Thủ tướng: Không có điện và sóng thì không có chuyển đổi số, kinh tế số, công dân số

BẢO LÂM
15:00 06/12/2021

"Việc bảo đảm điện và sóng cho các vùng sâu, vùng xa dù khó mấy cũng phải làm và không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ mà còn cần sự vào cuộc của các cơ quan, địa phương. Không có điện và sóng thì không có chuyển đổi số, xã hội số, kinh tế số, công dân số…", Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích.

Sáng 6/12, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với các bộ, cơ quan tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến phiên toàn thể "Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ 3 về cách mạng công nghiệp lần thứ 4" với chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số".

Khó khăn hiện tại chỉ mang tính nhất thời

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì và có bài phát biểu quan trọng tại đây. Ông đánh giá sự tham gia, đóng góp, ý kiến phát biểu rất tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu, chuyên gia trong nước, quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp, đã chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm phát triển với động lực mới từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đưa ra nhiều khuyến nghị chính sách, giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng như các vấn đề dài hạn, xuyên suốt về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Thủ tướng cũng cảm ơn các nước, bạn bè, đối tác quốc tế đã hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nhất là trong phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là sự hỗ trợ về y tế.

Theo Thủ tướng, đại dịch COVID-19 đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề không chỉ với Việt Nam mà đối với cả thế giới. Trong gần 2 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất, chủ động chuyển trạng thái, tạo tiền đề quan trọng để đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

pham-minh-chinh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Nhật Bắc/VGP.

Khi chưa có đủ vaccine và thuốc, chưa hiểu rõ và dự báo được hết sự nguy hiểm của các biến chủng, nước ta không có cách nào khác là sử dụng nghiêm ngặt các biện pháp hành chính để phòng chống dịch, điều này tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã hội. Vừa qua, khi đạt được độ bao phủ nhất định về vaccine và nâng cao năng lực y tế, đồng thời đúc rút, tổng kết được các kinh nghiệm, lý thuyết, công thức phòng chống dịch, xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống, Việt Nam đã chuyển hướng thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Sau 2 tháng triển khai chủ trương chuyển hướng nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đã phục hồi trở lại và có nhiều khởi sắc. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Xuất nhập khẩu tăng cao, xuất siêu trở lại, thu hút FDI tăng. Chuỗi cung ứng, sản xuất, chuỗi lao động dần được nối lại. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống của người dân dần ổn định trở lại.

"Điều này cho thấy khó khăn hiện tại chỉ mang tính nhất thời. Nền tảng vĩ mô, các cân đối lớn của kinh tế Việt Nam vẫn ổn định và vững chắc. Niềm tin của người dân và doanh nghiệp, các nhà đầu tư, bạn bè quốc tế tiếp tục được giữ vững, tăng cường và củng cố. Cùng với đó, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng được giữ vững; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy mạnh mẽ", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Cũng theo Thủ tướng, việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia dưới tác động của đại dịch COVID-19 trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài; đặc biệt là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội.

Về những định hướng trong thời gian tới, Thủ tướng cho hay Chính phủ đang tập trung chỉ đạo hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình tổng thể phòng, chống đại dịch COVID-19 và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Phạm Minh Chính nói: "Hai nhiệm vụ này có sự gắn kết chặt chẽ, là hai mặt của một quá trình, phòng chống, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh thì mới có thể phát triển kinh tế - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội thì mới có nguồn lực để phòng chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân".

Cho rằng dịch bệnh đã làm bộc lộ cả mặt yếu và mặt mạnh của hệ thống y tế Việt Nam, Thủ tướng nêu một số định hướng lớn trong Chương trình tổng thể phòng, chống đại dịch COVID-19 như tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất; có kế hoạch bảo đảm vaccine và thuốc điều trị.

Việt Nam đặt mục tiêu chậm nhất trong tháng 12 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm vaccine mũi 2 cho người trên 18 tuổi, tích cực tiêm mũi 3 và tiêm cho người từ 12 tuổi, đồng thời nghiên cứu, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 tuổi.

Về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho biết một số trụ cột như tập trung nâng cao năng lực y tế; bảo đảm an sinh xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; xây dựng hạ tầng chiến lược, trong đó có hạ tầng chuyển đổi số; xây dựng và hoàn thiện thể chế; phát huy tối đa nguồn lực con người là trung tâm, chủ thể, là động lực và mục tiêu của sự phát triển…

"Dù trong quá trình hồi phục hay phát triển, nội lực luôn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá. Nội lực gồm 3 trụ cột chính là con người; thiên thiên; và truyền thống văn hóa - lịch sử với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất của dân tộc. Còn ngoại lực bao gồm công nghệ, vốn, năng lực quản trị và đào tạo nguồn nhân lực…", Thủ tướng Chính phủ khẳng định.

Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng viễn thông

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết một số định hướng như đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Cùng với đó kết hợp chặt chẽ, hài hòa, linh hoạt, hiệu quả giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ với các công cụ về thuế, phí, lệ phí, chi ngân sách Nhà nước, lãi suất, tỷ giá, tín dụng, chi phí đầu vào... Thực hiện hiệu quả các chính sách bảo đảm an sinh xã hội dựa trên 3 trụ cột chính là giảm thiểu, khắc phục và phòng ngừa rủi ro để người lao động, người dân có công việc, thu nhập và cuộc sống ổn định.

toan-canh-dien-dan

Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Nhật Bắc/VGP.

Về hoàn thiện thể chế, những vấn đề đã "chín", đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện. Những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Đồng thời đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược, trong đó có hạ tầng giao thông, viễn thông… "Việc bảo đảm điện và sóng cho các vùng sâu, vùng xa dù khó mấy cũng phải làm và không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ mà còn cần sự vào cuộc của các cơ quan, địa phương, cùng với sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế. Không có điện và sóng thì không có chuyển đổi số, xã hội số, kinh tế số, công dân số…", Thủ tướng phân tích.

Tiếp tục nhấn mạnh quan điểm phát triển kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang xây dựng chương trình tổng thể để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được xác định tại hội nghị văn hóa toàn quốc vừa qua, trong đó có việc phát triển công nghiệp văn hóa trong bối cảnh chuyển đổi số.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.

"Không hy sinh an sinh xã hội, môi trường, tiến bộ và công bằng để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; lo cho gần 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, có cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, đó là điều quan trọng nhất", Thủ tướng phát biểu.

  • Cùng chuyên mục
Tạp chí Nhà đầu tư đạt giải báo chí tỉnh Quảng Ninh

Tạp chí Nhà đầu tư đạt giải báo chí tỉnh Quảng Ninh

Tạp chí Nhà đầu tư - Văn phòng Đông Bắc Bộ đã đạt giải khuyến khích báo chí tỉnh Quảng Ninh.

Sự kiện - 20/06/2025 16:12

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6, Tạp chí Nhà đầu tư trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

Sự kiện - 20/06/2025 14:28

Kịch bản Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam sẽ 'không xảy ra'

Kịch bản Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam sẽ 'không xảy ra'

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, Việt Nam - Mỹ đang trong quá trình đàm phán với nhiều kết quả tích cực. Chính phủ sẽ làm mọi việc, với nỗ lực cao nhất để mức thuế quan 46% mà Mỹ tính áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam không xảy ra.

Sự kiện - 20/06/2025 12:11

Báo chí Cách mạng Việt Nam: Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin

Báo chí Cách mạng Việt Nam: Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.

Sự kiện - 20/06/2025 08:15

'Tiếp tục hoàn thiện chính sách để thúc đẩy kinh tế tư nhân'

'Tiếp tục hoàn thiện chính sách để thúc đẩy kinh tế tư nhân'

"Kỳ họp 10, Chính phủ sẽ trình Quốc hội sửa đổi các luật còn lại liên quan đến doanh nghiệp đảm bảo toàn diện", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về việc hoàn thiện luật để phát triển kinh tế tư nhân.

Sự kiện - 19/06/2025 18:23

'Chưa hộ kinh doanh nào bị phạt vì hóa đơn điện tử'

'Chưa hộ kinh doanh nào bị phạt vì hóa đơn điện tử'

"Hiện nay đang hỗ trợ tối đa cho các hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử chứ chưa phạt ai. Không có câu chuyện phạt bất cứ hộ kinh doanh nào trong việc triển khai hóa đơn điện tử. Trừ khi sau này đã triển khai thông suốt rồi mà có hộ kinh doanh vẫn cố tình vi phạm thì mới tính đến phạt", Bộ trưởng Tài chính cho biết.

Sự kiện - 19/06/2025 16:37

Sắp diễn ra Hội thảo 'Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đô thị thông minh'

Sắp diễn ra Hội thảo 'Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đô thị thông minh'

Hội thảo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đô thị thông minh" sẽ tập trung thảo luận về một trong những xu thế công nghệ quan trọng nhất hiện nay là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xây dựng và vận hành đô thị thông minh.

Sự kiện - 19/06/2025 16:00

'Doanh nghiệp rút khỏi thị trường là thách thức lớn cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp'

'Doanh nghiệp rút khỏi thị trường là thách thức lớn cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay, trong 5 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường rất lớn là thách thức lớn cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030.

Sự kiện - 19/06/2025 11:11

Hôm nay (19/6), Bộ trưởng Tài chính trả lời chất vấn giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI

Hôm nay (19/6), Bộ trưởng Tài chính trả lời chất vấn giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI

Bộ trưởng Tài Chính Nguyễn Văn Thắng nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI.

Sự kiện - 19/06/2025 07:30

Bộ trưởng Y tế khẳng định thuốc giả không có trong bệnh viện

Bộ trưởng Y tế khẳng định thuốc giả không có trong bệnh viện

Liên quan đến vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về thuốc giả có trong bệnh viện, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ, thông qua hệ thống đấu thầu, tất cả thuốc vào bệnh viện phải có nguồn gốc xuất xứ. Thuốc giả chủ yếu xuất hiện trên thị trường, không phải trong bệnh viện.

Sự kiện - 18/06/2025 16:12

TP.HCM sẽ trở thành 'siêu đô thị quốc tế' của Đông Nam Á

TP.HCM sẽ trở thành 'siêu đô thị quốc tế' của Đông Nam Á

Tầm nhìn mới cho TP.HCM (mới) là trở thành "siêu đô thị quốc tế" của Đông Nam Á – một đô thị thông minh, xanh, sáng tạo, tiêu biểu không chỉ về sức mạnh kinh tế mà cả sự phong phú về văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giải trí và phong cách sống hiện đại, năng động

Sự kiện - 18/06/2025 14:22

Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng

Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng sẽ được biểu quyết thông qua vào chiều 25/6, lùi lại 1 tuần so với kế hoạch ban đầu là ngày 18/6.

Sự kiện - 18/06/2025 13:30

Vinh Quang Việt Nam: Khơi dậy tinh thần trách nhiệm và khát vọng vươn lên

Vinh Quang Việt Nam: Khơi dậy tinh thần trách nhiệm và khát vọng vươn lên

Năm 2025, Chương trình Vinh Quang Việt Nam bước sang năm thứ 21, tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những sự kiện văn hóa chính trị có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất cả nước. Không chỉ là nơi tôn vinh những tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc, chương trình còn trở thành nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hùng cường.

Sự kiện - 18/06/2025 11:02

[Gặp gỡ thứ Tư]'Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam: Táo bạo nhưng thực tế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam: Táo bạo nhưng thực tế'

Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được đánh giá mang lại một tầm nhìn tổng thể, táo bạo nhưng thực tế cho dự án tại Việt Nam.

Sự kiện - 18/06/2025 09:46

Bí thư Hải Dương làm Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ

Bí thư Hải Dương làm Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ

Ông Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương được điều động, phân công giữ chức Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ. Trước đó, ông Thắng từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Sự kiện - 18/06/2025 08:23

Chốt giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Chốt giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Quốc hội giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% đến hết năm 2026. Dự kiến ngân sách sẽ giảm thu khoảng 122.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 17/06/2025 12:17