Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hà Tĩnh phấn đấu trở thành tỉnh khá của cả nước

Nhàđầutư
“Hà Tĩnh phấn đấu xây dựng trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước”.
TRƯƠNG HOA
12, Tháng 06, 2022 | 13:37

Nhàđầutư
“Hà Tĩnh phấn đấu xây dựng trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước”.

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi lễ Kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh và 15 năm thành lập TP Hà Tĩnh diễn ra tối 11/6.

bh1

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh và 15 năm thành lập thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Tr. Hoa

Vận dụng lợi thế phát triển nhanh, bền vững

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng đã khái quát chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hà Tĩnh: Đã khắc sâu và cố gắng làm tốt những lời căn dặn của Bác Hồ, đoàn kết, nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được nhiều kết quả quan trọng. Những thành tựu đó góp phần cùng nhân dân cả nước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Từ một tỉnh thuần nông, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới và hơn 30 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh đã chuyển mình mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ; kết cấu hạ tầng xã hội ngày càng hoàn thiện, đô thị hiện đại, văn minh, nông thôn đổi mới, tươi đẹp hơn, khang trang hơn; sản xuất công nghiệp tăng trưởng đột phá; cải cách hành chính, môi trường kinh doanh được cải thiện rõ nét; quy mô kinh tế vươn lên mức khá; lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, các giá trị văn hóa đặc trưng được bảo tồn và phát huy.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng Hà Tĩnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế cần khắc phục như phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, quy hoạch, liên kết vùng và quốc tế, phát triển kinh tế số; khai thác các nguồn lực như nguồn nhân lực, đất đai, du dịch gắn với văn hóa còn hạn chế, chưa xứng tầm với tiềm năng…

Thủ tướng cũng gợi ý thời gian tới, Hà Tĩnh cần phải xác định rõ những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để phát triển nhanh, bền vững. Với tinh thần dựa vào nội lực như con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa lịch sử là quyết định, là chiến lược, cơ bản, lâu dài; nguồn lực bên ngoài như nguồn vốn, công nghệ, quản trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là quan trọng, đột phá và thường xuyên…

Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển

Quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX và các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rõ: “Thời gian tới, Hà Tĩnh cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế nhanh và bền vững, không "hy sinh" tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Từ đó, xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh”.

for1

Toàn cảnh Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Formosa cung cấp.

Để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cán bộ, Đảng viên và Nhân dân Hà Tĩnh tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số, đô thị thông minh. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, chuyển đổi xanh; tập trung thu hút các dự án đầu tư mà tỉnh có nhu cầu và lợi thế, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, công nghệ sau thu hoạch theo hướng xanh, sạch, bảo vệ môi trường bền vững.

Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác công tư, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực lực địa phương và xã hội để đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng có sức lan tỏa, nhất là hạ tầng giao thông trọng yếu, cảng biển, logistics, thích ứng biến đổi khí hậu, văn hóa, xã hội.

Tiếp tục xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng và Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo làm động lực để thu hút đầu tư, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Khai thác hiệu quả tiềm năng cảng biển Vũng Áng - Sơn Dương; triển khai chất lượng, bảo đảm tiến độ tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh, phát huy lợi thế là cửa ngõ quan trọng của hành lang Đông - Tây. Tập trung nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

Thực hiện đề án xây dựng thí điểm tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp; chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng; phấn đấu có thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu Hà Tĩnh. Khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển dịch vụ, du lịch, đặc biệt du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch gắn với văn hóa, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của quân và dân Hà Tĩnh.

for

Một góc nhà máy luyện thép của Formosa Hà Tĩnh tại Khu kinh tế Vũng Áng. Ảnh: Formosa cung cấp.

Thứ ba, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc; chủ động ứng phó, không để bị động, bất ngờ; giữ vững an ninh biên giới, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh, an toàn và an dân. Tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại; tăng cường hợp tác chặt chẽ với các tỉnh biên giới với Lào.

Sớm hoành thành các mục tiêu Chính phủ đề ra; tập trung nguồn lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh, kết nối các chuỗi cung ứng và thị trường, nỗ lực hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội trong năm 2022 và thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ