Thủ tướng: Ngành Công Thương 'chỉ có tiến và không có lùi'

Nhàđầutư
"Việt Nam có thể trở thành con hổ, con rồng hay không chính là phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển đột phá của ngành Công Thương Việt Nam trong thời gian tới,...." Thủ tướng nhấn mạnh.
HẢI ĐĂNG
17, Tháng 01, 2019 | 18:58

Nhàđầutư
"Việt Nam có thể trở thành con hổ, con rồng hay không chính là phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển đột phá của ngành Công Thương Việt Nam trong thời gian tới,...." Thủ tướng nhấn mạnh.

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 ngành Công Thương diễn ra sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động của Ngành Công Thương về những kết quả quan trọng mà Bộ đạt được trong năm 2018.

thu-tuong

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành Công Thương

Thủ tướng nhấn mạnh đến thành tích xuất siêu và tăng trưởng đạt kỷ lục của ngành Công thương. Cụ thể: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 482 tỷ USD; xuất siêu 7,2 tỷ USD, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2017. Là nước có quy mô dân số đứng thứ 12-13 trên thế giới nhưng Việt Nam có một số ngành hàng đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu. Nhiều mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD; 29 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 40 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khu vực trong nước tăng nhanh hơn khu vực FDI.

"Đây chính là tiền đề cho các kết quả nổi bật mà ngành Công Thương đạt được trong năm qua. Nhiều chỉ tiêu vượt xa yêu cầu đặt ra. Công nghiệp và thương mại đóng góp đến 80% GDP, hiện chiếm 0,29% GDP toàn cầu (trong khi các năm trước chỉ chiếm 0,18%)", Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng đánh giá cao việc Bộ Công Thương đi đầu trong công tác nâng cao tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh. “Anh phải giải phóng sức sản xuất để mọi người dân, doanh nghiệp cùng làm, chứ nếu vì quyền lợi của ngành mình, cục bộ, không nhìn đại cục thì không thể phát triển được" Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh những ưu điểm mà ngành Công Thương đã đạt được, tại Hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại, yếu kém của ngành Công Thương, cụ thể: chưa chủ động lập, điều chỉnh một số quy hoạch ngành công thương, một số quy hoạch triển khai chậm; chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn có giá trị gia tăng cao ổn định; tổ chức thị trường trong nước còn nhiều bất cập, giải phóng mặt bằng tạo điều kiện sản xuất công nghiệp phát triển của các tỉnh chưa được quan tâm....

Vì vậy, Thủ tướng cho rằng, Bộ Công Thương với thành tích đã đạt được không được chủ quan, thỏa mãn, phải nhìn rõ cơ hội, thách thức, làm đầu tàu cho sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước để cả nước chúng ta lên chuyến tàu cách mạng công nghiệp 4.0.

"Việt Nam có thể trở thành con hổ, con rồng hay không chính là phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển đột phá của ngành Công Thương Việt Nam trong thời gian tới. Với niềm tin và sự thành công liên tiếp trong ba năm vừa qua, Thủ tướng tin tưởng rằng toàn ngành Công Thương "chỉ có tiến và không có lùi" vì quyền lợi của dân tộc, vì đời sống của nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

Năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho ngành Công Thương 10 nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể:

Thứ nhất, giải pháp quan trọng để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ là ứng dụng khoa học công nghệ. 

Thứ hai, tập trung giải quyết vấn đề thể chế, đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong lĩnh vực theo hướng chuyển tư duy quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm tạo môi trường thông thoáng trong đầu tư phát triển.

Thứ ba, đổi mới công tác triển khai lập, thẩm định, trình duyệt và công bố quy hoạch trong ngành Công Thương theo quy định lập quy hoạch để không vì quy hoạch mà xảy ra tình trạng xin, cho hoặc chậm trễ.

Thứ tư, tập trung triển khai quyết liệt đạt hiệu quả cao nhất, định hướng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 một cách cụ thể để thực hiện Nghị quyết 23 ngày 23/3/2018 của Bộ Chính trị trong đó có việc tái cơ cấu, cấp chi phí năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ năm, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu thuộc ngành Công Thương một cách thực chất, chặt chẽ và hiệu quả.

Thứ sáu, tiếp tục xử lý tồn tại, yếu kém của Dự án thuộc ngành Công Thương theo đúng phương án, kế hoạch được giao.

Thứ bảy, tiếp tục xử lý một cách căn bản hơn các vấn đề về xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường ngoài nước. Đi liền với đó là vấn đề phòng vệ thương mại, hội đồng cạnh tranh phải được tăng cường, củng cố.

Trong vấn đề thị trường cũng như trong sản xuất, Thủ tướng nhấn mạnh đến vai trò của Hiệp hội, ngành hàng. Thủ tướng yêu cầu phản ứng chính sách, điều chỉnh chủ trương một cách mau lẹ. Coi trọng công tác theo dõi, bám sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế từ đó có hững phản ứng kịp thời hơn. 

Thứ tám, đối với kinh tế vĩ mô, lưu ý tình hình hiện nay, diễn biến hàng ngày để chúng ta có đối sách tốt hơn, đừng để trì trệ, đi liền với đó là tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường, tạo lập môi trường lành mạnh, công bằng cho sản xuất, kinh doanh trong nước, trực tiếp góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

Đặc biệt, thứ chín là triển khai có hiệu quả chiến lược phát triển thương mại trong nước đồng bộ về giải pháp, coi trọng nội dung nền kinh tế. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương không mất thị trường bán lẻ trong nước. Một yêu cầu khẩn thiết được giao cho Bộ Công Thương và các tỉnh là tổng kết chủ trương người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, đặc biệt Chính phủ đã phát động thêm chủ trương mới là phát động Hàng Việt Nam chinh phục hàng Việt Nam.

Thứ mười, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, kỷ cương, kỷ luật hành chính trong ngành, giám trách nhiệm nêu gương các cấp lãnh đạo trongBộ, ngành Công Thương theo phương châm hành động của Chính phủ, thực hiện tốt công tác cán bộ, cán bộ thực sự vì công việc, có bản lĩnh,sáng tạo đảm đương tốt nhiệm vụ được giao.

Ngoài 10 nhiệm vụ kể trên, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương cần chú trọng đến an toàn thực phẩm cho sản xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu một cách tuyệt đối, xử lý nghiêm kể cả xử lý hình sự những tổ chức, cá nhân vi phạm luật an toàn vệ sinh thực phẩm đối với người tiêu dùng kể cả trong nước và ngoài nước. 

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, Bộ Công Thương sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến chì đạo của Thủ tướng, cụ thể hóa trong kế hoạch hành động của toàn Ngành, nỗ lực cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời để trả lời về những câu hỏi, những yêu cầu mà Thủ tướng đặt ra cho ngành Công Thương.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ