13, Tháng 05, 2024 | 04:14

Thủ tướng trình Quốc hội cơ cấu Chính phủ khóa XV, xin giữ nguyên 22 bộ, ngành

THẮNG QUANG
13:30 22/07/2021

Chính phủ đề nghị Quốc hội được giữ nguyên cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV như khóa XIV, gồm 22 bộ, ngành.

Cuối buổi sáng 22/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Đề nghị giữ nguyên 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ

Theo Thủ tướng, thực tiễn hoạt động của Chính phủ trong nhiệm kỳ 2016-2021 đã được Quốc hội đánh giá chung tại Nghị quyết số 161/2021/QH14 ngày 08/4/2021, có thể khẳng định, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 được kiện toàn theo đúng chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội.

"Việc giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XIV như khóa XIII đã tạo điều kiện cho Chính phủ thực hiện tốt vai trò Hiến định của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội; tập trung hơn vào nhiệm vụ quản lý, điều hành vĩ mô theo quy định của pháp luật và kịp thời cụ thể hóa, thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành của Chính phủ", ông Phạm Minh Chính nói.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ được bổ sung, hoàn thiện; tổ chức bộ máy bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ từng bước được sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương đang từng bước được điều chỉnh theo yêu cầu cải cách hành chính.

pham-minh-chinh

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tờ trình. Ảnh: Quốc hội.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, theo cơ cấu tổ chức của Chính phủ hiện nay vẫn còn những tồn tại, hạn chế trên một số lĩnh vực cần phải tiếp tục hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc, cơ chế phối hợp, phân cấp, phân quyền; về nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức và đề cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với việc đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, điều hành trong tình hình mới.

Ông Phạm Minh Chính cho hay cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Đồng thời, tiếp tục kế thừa, ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo khóa XIV nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ với vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

Trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV, có những ý kiến đề xuất phương án đổi tên một số bộ, ngành và sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối một số bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Chính phủ đã tổ chức nghiên cứu, thảo luận rất kỹ lưỡng, khoa học, thận trọng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, Chính phủ phải tập trung chỉ đạo thực hiện "mục tiêu kép" vừa quyết liệt chống dịch, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, chăm lo, giải quyết an sinh xã hội, ổn định đời sống, an toàn cho Nhân dân, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.

Cùng đó căn cứ kết quả công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ đã được Quốc hội đánh giá chung tại Nghị quyết số 161/2021/QH14, việc trước mắt giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 là cần thiết, phù hợp.

Căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị tại Văn bản số 1108-CV/VPTW ngày 23/6/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng về cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV, đã chỉ đạo "trước mắt giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 như khóa XIV", Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV giữ ổn định như khoá XIV có 22 cơ quan, gồm: 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.

Các bộ gồm: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế.

Các cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.

Cơ quan thẩm tra nhất trí với Chính phủ

Trình bày báo có thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật nhận thấy phương án cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV đã được Chính phủ khóa XIV chuẩn bị kỹ lưỡng.

Để chuẩn bị trình Quốc hội, Chính phủ đã xây dựng đề án và có tờ trình trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại phiên họp thứ 58 (tháng 7/2021). Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã hoàn thiện hồ sơ và có tờ trình số 234/TTr-CP ngày 14/7/2021 trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.

hoang-thanh-tung

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quốc hội.

Tờ trình của Chính phủ đã đánh giá khách quan, toàn diện về cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XIV, nêu rõ những kết quả đạt được, xác định những tồn tại, hạn chế, căn cứ vào các văn kiện của Đảng, nhất là văn kiện Đại hội XIII và các nghị quyết có liên quan của Quốc hội, từ đó xác định quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và đề xuất cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, bảo đảm cơ sở chính trị, pháp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế. Vì vậy, các thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với nội dung tờ trình của Chính phủ.

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhất trí phương án giữ cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV như nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ. Việc giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ sẽ là cơ sở để tiếp tục phát huy ưu điểm và kết quả hoạt động của Chính phủ đã đạt được trong nhiệm kỳ khóa XIV, bảo đảm yêu cầu chỉ đạo, điều hành trong điều kiện Chính phủ tập trung thực hiện "mục tiêu kép".

Bên cạnh đó, để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật đề nghị Quốc hội lưu ý Chính phủ quan tâm xây dựng lộ trình tiếp tục thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) và Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội.

Trong đó, có yêu cầu "một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính", "tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những Bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới".

Theo chương trình kỳ họp thứ nhất, sáng mai (23/7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn về cơ cấu tổ chức của Chính phủ.

Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội trước khi Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 bằng hệ thống biểu quyết điện tử.

  • Cùng chuyên mục
Thanh tra Bộ Công an thanh tra Ngân hàng Nhà nước

Thanh tra Bộ Công an thanh tra Ngân hàng Nhà nước

Các nội dung thanh tra gồm công tác chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và an ninh mạng; việc tổ chức các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước... với phạm vi từ ngày 1/1/2021 đến thời điểm thanh tra.

Tài chính - 12/05/2024 12:44

Thủ tướng: Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp không giới hạn trong thế hệ trẻ, gen Z

Thủ tướng: Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp không giới hạn trong thế hệ trẻ, gen Z

Chia sẻ tại "Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia" của học sinh sinh viên ở TP. Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn tinh thần khởi nghiệp không giới hạn, không có điểm dừng trong thế hệ trẻ. Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm chấp nhận rủi ro, có sự đầu tư nhưng không cầu toàn, nóng vội.

Sự kiện - 12/05/2024 12:39

Thịt heo tăng nóng: Bầu Đức tiếc vì tăng đàn trễ, Dabaco và BAF dự thắng lớn

Thịt heo tăng nóng: Bầu Đức tiếc vì tăng đàn trễ, Dabaco và BAF dự thắng lớn

Giá thịt heo phục hồi mạnh từ đầu năm do nguồn cung sụt giảm nhanh hơn nhu cầu. Năm 2023 ngành chăn nuôi gần như không có lãi khiến nhiều hộ chăn nuôi giảm đàn hoặc treo chuồng, nguồn cung giảm.

Tài chính - 12/05/2024 09:09

Hải Phòng có dự án nhựa PBAT gần 2.400 tỷ đồng

Hải Phòng có dự án nhựa PBAT gần 2.400 tỷ đồng

Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao có vốn đầu tư gần 2.400 tỷ đồng được xây dựng tại Khu công nghiệp Đình Vũ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, TP.Hải Phòng.

Sự kiện - 12/05/2024 09:04

Freelancer chia sẻ áp lực khi đối diện deadline mỗi ngày

Freelancer chia sẻ áp lực khi đối diện deadline mỗi ngày

Nghề Freelancer tự do đồng nghĩa với việc tự lo. Khác với những công việc cố định thông thường được bàn giao deadline mỗi ngày, người làm Freelancer phải luôn đầy đủ năng lượng và sự tập trung để có thể chủ động kiểm soát số lượng và chất lượng công việc của mình.

Doanh nghiệp - 12/05/2024 09:03

Kế hoạch chưa từng có của một trường bán công ở Mỹ: Cung cấp 10.000 USD/học sinh khi ra trường để 'làm giàu'

Kế hoạch chưa từng có của một trường bán công ở Mỹ: Cung cấp 10.000 USD/học sinh khi ra trường để 'làm giàu'

Khu Trẻ em Harlem (The Harlem Children’s Zone), một ngôi trường bán công, đồng thời là một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ đang tìm cách giải quyết tình trạng nghèo đói giữa các thế hệ, bằng cách gửi cho các học sinh trung học số tiền tiết kiệm hàng nghìn USD để họ 'đầu tư làm giàu' sau khi tốt nghiệp, theo Fortune.

Phong cách - 12/05/2024 07:58

Cơ hội mới cho các nhà đầu tư ở thị trường bán lẻ Việt Nam

Cơ hội mới cho các nhà đầu tư ở thị trường bán lẻ Việt Nam

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang mở ra một loạt cơ hội mới cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp, nhất là các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các thương hiệu thời trang, từ phân khúc giá rẻ tới xa xỉ - vốn còn hiện diện rất ít so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Thị trường - 12/05/2024 07:12

Doanh nghiệp thép có nhiều động lực

Doanh nghiệp thép có nhiều động lực

Việc giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh trong những tháng cuối năm 2023 và ngay từ đầu năm 2024 sẽ là động lực giúp doanh thu của ngành thép tăng trưởng trong giai đoạn tới.

Tài chính - 12/05/2024 07:00

Khối ngoại bán ròng hơn 3.000 tỷ đồng

Khối ngoại bán ròng hơn 3.000 tỷ đồng

Trong tuần giao dịch vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh với giá trị 3.139,47 tỷ đồng trên HOSE và tập trung đột biến tại VHM.

Tài chính - 12/05/2024 07:00

Thách thức mới từ ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng

Thách thức mới từ ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng

Hiện nay, 90% giao dịch ngân hàng được thực hiện trên kênh số. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển của công nghệ là sự gia tăng hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao. Đây cũng là một thách thức trong quá trình số hoá ngân hàng truyền thống.

Tài chính - 12/05/2024 07:00

Lãnh đạo Tổng cục Thuế: Khẩn trương xây dựng nghị định thực thi Thuế Tối thiểu toàn cầu

Lãnh đạo Tổng cục Thuế: Khẩn trương xây dựng nghị định thực thi Thuế Tối thiểu toàn cầu

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng nghị định hướng dẫn thực thi quy định Thuế tối thiểu toàn cầu, cố gắng tháng 7/2024 có dự thảo lấy ý kiến rộng rãi; tháng 10/2024 có thể ban hành nghị định hướng dẫn thu thuế bổ sung năm 2024.

Tài chính - 12/05/2024 07:00

Lễ hội Làng Sen: Quảng bá Nghệ An luôn rộng mở những cơ hội hợp tác và phát triển

Lễ hội Làng Sen: Quảng bá Nghệ An luôn rộng mở những cơ hội hợp tác và phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cho rằng Lễ hội Làng Sen là dịp để giới thiệu, quảng bá với cả nước và bạn bè quốc tế về văn hóa xứ Nghệ, về mảnh đất, con người Nghệ An năng động, thân thiện, luôn rộng mở những cơ hội hợp tác và phát triển.

Sự kiện - 12/05/2024 06:59

Bình Phước khởi công nhà máy nông sản 6,5 triệu USD

Bình Phước khởi công nhà máy nông sản 6,5 triệu USD

Nhà máy chế biến nông sản và thực phẩm Bà Tư Bình Phước có quy mô 400.000 tấn/năm, với tổng mức đầu tư 6,5 triệu USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 6/2025.

Thị trường - 11/05/2024 18:36

Kết quả kiểm tra giá vé máy bay như thế nào?

Kết quả kiểm tra giá vé máy bay như thế nào?

11 khách hàng phản ánh tới Cục Hàng không về việc mua vé máy bay với mức giá cao "bất thường". Tuy nhiên, qua kiểm tra, Cục khẳng định không có trường hợp nào có tình trạng vé bán vượt khung giá quy định.

Sự kiện - 11/05/2024 17:10

Vì sao khách sạn có vị trí 'kim cương' ở Huế bị rao bán?

Vì sao khách sạn có vị trí 'kim cương' ở Huế bị rao bán?

Trung tâm đấu giá dịch vụ tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với Cục Thi hành án dân sự tỉnh này vừa có thông báo đấu giá khách sạn Romance gồm quyền sử dụng đất, công trình xây dựng trên đất.

Tài chính - 11/05/2024 14:55

ESG 'nóng' hơn trong mùa đại hội đồng cổ đông 2024

ESG 'nóng' hơn trong mùa đại hội đồng cổ đông 2024

Mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, có thêm nhiều doanh nghiệp đưa định hướng theo đuổi mục tiêu ESG (môi trường, xã hội và quản trị) vào chiến lược dài hạn.

Tài chính - 11/05/2024 14:54