Thủ tướng: Kinh tế cũng phải học thể thao để 'vượt lên chính mình'

Khâm phục trước thành tích "vượt lên chính mình" của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 30, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn kỳ tích này cũng sẽ lan toả sang các ngành kinh tế, xã hội.
ĐÌNH VŨ
22, Tháng 12, 2019 | 16:59

Khâm phục trước thành tích "vượt lên chính mình" của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 30, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn kỳ tích này cũng sẽ lan toả sang các ngành kinh tế, xã hội.

Sáng 22/12, tại cuộc gặp mặt các vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao tại SEA Games 30, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn thành tích của đoàn thể thao Việt Nam phải lan tỏa ra trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời gian tới.

thu-tuong

Thủ tướng tại buổi gặp mặt các vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao tại SEA Games 30

Trưởng Đoàn thể thao Việt Nam Trần Đức Phấn cho biết, đoàn xác định đây là đại hội khó khăn, nhiều môn thế mạnh của Việt Nam bị cắt giảm. Do đó, các vận động viên đã nỗ lực hết mình và đạt kết quả xuất sắc. Lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Thái Lan xếp thứ 2 toàn đoàn, lần đầu tiên đoạt huy chương vàng các bộ môn quần vợt, bóng đá nam...

“Chúng ta ngưỡng mộ một tinh thần Việt Nam tại SEA Games vừa rồi”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ. 

Thủ tướng nhấn mạnh, có thể nói, đây là kỳ SEA Games đáng nhớ, đầy cảm xúc, mang lại niềm tự hào cho dân tộc, góp phần tạo thêm không khí phấn khởi trong nhân dân khi mà trong lĩnh vực kinh tế cũng đã đạt nhiều thành công như: Cán đích toàn diện các mục tiêu, tăng trưởng cao, tích lũy lớn, xuất siêu lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức 500 tỷ USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%.

“Những câu chuyện cảm động về các vận động viên vượt khó là bài học kinh nghiệm cho chúng ta về ý chí và quyết tâm của người Việt Nam. Khát vọng Việt Nam như vậy không chỉ trong thể thao mà tôi nghĩ phải lan tỏa ra trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời gian tới. Đây là một cú hích quan trọng của thể thao Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho rằng, thành tích trên thể hiện sự lớn mạnh không ngừng của thể thao Việt Nam, sự tập trung đầu tư đúng hướng, có trọng tâm trọng điểm của thể thao Việt Nam.

Thủ tướng nhận định từ thành công này, rút ra bài học lớn, vận dụng trong các lĩnh vực, ngành nghề, trong việc thực hiện chủ trương xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hoà bình và phát triển xứng tầm với quốc tế.

"Thể thao phải lan tỏa vào kinh tế, xã hội. Các cấp, các ngành phải quyết liệt hơn, ý chí hơn, không để tình trạng trì trệ, tiêu cực, nhũng nhiễu trong hoạt động của ngành mình. Phải làm mạnh mẽ, kiên trì liên tục như thể thao Việt Nam đã phấn đấu, phải có tinh thần "vượt lên chính mình"", Thủ tướng nói.

Tại Diễn đàn VRDF diễn ra hồi tháng 9 vưa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng chia sẻ về “một Việt Nam không ngừng mơ ước”.

Thủ tướng nói, vào những thập niên đầu sau chiến tranh, đất nước Việt Nam khi đó còn muôn vàn khó khăn, tỷ lệ nghèo đói rất cao, những gia đình Việt Nam chỉ mơ ước có được bữa cơm no, có áo mặc ấm, con em được đến trường học hành tử tế, một cuộc sống không còn đói rét và vất vả.

Nhưng nay, sau 30 năm Đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao và đó là cơ sở để tỷ lệ đói nghèo ở mức rất cao - 53% vào năm 1992 (tính theo mức 1,9 USD/ngày và theo tỷ giá PPP năm 2011), giảm 10 lần, còn 5,23% năm 2018, theo chuẩn nghèo đa chiều. Đồng thời, tầng lớp trung lưu cũng tăng lên hơn 15% dân số và đang tăng nhanh.

“Xét về quy mô dân số, có thể nói rằng đây là một trong những cuộc vượt đói nghèo vĩ đại trong lịch sử các nước”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết, những trẻ em sinh ra từ thập niên đầu Đổi mới nay đã trưởng thành và chính họ sẽ tiếp nối mơ ước của các bậc cha mẹ, thế hệ đi trước với những khát vọng bay cao hơn, vươn xa hơn.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn, Thủ tướng cho rằng, ước mơ, khát vọng hướng về phía trước dù rất đẹp, nhưng thực tại là những điều chúng ta “buộc phải đối mặt, buộc phải vượt qua”.

Chẳng hạn, kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; khả năng chống chịu, thích ứng với tác động bên ngoài của Việt Nam còn yếu; năng lực tiếp cận nền kinh tế số còn nhiều hạn chế. Gần đây, tốc độ tăng GDP có xu hướng chững lại, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu còn cao. Năm 2018, dân số Việt Nam đứng thứ 3 trong ASEAN, nhưng quy mô kinh tế là thứ 6…

“Nhưng những hạn chế yếu kém đó không làm chúng tôi chùn bước mà càng thôi thúc chúng tôi không chỉ có khát vọng, ước mơ, mà phải hành động, phải vươn lên mạnh mẽ và trong tiến trình còn nhiều gian khó thách thức này rất mong có sự hợp tác, đồng hành của quý vị và cộng đồng quốc tế”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ