trả nợ của người vay.

Hỗ trợ các CTTC trong công tác thu hồi nợ, từ đó giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó phát huy tốt hơn nữa trong việc cung cấp tín dụng tiêu dùng cho người dân, đặc biệt là người yếu thế trong xã hội.

Thứ sáu, đối với các CTTC tiêu dùng:

Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu hồi nợ, rà soát, đánh giá và cải thiện bộ máy quản trị rủi ro, quản lý chặt chẽ chất lượng nhân viên thu hồi nợ, đảm bảo nhân viên nắm rõ và tuân thủ quy định của công ty và pháp luật về công tác thu hồi nợ, tránh để xảy ra những hiểu lầm, đánh đồng về hoạt động của CTTC với các tổ chức cho vay phi pháp, từ đó xây dựng lòng tin và ý thức trách nhiệm từ phía khách hàng.

Tham gia đẩy mạnh giáo dục tài chính cho người tiêu dùng và thực hiện tốt hơn việc minh bạch thông tin cho khách hàng. Các nhân viên tín dụng cần thông tin đầy đủ, chính xác về hợp đồng tín dụng, tuân thủ quy định nhắc nợ, thu hồi nợ.

Chú trọng đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền cho người dân về hoạt động tín dụng tiêu dùng nói chung và các sản phẩm tín dụng của CTTC nói riêng. Thông qua đó, giúp cho người dân có hiểu biết và lựa chọn đúng đắn, tiếp cận các sản phẩm tài chính an toàn, hiệu quả và lành mạnh.

Cập nhật và cảnh báo các thủ đoạn, các chiêu trò, các hình thức đòi nợ kiểu xã hội đen của các tổ chức, công ty tài chính phi chính thức để người dân cảnh giác và tránh hiểu nhầm với các công ty tài chính chính thức.

Tổng quan thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam

Ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc điều hành, Khối dịch vụ nghiên cứu và Tư vấn FiinGroup nhấn mạnh: Thị trường tài chính tiêu dùng (TCTD) bao gồm cả kênh tín dụng chính thức và phi chính thức.

341508590_573985147882326_550106281282184083_n

Ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc điều hành Khối dịch vụ nghiên cứu và Tư vấn FiinGroup. Ảnh Trọng Hiếu

Trong đó, tài chính tiêu dùng chính thức là các tổ chức tín dụng được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước và hoạt động theo Luật Các Tổ chức tín dụng, gồm: Ngân hàng thương mại (NHTM) và Công ty tài chính (CTTC).

Tài chính tiêu dùng phi chính thức  (tuân theo các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015) gồm: Dịch vụ cầm đồ, P2P, các apps cho vay trực tuyến, BNPL – gồm: Các chuỗi cửa hàng cầm đồ và các tiệm cầm đồ nhỏ lẻ, Các công ty cho vay ngang hàng (P2P lenders), Các công ty cho vay trong ngày, các apps cho vay (Payday lenders) và Các công ty Fintech cung cấp dịch vụ mua trước trả sau (Buy Now Pay Later - BNPL)

Các hình thức khác gồm: Các hình thức cho vay theo nhóm tại các địa phương (“Họ, hụi, biêu, phường”, được gọi chung là Họ); Vay từ người thân, bạn bè; và Các hình thức vay “nóng”, cho vay nặng lãi giữa các cá nhân.

Cho vay ngang hàng – P2P Lending: Kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (bao gồm: các tổ chức tài chính hoặc các nhà đầu tư khác) Các bên cung cấp dịch vụ là các công ty Fintech

Cho vay theo ngày - Payday Lending: Cung cấp khoản vay ngắn hạn, giải ngân trong ngày cho người đi vay với mức lãi suất rất cao. Các bên cung cấp dịch vụ là các công ty Fintech, các apps cho vay …

Chuỗi cửa hàng cầm đồ: Được cấp phép cung cấp các khoản vay cầm cố, có tài sản đảm bảo như F88, T99, Tima, Vietmoney, HappyMoney…

Dịch vụ mua trước trả sau (BNPL): Cho phép người tiêu dùng mua sản phẩm trước, sau đó thanh toán hóa đơn thành nhiều khoản nhỏ. Các bên cung cấp dịch vụ là các công ty Fintech, ví điện tử, nhà bán lẻ, nền tảng thương mại điện tử liên kết với các tổ chức tín dụng như NHTM, CTTC.

Các chuỗi cửa hàng cầm đồ phát triển nhanh chóng với mạng lưới rộng khắp tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước

Mô hình kinh doanh của các chuỗi cầm đồ: Hình thức pháp lý là hoạt động theo Giấy Đăng Ký Kinh doanh được cấp bởi Sở Kế hoạch Đầu tư các tỉnh, thành phố và tuân theo các quy định về nghành nghề kinh doanh có điều kiện (Nghị định 96/2016)

Sản phẩm chính là Khoản vay có tài sản đảm bảo gồm: Cho vay thế chấp bằng giấy đăng ký (cà vẹt) xe máy và xe ô tô; và các khoản vay bảo đảm khác với tài sản thế chấp là xe máy, ô tô hoặc các vật dụng cá nhân khác như điện thoại, máy tính, máy tính bảng, máy ảnh, đồ điện máy, đồ trang sức…)

Ngoài ra, còn có Bancassurance (phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ) và Dịch vụ thanh toán hộ (tiền điện, nước, truyền hình), nạp tiền (thẻ game, thẻ điện thoại) (top up).

Khách hàng mục tiêu: Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay các món vay nhỏ, thời gian vay ngắn, giải ngân nhanh, không đủ điều kiện để vay vốn tại các TCTD chính thức (NHTM, CTTC)

Nguồn thu nhập: thu nhập lãi và phí dịch vụ kèm theo khoản vay, thu nhập từ thanh lý tài sản cầm cố, thu nhập phí từ các dịch vụ cung cấp cho bên thứ 3 (như bancassurance, thanh toán, nạp tiền).

Mạng lưới: Chủ yếu dựa vào mạng lưới các cửa hàng trên toàn quốc.

dai-bieu

 

Các thách thức đối với ngành Tài chính tiêu dùng tại Việt Nam

Thiếu cơ chế kiểm soát trần lãi suất cho vay và các loại phí kèm theo đối với các hình thức tài chính tiêu dùng phi chính thức.

Đối với cơ chế kiểm soát lãi suất cho vay. Theo đó, đối với các tổ chức TCTD chính thức (Ngân hàng, Công ty tài chính), NHNN có cơ chế kiểm soát lãi suất cho vay tiêu dùng; Luật Các tổ chức tín dụng không quy định trần lãi suất cho vay; Lãi suất được xác định dựa trên thỏa thuận với khách hàng nhưng cần thông báo với NHNN về khung lãi suất cho vay và áp dụng thống nhất toàn hệ thống; Không thu thêm bất kỳ khoản phí nào khác; và được NHNN định hướng kiểm soát mức suất cho vay để hỗ trợ khách hàng trong phân khúc thu nhập thấp.

Đối với các  tổ chức TCTD phi chính thức (Các công ty dịch vụ cầm đồ, P2P, Payday lenders…) thì chỉ kiểm soát trần lãi suất cho vay tối đa 20%, không hạn chế về các phí dịch vụ

Trần lãi suất cho vay (20%/năm ~ 1,3%/tháng) + Các phí dịch vụ khác (Phí thẩm định ~ 1,4%/tháng, phí quản lý tài sản đảm bảo ~ 3-5%/tháng, phí khởi tạo khoản vay…) => Lãi suất thực tế phải trả (lên tới vài chục % tới vài trăm %/năm).

Đối với các CTTC, họ gặp rủi ro nguy cơ sụt giảm biên lãi ròng (NIM) do chi phí huy động vốn tăng cao. Cụ thể, chi phí huy động vốn tăng cao do tình hình thanh khoản thắt chặt trên các thị trường tài chính (thị trường ngân hàng, thị trường trái phiếu, trị trường cổ phiếu …). Bên cạnh đó, các CTTC khó nâng lãi suất cho vay tương ứng do định hướng kiểm soát lãi suất cho vay của NHNN dẫn đến NIM giảm.

Ngoài ra, đó còn là rủi ro tín dụng tăng cao đối với CTTC khi cùng khai thác phân khúc 2 khách hàng với các kênh cho vay phi chính thức. Cụ thể, các CTTC đang bị đánh đồng với các bên cho vay nặng lãi, rủi ro vỡ nợ chéo (cross default) đối với các CTTC do: Khi có khoản vay tại nhiều bên, khách hàng có xu hướng ưu tiên trả nợ tại các bên phi chính thức do lo ngại về các biện pháp thu hồi nợ cực đoan; và Chất lượng tín dụng của các KH vay phi chính thức chưa được theo dõi tại bất cứ cơ quan quản lý, trung tâm dữ liệu chính thống nào (CIC, PCB).

Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thu hồi nợ còn khá đơn giản, thiếu chế tài đối với các hành vi thu hồi nợ trái pháp luật.

Các công ty tài chính tuân thủ theo quy định tại Thông tư 43/2016 và Thông tư 18/2019 về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính. Quy định thu hồi nợ khá đơn giản (như nhắc nợ tối đa 05 lần/ngày, từ 7h-21h, không được đòi nợ, gửi thông tin cho những người không có nghĩa vụ trả nợ (ví dụ người thân, bạn bè)….

Đối với các kênh cho vay phi chính thức, thì tuân theo các quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015; và các quy định về thu hồi nợ khá đơn giản và hoạt động thu hồi nợ chưa được giám sát chặt chẽ.

Các phương thức thu hồi nợ vay tiêu dùng phổ biến:

Hoạt động thu hồi nợ được thực hiện bởi các nhân viên nội bộ của công ty 2. Hoạt động thu hồi nợ được thực hiện bởi các đơn vị đòi nợ thuê trái phép bên ngoài.

Hoạt động đòi nợ đã bị CẤM kinh doanh theo Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020.

Các doanh nghiệp đòi nợ thuê đã chuyển đổi hình thức hoạt động sang mô hình công ty tư vấn luật, công ty mua bán nợ để núp bóng và cung cấp dịch vụ đòi nợ thuê cho các ngân hàng, công ty tài chính và các đơn vị/cá nhân có nhu cầu 3. Bán danh mục nợ xấu cho các công ty mua bán nợ với mức giá chiết khấu cao. Các công ty mua bán nợ sẽ thực hiện truy đòi và thu hồi nợ từ người vay

Các hành vi truy đòi và thu hồi nợ vay tiêu dùng trái pháp luật phổ biến

Các hành vi truy đòi và thu hồi nợ vay tiêu dùng trái pháp luật như gọi điện thoại chửi bới/đe dọa; gọi điện cho người thân/bạn bè, ghép hình/tung hình lên các mạng xã hội nhằm bôi xấu danh dự; Đặt bình ga/bình xăng/quan tài; Dọa giết, v.v. 2. Cơ chế thu nhập khắc nghiệt của nhân viên thu hồi nợ (i) lương cứng thấp (ii) thu nhập chính từ hoa hồng được chia trên số tiền nợ đòi được. Vô hình chung, điều này đã thúc đẩy nhân viên dùng mọi phương thức/thủ đoạn để đòi nợ, kể cả vi phạm pháp luật.

Đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện

Lãi suất cho vay tiêu dùng của các kênh tín dụng phi chính thức - Cần ban hành quy định cụ thể về trần lãi suất cho vay và các loại phí dịch vụ kèm theo của loại hình TCTD phi chính thức, chứ không chỉ là trần lãi suất cho vay như quy định hiện tại trong Bộ Luật Dân sự 2015.

Hoạt động thu hồi nợ - Cân nhắc đưa dịch vụ đòi nợ thuê trở lại thành hoạt động kinh doanh có điều kiện, hợp pháp để hỗ trợ cho hoạt động tài chính tiêu dùng, hoạt động mua bán nợ vay tiêu dùng; và có cơ sở để xây dựng khuôn khổ pháp lý kiểm soát chặt chẽ

- Xây dựng khung pháp lý đầy đủ, chi tiết cho hoạt động thu hồi nợ đối với các hoạt động tài chính tiêu dùng chính thức và phi chính thức, cũng như của các công ty mua bán nợ, các công ty dịch vụ đòi nợ thuê (nếu được cho hoạt động trở lại) (đặc biệt là công khai các hình thức đòi nợ hợp pháp, các hành vi đòi nợ bị cấm và chế tài xử phạt nặng nếu vi phạm …).

Hoạt động truyền thông - Đẩy mạnh truyền thông để người dân hiểu và phân biệt được các kênh tín dụng tiêu dùng chính thức (được cung cấp bởi ngân hàng và công ty tài chính được NHNN cấp phép) và các kênh phi chính thức (và cả các hình thức cho vay bất hợp pháp khác) từ đó giúp cho người dân tránh xa các kênh vay mượn có độ rủi ro cao

- Đẩy mạnh giáo dục kiến thức về quản lý tài chính cá nhân cho người dân góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện; giúp họ có thể lập kế hoạch ngân sách và quản lý chi tiêu hiệu quả

- Truyền thông về các sản phẩm tài chính tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ trả nợ của người đi vay, các rủi ro liên quan đến việc không trả nợ đúng hạn, từ đó giúp người dân hình thành thói quen vay và trả nợ vay tiêu dùng văn minh.

thao-luan

TS. Nguyễn Anh Tuấn điều phối phiên thảo luận. Ảnh: Trọng Hiếu.

PHIÊN THẢO LUẬN

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn: Xin cảm ơn 2 diễn giả đã trình bày 2 tham luận được chuẩn bị rất công phu, đánh giá đầy đủ những thực trạng, thách thức của thị trường tài chính tiêu dùng và đưa ra những khuyến nghị giải pháp.

Trong tham luận thứ nhất, diễn ra đã đưa ra cho chúng ta góc nhìn về 16 công ty tài chính tiêu dùng đang hoạt động được NHNN cấp phép; tham luận 2 đưa ra bức tranh khá toàn diện về thị trường tài chính tiêu dùng cả bên cho vay và bên vay.

Phiên tiếp theo chúng ta sẽ bước sang phiên thảo luận để các đại biểu cùng tham dự, làm rõ những quan điểm còn có ý kiến khác nhau.

Ý kiến đầu tiên xin được mời ông Nguyễn Đình Đức, Ông Nguyễn Đình Đức, Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH HD SAISON.

Ông có đồng tình với những đánh giá về nhu cầu thị trường, về những thuận lợi thách thức mà 2 diễn ra vừa đưa ra, và đặc biệt có khuyến nghị gì thêm để lành mạnh hóa thị trường?

Cần hành lang pháp lý nhằm nâng cao trách nhiệm của người đi vay

Ông Nguyễn Đình Đức: Vai trò của tài chính tiêu dùng là cho vay các khoản rất nhỏ, với quy trình và công nghệ cho vay các khoản vay từ 2-200 triệu đồng/khoản vay là cùng 1 quy trình nên chi phí cho vay của một khoản vay rất lớn. Chi phí đều phải báo cáo trong hoạt động, hạch toán rõ ràng. Đặc thù là khoản vay nhỏ, với vai trò tài chính tiêu dùng đẩy lùi tín dụng đen.

Empty

Ông Nguyễn Đình Đức, Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH HD SAISON. Ảnh: Trọng Hiếu.

Trong cuộc làm việc mới đây, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo làm sao phát triển tài chính tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen, giao Liên đoàn lao động Việt Nam thúc đẩy cho vay tài chính tiêu dùng của công nhân.

Nghiên cứu cho thấy, lợi thế của tín dụng đen là cho vay nhanh, đại diện hiện diện ở các khu công nghiệp, đi sâu vào công nhân, cho vay những khoản vay nhỏ.

Đời sống công nhân khó khăn, có nhu cầu vay tiền con ốm, phí điện, nước khi chưa có lương... họ chỉ có con đường duy nhất là tín dụng đen khi khoản vay chỉ 2-3 triệu đồng, rất khó tìm tới tổ chức chính thống.

Đó là lý do tại sao kể cả lãi suất cao (có khi lên tới vài trăm %) thì tín dụng đen vẫn phát triển.

Theo đó, chúng tôi đã thiết kế gói vay cho riêng công nhân với lãi suất chỉ bằng 50% so với công ty tiêu dùng, nhằm cạnh tranh với tín dụng đen về cách thức cho vay, lãi suất.

Đó cũng là cách ngăn chặn công nhân tiếp xúc với tín dụng đen, giải quyết vấn nạn trong xã hội.

Tín dụng đen cũng là nguyên nhân dẫn tới đòi nợ thuê, đe doạ cả cán bộ công đoàn, chủ nhà máy. Có thể nói tài chính tiêu dùng rất quan trọng trong đời sống với người yếu thế.

Thúc đẩy tài chính tiêu dùng là định hướng đúng đắn của Chính phủ, NHNN để đẩy lùi tín dụng đen.

Vấn đề thứ 2 là bàn tới vai trò, phương pháp thu nợ. Thu nợ có hành vi trái pháp luật bị cả xã hội lên án và chúng tôi cũng nhất trí phải có giải pháp để ngăn chặn thu nợ trái pháp luật.

Nhưng cũng phải thấy rằng sự cần thiết phải có hành lang pháp lý với người đi vay.

Chúng ta thường đề cập tới vai trò, trách nhiệm người cho vay.

Người đi vay cũng phải có hành lang pháp lý, ngoài CIC, thay vì cố tình chây ỳ chỉ có thể khởi kiện, thì nên có các có chế tài khác như không được đi du lịch, có thông tin CIC tích hợp với chứng minh thư hay thẻ căn cước để giảm điểm uy tín của công dân với hành vi vay mà không trả nợ.

Đây cũng là giải pháp để hạn chế hành vi thu nợ trái pháp luật, để người đi vay phải có trách nhiệm với khoản nợ của mình. Phải có chế tài xử lý trên uy tín, công cụ phải từ hành lang pháp lý nhất định.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến ông Nguyễn Đình Đức, ông đã cung cấp thêm góc nhìn về nhu cầu vay tiêu dùng của công nhân và đề cập đến biện pháp thu hồi nợ theo biện pháp khởi kiện ra tòa.

Để tiếp mạch này, tôi xin được mời ý kiến của luật sư Phạm Văn Phất, Trưởng văn phòng Luật An Phát Phạm, xin ông bình luận xem hình thức khởi kiện ra tòa này có khả thi với bên cho vay hay không?

Luật sư Phạm Văn Phất: Chúng tôi thống kê tập hợp những vấn đề khó khăn, vướng mắc từ việc thu hồi khoản nợ lớn. Khoản nợ nhỏ thì khó khăn hơn.

341528297_757401616051437_3367889507781852766_n

Luật sư Phạm Văn Phất, Trưởng văn phòng Luật An Phát Phạm. Ảnh: Trọng Hiếu.

Tại sao không có khoản nợ nhỏ đưa ra tòa, thậm chí còn bị kì thị, hắt hủi? Điều này bắt nguồn từ việc nộp đơn để Tòa án thụ lý có nhiều khó khăn.

Về nguyên tắc, thì Tòa phải thụ lý, nhưng Tòa lại tự định ra một ngày nhất định để nhận đơn. Chúng tôi từng đi khiếu nại nhiều nhưng tỷ lệ được trả lời, trả lời đúng là vô cùng nhỏ. Thời gian xét xử kéo dài với muôn hình vạn trạng lý do khách nhau. Phần lớn các lý do là không có căn cứ pháp luật.

Tình trạng đó phát sinh từ người có quyền không trả lời khiếu nại. Người vi phạm do đó không có gì phải sợ. Qua đó, động cơ vi phạm cho người vi phạm càng tăng lên. Thời gian kéo dài rất đáng kể.

Luật dân sự thời hạn kéo dài là 4 tháng, phức tạp thì kéo dài thêm 2 tháng nữa. Nhưng trên thực tế là có thể kéo dài hàng năm 2-3 năm. Cá biệt có vụ chúng tôi cầm bản án phúc thẩm, kéo dài đến 9 năm. Tại sao không giải quyết nhanh?

Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định thủ tục rút gọn chỉ 1 tháng, nhưng chưa thấy tòa nào áp dụng dù đủ diều kiện, thậm chí người dân còn quên có cả thủ tục rút gọn.

Bộ luật Tố tụng Dân sự là giải quyết việc dân sự, thời hạn giải quyết chỉ trong một tháng thôi, nhưng trên thực tế thì trải nghiệm thực tế là hơn 2 năm và qua 14-15 lần người ta triệu tập phiên họp vẫn chưa giải quyết xong. Thời gian kéo dài như vậy làm cho công lý có đạt được chăng nữa, nhưng bị trì hoãn.

Ngoài lựa chọn ra khởi kiện, thời gian qua khi sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi vào năm 2017, quy định hành vi vay mượn thuê tài sản người khác bằng hình thức hợp đồng, đến thời hạn trả dù đủ điều kiện nhưng không trả là vi phạm pháp luật hình sự.

Chúng tôi đã nhiều lần thử nghiệm về điều khoản này, và đã có nhiều đơn tố cáo, khởi tố vụ án.

Cơ quan điều tra phản xạ ban đầu sẽ là ra văn bản đưa ra tòa do đây là tranh chấp thương mại, dân sự. Nếu không trả lời thì tạm đình chỉ, yêu cầu cung cấp tà liệu chứng minh bên nợ có điều kiện nhưng không trả. Những tài liệu chứng minh khó đáp ứng yêu cầu cơ quan điều tra nếu họ không muốn khởi tố.

Chính những công cụ hợp pháp như đưa ra tòa, Công an, đều không đạt được kết quả thì sẽ phản tác dụng trở lại cho những ai nhen nhúm ý định chây ỳ chiếm đoạt tài sản thì sẽ chây ỳ tiếp, vì hậu quả không đến nhanh.

Ai cũng biết việc đưa một con nợ đi tù thì khả năng thu hồi nợ càng thấp, nhưng theo quy định pháp luật thì phải xử nghiêm thì mới có tác dụng răn đe tốt để những người đi vay có điều kiện phải trả nợ.

dai-bieu1

Các đại biểu trao đổi tại tọa đàm. Ảnh: Trọng Hiếu.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn thông tin luật sư đã cung cấp, tôi muốn nhận câu trả lời khái quát nhất, hình thức khởi kiện ra tòa có khả thi hay không?

Luật sư Phạm Văn Phất: Việc đưa vụ kiện ra tòa án là không khả thi và không bõ công để họ theo đuổi.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Và có giải pháp nào khác cho các khoản nợ nhỏ như này, theo luật sư?

Luật sư Phạm Văn Phất: Theo tôi, đó là thực hiện nghiêm quy định pháp luật, cho người ta công cụ như khởi kiện có thủ tục rút gọn.

Ở nước ngoài, trong 1 ngày có thể xử lý 4-5 vụ. Có một thực trạng thời hạn xét xử kéo dài bất thường đến mức Thẩm phán không dám xử lý. Có những bất thường trở nên bình thường, còn sự đúng đắn trở nên bất thường.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Ý kiến tiếp theo xin được mời PGS-TS. Hoàng Xuân Quế, Viện trưởng Viện Tài chính - Ngân hàng, Trường đại học Kinh tế quốc dân.

Trong phiên đầu tôi, muốn nghe ý kiến của một nhà khoa học, các diễn gia đã đánh giá, tài chính tiêu dùng là xu hướng tất yếu, nhu cầu hiện đang rất lớn, vậy theo quan điểm của ông thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam hiện nay cần thiết như nào, có đúng là xu thế tất yếu không?

PGS-TS. Hoàng Xuân Quế: Những vấn đề được đưa ra thảo luận hôm nay rất hay, cho thấy sức hút của chủ đề này. Cần khẳng định thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam rất tiềm năng, và đây là điều tất yếu.

Với 16 công ty tài chính (CTTC) được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cho vay tiêu dùng, NHNN đã quan tâm hỗ trợ hoạt động cho các công ty này. Nhưng mới chỉ chiếm tỷ lệ 1,87% so với tổng dư nợ toàn nền kinh tế và 8,5% dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống.

Điều này cho thấy hoạt động của các công ty này còn khiêm tốn, và toàn bộ phần còn lại đã được tổ chức không được cấp phép đáp ứng.

Nguyên nhân không phải là vấn đề lãi suất mà ở điều kiện vay vốn, tiếp cận vốn. Những tổ chức không được cấp phép thỏa mãn nhu cầu của người yếu thế khi họ không tiếp cận được nguồn vốn đó tại CTTC được cấp phép.

hoang-xuan-que

PGS-TS. Hoàng Xuân Quế, Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: Trọng Hiếu.

Do vậy, cơ quan quản lý cần xem xét về hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu của người dân khi họ cần tiền để xử lý vấn đề cấp thiết.

Hai là, tín hiệu đáng mừng khi cùng với sự phát triển KHCN, CTTC đã phát triển rất mạnh, nhu cầu có, thị trường lớn, đây là sự phát triển lớn song còn khiêm tốn.

Ngày nay, người dân sử dụng công nghệ, internet, nên sự phát triển công nghệ giúp người dân thỏa mãn được nhu cầu vay thông qua các app.

Người vay và người cho vay không cần biết mặt nhau, chỉ cần cung cấp thông tin và có thể vay và điều kiện tổ chức tài chính phi chính thức thỏa mãn yêu cầu của họ.

Ba là, về ý kiến của ông Lê Xuân Đồng đề nghị đưa hoạt động đòi nợ hợp pháp trong bối cảnh khi đến hạn, người đi vay lại không muốn trả nợ.

Vấn đề này, cần nhấn mạnh pháp luật không cấm đòi nợ, chỉ cấm hình thức đòi nợ không hợp pháp như khủng bố, xã hội đen.

Do vậy, cần thiết phải có sự tham gia của cơ quan nhà nước, hệ thống pháp luật phải đồng bộ từ việc xử lý nợ, có chế tài rõ ràng việc thi hành án các trường hợp bùng nợ.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến PGS-TS. Hoàng Xuân Quế. Tiếp mạch này tôi muốn nghe ý kiến của LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật An Vi. Câu chuyện đòi nợ, theo luật sư có giải pháp gì, hình thức gì để việc đòi nợ vừa đúng luật, vừa tăng tính khả thi?

Cần có quy định rõ ràng trong hoạt động cho vay của tín dụng cầm đồ

Luật sư Trương Thanh Đức: Phản ánh của các doanh nghiệp cho vay tài chính tiêu dùng cho thấy họ gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ trong khi dịch vụ đòi nợ thuê đã bị cấm từ khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực, các cơ chế khác thì không mấy hiệu quả.

Từ vấn đề này tôi cho rằng chúng ta cần xét kỹ lưỡng hơn về vấn đề này. Xã hội càng văn minh phát triển thì càng phải chuyên nghiệp, chuyên nghiệp từ khâu vô cùng nhỏ. Như mấy vụ vừa qua, toàn là nợ của ngân hàng, công ty tài chính hợp pháp. Mới đây có thông tin truy tố 60 người trong công ty luật, bên này thì công ty tài chính chính thông. Đây là bằng chứng cho thấy chúng ta cần thiết phải xem lại luật để có quy định về thu hồi nợ cho phù hợp.

Một vấn đề nữa tôi cho rằng có nhiều vấn đề chưa rạch ròi, chưa sòng phẳng rõ ràng. Có ý kiến đặt ra vấn đề tài chính tiêu dùng chính thống, trong đó có 16 công ty tài chính chính thống, do Ngân hàng Nhà nước cấp phép nhưng quan điểm của tôi thì tín dụng cầm đồ cũng là chính thống bởi hộ hoạt động theo sự cho phép của cơ quan Nhà nước.

truong-thanh-duc

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật An Vi. Ảnh: Trọng Hiếu.

Vấn đề chúng ta cần đặt ra ở đây là các doanh nghiệp tiêu dùng cũng như dịch vụ cho vay cầm đồ gặp khó khăn trong việc cho vay, là quy định về lãi suất phí, cũng như thu hồi nợ thì cần nhìn nhận việc quản lý như thế nào, hành lang pháp lý cho các mô hình đã tạo điều kiện hay chưa. Cái khó nhất trong tài chính tiêu dùng là đòi nợ bất hợp pháp thì chúng ta cần nghiên cứu để có giải pháp. Trong đó, phải chuyên nghiệp hóa trong việc đòi nợ và cần có đạo luật xử lý nợ xấu để giải quyết các vấn đề trên.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: LS. Trương Thanh Đức chia sẻ 2 quan điểm, quan điểm thứ nhất đồng tình với phát biểu ông Lê Xuân Đồng về việc nên xem xét khôi phục lại hình thức đòi nợ thuê. Ý kiến thứ hai thì khác với ông Lê Xuân Đồng đó là trần lãi suất, một bên cho rằng nên quy định, một bên thì cho rằng không nên quy định, mà nếu có quy định thì nên để ở ngưỡng cao. Về các ý kiến trình bày từ sáng giờ, tôi rất muốn nghe ý kiến bình luận của ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Thiết kế hành lang pháp lý theo hướng bảo vệ cả người đi vay và cho vay

Ông Phan Đức Hiếu: Nhìn từ khía cạnh Tài chính tiêu dùng liên quan tới Luật Các TCTD, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội Luật Các TCTD sửa đổi vào kỳ họp tháng 5 này. Theo lịch trình, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ thẩm tra lịch này vào chiều nay (25/4).

Chiến lược tài chính toàn diện, không phải Chính phủ chưa nhận thức được mà đã nhận thức rất sâu sắc khi thiết kế Chiến lược phát triển tài chính toàn diện tầm nhìn đến 2025 và định hướng đến 2030 với nhiệm vụ chính là đảm bảo công bằng, toàn diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cả người đi vay và cho vay. Vấn đề lớn nhất hiện nay là thi hành như thế nào.

Có 3 vấn đề nổi lên: Một là thiếu khung pháp lý; 2 là thực thi, nếu thực thi có hiệu quả quy định hiện hành đã giải quyết được phần lớn hiện trạng; thứ 3 là sự công bằng - một môi trường kinh doanh công bằng, hiệu quả cho các chủ thể khác nhau (TCTD, công ty tài chính và các tổ chức khác), cần môi trường cạnh tranh, công bằng, minh bạch.

phan-duc-hieu

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Trọng Hiếu.

Quốc hội cần lắng nghe góp ý: Thứ nhất có nên hay không một khung pháp lý dành riêng cho hoạt động cho vay tiêu dùng khi không thể áp dụng luật TCTD cho các công ty tài chính? có nên gắn các quy định này tại Luật Các TCTD sửa đổi? (hiện nay có chương 4 quy định về công ty tài chính).

Điểm thứ 2 là vấn đề xử lý nợ cũng cần có quy định rõ ràng. Nên là quy định xử lý nợ hay là xử lý nợ xấu? Mong muốn có thêm gợi ý với dự thảo Luật Các TCTD sửa đổi quy định về nợ xấu.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Rất cảm ơn ý kiến và gợi ý ông Phan Đức Hiếu, tiếp theo xin mời GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - người cũng đang rất trăn trở về thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam, cũng như đã được nghe ý kiến một số doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép lên tiếng về hành lang pháp lý của hoạt động này.

Đòi nợ thuê nên nhìn nhận là một loại hình dịch vụ

GS-TSKH. Nguyễn Mại: Luật là cuộc sống, phản ánh thực tiễn. Vì thế, tôi đồng tình khi nhiều người cho rằng để thực hiện như Nghị quyết 13, chúng ta cần tiếp cận cơ chế thị trường hiện đại trong điều kiện kinh tế số, kỹ thuật số. Đây là vấn đề rất lớn, mong Quốc Hội quan tâm điều này.

Chúng ta đã sai làm khi tiếp cận luật theo cách không quản được thì cấm. Ví dụ, Luật PPP có quy định hình thức BT rất hay nhưng bị bỏ (vừa qua được khôi phục lại). Đây là hình thức kết hợp công tư rất hay khi Nhà nước bỏ tiền thuê đấu thầu, công ty tư nhân hoàn thành công trình, rồi trả lại Nhà nước….

Đòi nợ thuê nên nhìn nhận là một loại hình dịch vụ. Nếu cấm, thì là cấm những gì bất hợp pháp. Từ "đòi nợ thuê", câu chuyện ở đây là chúng ta cần khôi phục lại tư duy làm luật theo kinh tế thị trường hiện đại. Ngay ở câu chuyện chúng ta nói là tài chính tiêu dùng dưới chuẩn. Đây là lĩnh vực nhỏ và không nằm trong chuẩn để các ngân hàng và công ty tài chính lớn cho vay.

nguyen-mai

GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Ảnh: Trọng Hiếu.

Tôi rất đồng tình nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam nên tiếp cận chính xác về luật các tổ chức quốc tế, các nước phát triển kinh tế hơn để tiếp cận nhanh kinh tế thị trường hiện đại. Chúng tôi mong rằng bớt sai lầm trong tư duy không quản được thì cấm. Phải tư duy từ cuộc sống. Đã là cho vay thì rõ ràng theo cơ chế thị trường, nghĩa là giữa người vay và cho vay phải thỏa thuận.

Chúng ta đã bỏ trần lãi suất, trần giá vé máy bay, thì ngay chuyện cho vay là thế nào cho vay phi pháp cũng tính đến chuyện 2 bên vay và cho vay là thỏa thuận theo quan hệ dân sự và không nền hình sự hóa thỏa thuận đó.

Thứ 3, tôi cho rằng phải bắt đầu từ luật pháp, đề nghị Chính phủ xây dựng luật riêng cho tài chính tiêu dùng.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến GS-TSKH. Nguyễn Mại đưa ra khuyến nghị rất rõ ràng, đặc biệt là khuyến nghị nên xây dựng luật cho lĩnh vực tài chính tiêu dùng, thậm chí theo nhiều diễn giả đã đề xuất trước đó, nên có luật riêng cho hành vi đòi nợ/thu hồi nợ. Tiếp theo mạch này, tới tham dự với chúng ta có bà Olena Khlon, Phó Tổng giám đốc Thường trực Công ty Tài chính TNHH MTV ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance), bà có thể chia sẻ về khó khăn gặp phải trong thực tiễn hoạt động công ty, cũng như một số kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này?

Cần chia sẻ dữ liệu hỗ trợ thu hồi nợ

Bà Olena Khlon: Do đã làm việc tại Việt Nam trong 4 năm, tỷ lệ nợ xấu những năm trước là 4-7% nhưng tỷ lệ nợ xấu hiện nay rất cao khoảng 20-40%, do vậy cần có giải pháp kiểm soát nợ xấu cũng như việc thu hồi nợ. Tài chính tiêu dùng không chỉ có ở các nước đang phát triển mà còn có ở các nước trên thế giới.

Với dân số 100 triệu người, Việt Nam đang là thị trường có tiềm năng với TCTD. Thị trường tài chính cũng đang có những công ty mới tham gia, cho thấy xu hướng TCTD sẽ phát triển trong thời gian tới. Vì vậy, dư nợ cho vay tăng kéo theo nhu cầu thu hồi nợ cũng tăng theo.

Và để thu hồi nợ hiệu quả, cần có sẵn dữ liệu, có sự hỗ trợ hiệu quả từ NHNN, cơ quan có thẩm quyền nhằm hỗ trợ công tác thu hồi nợ. Tôi đã từng làm ở 10 nước với nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, ví dụ Ukraine có dịch vụ vụ mạng trực tuyến với 13 triệu dân đăng ký, đó chính là dịch vụ công online giữa Chính phủ và người dân, nó được gọi là Chính phủ và tôi.

Khlon

Bà Olena Khlon, Phó Tổng giám đốc Thường trực Công ty Tài chính TNHH MTV ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance). Ảnh: Trọng Hiếu.

Với nền tảng hoàn toàn số hóa, người dân có thể cung cấp thông tin trên nền tảng này để Chính phủ quản lý tốt hơn. Với kinh nghiệm của mình, tôi sẵn sàng chia sẻ trải nghiệm quốc tế của tôi để có giải pháp xây dựng giải pháp số hóa như này để phát triển thị trường TCTD trong thời gian tới.

Tôi muốn chia sẻ cơ chế giải pháp đối với người vay không muốn trả nợ, tôi ủng hộ quan điểm với người không trả nợ không được đi du lịch, không được sử dụng dịch vụ công. Với những người không trả nợ có thể không được vay thêm, không thể thăng tiến trong công việc, cơ quan quản lý có thể hỗ trợ chúng tôi xây dựng thị trường tài chính tiêu dùng lành mạnh hơn.

Về thị trường cho vay cầm đồ, công ty cầm đồ không phải đối thủ của công ty tài chính, nhưng hoạt động của họ ảnh hưởng không tốt tới công ty tài chính được cấp phép nên tôi không ủng hộ. Trong khi công ty tài chính bị kiểm soát bởi nhiều quy định thì hoạt động kinh doanh của công ty cầm đồ lại không bị quản lý nhiều như vậy, do vậy cần có cơ chế công bằng hơn với chúng tôi.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xung quanh việc cho vay cầm đồ, trong tham luận ông Lê Xuân Đồng trình bày cho thấy dư nợ cũng tương đối lớn, tôi muốn ông Lê Xuân Đồng nói kỹ hơn về hoạt động lĩnh vực này và những vấn đề cần giải quyết để lành mạnh hóa hoạt động này?

Đề xuất xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động đòi nợ

Ông Lê Xuân Đồng: Hoạt động cầm đồ là hoạt động cho vay truyền thống tồn tại 100 năm nay, phổ biến ở nhiều quốc gia. Vấn đề chúng ta phải đưa vào khuôn khổ để quản lý. Khách hàng có có nhu cầu, thì hoạt động này sẽ còn tồn tại bởi đáp ứng được phân khúc khách hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của các công ty chính thống vấn đề của cầm đồ là về lãi suất và thu hồi nợ. Lãi suất đang hoạt động theo Bộ luật Dân sự.

le-xuan-dong

Ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc điều hành, Khối dịch vụ nghiên cứu và Tư vấn FiinGroup. Ảnh: Trọng Hiếu.

Hiện tại, mức lãi suất tại quy định 20%, không quy định mức phí, đây chính là kẽ hở. Họ tính mức phí vài trăm % thì người vay sao chịu được. Chúng tôi có tham khảo, hoạt động cầm đồ ở các nước khác đều có mức trần lãi suất, hạn chế tác động cho người yếu thế. Còn về thu hồi nợ, hoạt động cầm đồ là có tài sản đảm bảo nhưng thực tế, hoạt động của chuỗi cầm đồ, thậm chí là công ty cầm đồ lớn thì tài sản đảm bảo là tài sản cá nhân, cà vẹt đăng ký xe. Bản chất chúng ta không cầm tài sản gì cả.

Do đó, đây là điểm yếu dẫn đến họ đi đòi nợ cực đoạn. Chúng tôi đề xuất nên xem xét đưa hoạt động thu hồi nợ thành hoạt động chuyên nghiệp chính thức. Vì vậy, cần có khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này. Một đề xuất nữa là xây dựng khuôn khổ pháp lý cho cả hoạt động đòi nợ cho tổ chức tài chính và các tổ chức phi chính thức. Hiện tại, về luật quy định rất sơ sài, đoạt động cho vay tài sản cũng như vậy.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Ý ông Lê Xuân Đồng rất rõ và rất cụ thể. Quay lại ý kiến bà Olena Khlon, về việc kiến nghị cơ quan Nhà nước cung cấp dữ liệu dân cư để lành mạnh hóa hơn cho thị trường. Dự tọa đàm có Thiếu tá Đào Đình Nam, Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), ông cho biết có thể cung cấp các dữ liệu mà như phía doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng đề xuất hay không?

Xác minh danh tính trước khi cho vay

Thiếu tá Đào Đình Nam: Bộ Công an hiện nay đã có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân (CCCD) với 104 triệu dữ liệu dân cư, cấp 80 triệu thẻ CCCD, có tích hợp sinh trắc học khuôn mặt, vân tay.

Ngày 18/7/2021 Bộ Công an đã công bố định danh điện tử. Mục tiêu Bộ Công an là kết nối chia sẻ cho tất cả các bộ ngành, từng bước cho các doanh nghiệp cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia để phục vụ sản xuất, hoạt động, đẩy mạnh phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Để phục vụ công tác chuyển đối số quốc gia, Bộ Công an sẽ cung cấp dữ liệu làm sạch cho CIC.

Toàn bộ dữ liệu các TCTD gửi lên CIC sẽ được Bộ Công an làm sạch, cập nhật số căn cước hay chứng minh thư đảm bảo đồng bộ mã số CIC với mã số công dân, định danh cá nhân ở CCCD. Lộ trình đến tháng 6 sẽ làm sạch toàn bộ dữ liệu cho CIC. Cùng với đó, Bộ Công an đang triển khai thực hiện Đề án 06 đã làm sạch toàn bộ thông tin thuê bao di động. Đến 31/4 sẽ làm sạch hết, xác thực dữ liệu thông tin thường xuyên cho các nhà mạng.

Ngày hôm qua, NHNN và Bộ Công đã ký cam kết để liên kết thông dữ liệu với ngành ngân hàng với 11 nhiệm vụ lớn, tập trung kết nối khai thác dữ liệu dân cư, phục vụ phòng chống rửa tiền, ứng dụng thẻ CCCD gắn chip, ứng dụng định danh điện tử, dữ liệu trực tuyến phục vụ ngân hàng, đào tạo cán bộ ngân hàng nhận biết giấy tờ giả, xác thực khách hàng có dấu hiệu tội phạm - đối soát xác định lại danh tính; phối hợp với NHNN tích xanh tài khoản khách hàng, các hoạt động chuyển, nhận tiền đều không xác minh được danh tính của Bộ CA, khách hàng có thể yên tâm với tài khoản đã được các thực.

dao-dinh-nam

Thiếu tá Đào Đình Nam, Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an). Ảnh: Trọng Hiếu.

Ngoài ra, có thể cung cấp dữ liệu dân cư, khách hàng với một vùng, xã, tỉnh để hoạch định chính sách phát triển; cung cấp dịch vụ chấm điểm tín dụng công dân phục vụ các TCTD ngân hàng. Bộ Công an đang hoàn thiện hệ thống và khung pháp lý để cung cấp chấm điểm tín dụng, trước tiên là các đối tượng yếu thế trước, sau đó là toàn bộ khách hàng. Hiện nay, Bộ Công an cũng đang xây dựng dữ liệu xác thực đa chiều theo Nghị định 59 của Chính phủ.

Vấn đề này đã đưa vào Luật Căn cước sửa đổi báo cáo quốc hội kỳ tới. Ứng dụng thẻ CCCD gắn chip có 4 khối dữ liệu. Rất nhiều giải pháp Bộ CA sẽ phối hợp với các TCTD, NHNN để triển khai. Góc độ pháp lý, hiện Luật Căn cước công dân và các văn bản hướng dẫn không cho phép các Tổ chức tài chính, ngân hàng kết nối trực tiếp với cơ sở dữ liệu dân cư. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy chưa phù hợp nên đang đề xuất sửa luật, cho phép để cung cấp dữ liệu điện tử với ngân hàng, TCTD đối với kết nối cơ sở dữu liệu dân cư, theo hình thức offline.

Ngoài ra, Bộ Công an báo cáo Chính phủ cho cập nhật thêm số định danh cho các TCTC, NHNN thì cho phép nhưng TCTC thì chưa được nên cũng đang nghiên cứu báo cáo thủ tướng để triển khai thí điểm. Chính phủ ban hành Nghị quyết 50 trong đó có nội dung cho phép TCTD truy cập cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Đối với công ty cho vay tiêu dùng, phối hợp với NHNN triển khai các phương án xác minh danh tính, một số giải pháp đang thí điểm để xác minh danh tích khách hàng vay và hoạt động thu hồi nợ.

Thiếu tá Đào Đình Nam khẳng định, các kiến nghị của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, một số doanh nghiệp là những vấn đề đang được Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước xem xét,  nghiên cứu. Tuy nhiên những vấn đề liên quan đến công dân cần phải được xem xét thận trọng và luật hóa thì mới có thể thực hiện được trên thực tế. 

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cảm ơn ý kiến Thiếu tá Đào Đình Nam đã cung cấp nhiều thông tin rất cụ thể. Ở đây có ông Nguyễn Cảnh Thăng, Phó trưởng phòng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp), xin ông cho biết quan điểm của cá nhân ông thế nào về việc cho phép sử dụng dữ liệu công dân, liệu có ảnh hưởng đến đời tư cá nhân hay không và ông bình luận gì về việc kiến nghị xây dựng luật riêng cho thu hồi nợ của một số diễn giả trước đưa ra?

Ông Nguyễn Cảnh Thăng: Tôi đồng tình ý kiến GS. Nguyễn Mại, hoàn thiện pháp luật phải bắt đầu từ cuộc sống. Không phải bây giờ, mà là từ rất lâu khi xây dựng pháp luật. Dù ban hành, sửa đổi, bổ sung hay thay thế thì đều cần có đánh giá. Sau đó là thí điểm, rồi cần tổng kết, đưa ra từng bước một.

nguyen-nhat-thang

Ông Nguyễn Cảnh Thăng, Phó trưởng phòng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp). Ảnh: Trọng Hiếu.

Vấn đề tư duy làm luật là phải tư duy lớn. Có thực trạng và giải pháp. Dưới góc độ pháp lý có một số vấn đề. Khuôn khổ pháp lý đã đủ chưa? Tổ chức thực hiện thế nào, được chưa, ưu nhược điểm thế nào? Khuôn khổ, tổ chức thi hành pháp luật được chưa. 1 giải pháp cần quan tâm là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Đánh giá được thực trạng thì biết định hướng thực hiện thế nào? Ngoài ra, có đến 3 nhóm đối tượng khác nhau.

Một là tổ chức tài chính được NHNN cấp phép, như báo cáo với 16 công ty; loại 2 là cho vay theo quyết định Bộ luật Dân sự, loại 3 là sử dụng công nghệ nhưng chưa được cấp phép. Hiện tại, loại 2 thì chưa có quy định, từ đó định hướng pháp luật hoàn thiện phải có sự tương đồng với nhau. Có những vấn đề rất lớn như Luật Các tổ chức tín dụng dự kiến Quốc hội cho ý kiến vào tháng 5 và thông qua vào tháng 10. Về vấn đề luật thu hồi nợ, thực ra là liên quan đến Bộ luật Dân sự, đó là luật chung, trong khi TCTD là lĩnh vực được điều chỉnh ở chuyên ngành.

Các vấn đề khác như thu hồi nợ, xử lý nợ dưới góc độ pháp luật thì cũng có quy định ở Bộ luật Dân sự. Kiến nghị đưa ra cần thời gian tổng kết và đánh giá thêm mới có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Mà để như vậy thì cần đánh giá rất kỹ để đảm bảo sự khách quan.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Các ý kiến buổi sáng ngày hôm nay về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động tài chính tiêu dùng đều cho thấy sự cần thiết phải xây dựng một luật riêng cho việc đòi nợ để có những chế tài cho đòi nợ, thậm chí kinh nghiệm các nước cho thấy cần có chế tài cho cả những người không trả nợ hay chây ì việc trả nợ. Xin ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có bình luận thêm?

phan-duc-hieu1

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Trọng Hiếu.

Ông Phan Đức Hiếu: Có lẽ về lâu dài có thể hướng đến đạo luật hoặc quy định riêng cho lĩnh vực đòi nợ, tôi mong muốn có đạo luật này bởi đây là cơ hội, song để hoàn thành một đạo luật riêng cần nhiều thời gian từ làm rõ sự cần thiết đến xét tính khả thi. Tôi chỉ mong muốn rằng trong thời gian tới, trong giải pháp ngắn hạn chúng ta đang rà soát, sửa đổi Luật Các TCTD.

Trong dự thảo này tôi thấy có 2 quy định có thể nhìn vào gồm quy định về công ty tài chính và xử lý nợ xấu. Hai nhóm quy định này, nếu có kiến nghị tạm thời giải quyết một số vấn đề có thể tận dụng Luật Các TCTD để giải quyết ngay. Trong hội thảo này, có thể góp ý kiến nghị cho Luật Các tổ chức tín dụng.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Tiếp theo mạch này rất muốn nghe ý kiến ông Bùi Mạnh Khoa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về những ý kiến đại biểu nêu trong buổi sáng nay?

Các công ty tài chính chưa sử dụng hết quyền của mình

Ông Bùi Mạnh Khoa: Thực tế, Bộ luật Dân sự đã có quy định nhưng các công ty tài chính cũng chưa sử dụng hết quyền của mình. Để phát triển lành mạnh thị trường, trước mắt các bên trong quan hệ cho vay tài chính cần sử dụng hết các quyền pháp luật hiện hành cho phép, yêu cầu cơ quan tố tụng chấp hành thụ lý giải quyết được vụ án. Nếu các hiệp hội phản ánh đến cơ quan tư pháp về thủ tục rút gọn thì lâu dài sẽ làm được. Tiếp theo là kiến nghị sửa đổi luật.

bui-manh-khoa

Ông Bùi Mạnh Khoa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ảnh: Trọng Hiếu.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Rất cảm ơn những gợi ý rất cụ thể của ông Bùi Mạnh Khoa, quan điểm tôi cho rằng những gợi ý này rất thiết thực và đáng lưu tâm, tiếp theo tham dự với chúng ta có bà Vũ Ngọc Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước, bà có bình luận gì về các ý kiến đại biểu nêu sáng nay?

Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ thu hồi nợ

Bà Vũ Ngọc Lan: Hành lang pháp lý về hoạt động của công ty tài chính trong hoạt động ngân hàng hiện nay tương đối đầy đủ trong Luật Các TCTD, Thông tư 43 sửa đổi thông tư 18 đã quy định rõ ràng về vấn đề lãi suất, thu hồi nợ. Vấn đề lãi suất đã được quy định rõ ràng trong Luật Các TCTD và Thông tư 43, ngoài ra có nghị quyết 01 của hội đồng thẩm phán về vấn đề lãi suất, tôi nghĩ rằng quy định của pháp luật đã tương đối đầy đủ, rõ ràng.

Trong thông tư 43 cũng đã đề cập nguyên tắc liên quan đến trách nhiệm của khách hàng trong hợp đồng giữa công ty tài chính và khách hàng. Tuy nhiên việc áp dụng luật không chỉ ở công ty tài chính, mà hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng rất khó khăn. Hiện nay, Nghị quyết 42 đã được áp dụng kéo dài đến 31/12/2023.

vu-ngoc-lan

Bà Vũ Ngọc Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Trọng Hiếu.

Mong các đồng chí trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Các TCTD có liên quan đến nội dung của công ty tài chính sẽ tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp. NHNN cũng cần có sự hỗ trợ của các chính quyền địa phương trong việc xử lý, thu hồi nợ của các ngân hàng cũng như TCTD.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Sau hơn 3 giờ nghe tham luận và cả thảo luận chúng ta cũng đã làm rõ được một số câu chuyện Ban tổ chức mong muốn, đó là đánh giá thực trạng thị trường tài chính tiêu dùng, những cơ hội, những nhu cầu phát triển, cũng như những vướng mắc, thách thức với thị trường này, và cũng từ đấy các đại biểu, các chuyên gia đưa ra khá nhiều khuyến nghị để làm sao phát triển thị trường lành mạnh, trong đấy có câu chuyện hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách.

Về lâu dài các đại biểu nhất trí cao cần phải có nghiên cứu xây dựng luật tín dụng tiêu dùng, tiếp theo là lĩnh vực đòi nợ cần có chế tài cho việc vay nhưng chây ì trả nợ, không trả nợ, để làm sao quy định đầy đủ cho hoạt động thu hồi nợ, đảm bảo sự hoạt động bền vững của các tổ chức tín dụng tiêu dùng.

nguyen-anh-tuan

TS. Nguyễn Anh Tuấn phát biểu bế mạc tọa đàm. Ảnh: Trọng Hiếu.

Trước mắt lãnh đạo 2 ủy ban của Quốc hội cũng như NHNN có khuyến nghị rất cụ thể với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, đó là tranh thủ tối đa việc sửa Luật Các tổ chức tín dụng, chỗ nào sửa được nên có góp ý với ban soạn thảo để có thể sửa sớm. Rất nhiều ý kiến đề xuất khác, về kinh nghiệm các nước về quy định tín dụng tiêu dùng đã được đưa ra trong các tham luận.

Chúng tôi xin cảm ơn các đại biểu đã chuẩn bị những tham luận rất công phu, có nhiều góp ý hữu ích. 

Một cuộc tọa đàm không thể giải quyết vấn đề rất lớn như này, nhưng ít nhất chúng ta có một tiếng nói để các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan xây dựng pháp luật có sự quan tâm nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này. 

Một lần nữa xin cảm ơn sự có mặt của tất cả các vị đại biểu đại biểu tại đây ngày hôm nay.

***

Với dân số 100 triệu người, độ tuổi trung bình trẻ (33,7 tuổi), Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có ngành tài chính tiêu dùng giàu tiềm năng. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, thị trường tài chính tiêu dùng đã phát triển bùng nổ với nhiều loại hình dịch vụ cho vay tiêu dùng phong phú, đa đạng.

Empty

 

Đến nay, đã có 16 công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động theo điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng, đối tượng vay chủ yếu là người lao động, khó tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng. Tính đến 31/12/2022, tổng dư nợ 16 công ty tài chính mới đạt trên 220 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,87 % so tổng dư nợ toàn nền kinh tế và 8,5% dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, thị trường tài chính tiêu dùng còn có sự góp mặt của nhiều loại hình cho vay tiêu dùng khác như các chuỗi dịch vụ cho vay cầm đồ và tiệm cầm đồ nhỏ lẻ; các công ty fintech; công ty tài chính...hoạt động theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư 2020.

Dù thị trường tài chính tiêu dùng có vai trò và tiềm năng rất lớn nhưng trên thực tế đang bộc lộ nhiều vấn đề phức tạp, bất ổn khi cơ quan chức năng liên tục phát hiện, triệt phá nhiều tổ chức, cá nhân dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động cho vay cũng như thu hồi nợ. Ở khía cạnh khác, nhiều doanh nghiệp thành viên thị trường phản ánh hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng cũng đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc, do quy định pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập.

Xuất phát từ những vấn đề trên, sáng 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức toạ đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam" nhằm mục đích đánh giá đúng thực trạng và tìm kiếm các giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng, đồng thời cung cấp thông tin, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận xã hội về hoạt động tài chính tiêu dùng.

Tọa đàm có sự tham dự của đại diện Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các chuyên gia pháp lý và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ