Thông qua Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC

Nhàđầutư
Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC 2017 hôm qua (8/11) đã thông qua hàng loạt văn kiện quan trọng, mang tính dấu ấn của năm APEC 2017. Một trong số đó là Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC.
NGUYỄN HỒNG
09, Tháng 11, 2017 | 14:38

Nhàđầutư
Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC 2017 hôm qua (8/11) đã thông qua hàng loạt văn kiện quan trọng, mang tính dấu ấn của năm APEC 2017. Một trong số đó là Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC.

thuong-mai-dien-tu 1-ndt

 TMĐT xuyên biên giới là công cụ hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong APEC tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Ảnh minh họa

Theo Bộ Công Thương, Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới hiện được coi là lĩnh vực phát triển nhanh nhất của thương mại thế giới. Từ xuất phát điểm gần như bằng 0 ở thời điểm hai thập kỷ trước, đến cuối năm 2016, TMĐT xuyên biên giới (bao gồm giao dịch doanh nghiệp - doanh nghiệp B2B và bán lẻ B2C) ước tính đạt 1.920 tỷ USD trên toàn cầu.

Trong đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới, theo sau là khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ. Tính riêng về TMĐT B2C, doanh thu TMĐT B2C xuyên biên giới của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 đạt 144 tỷ USD, chiếm khoảng 35,9% doanh thu TMĐT xuyên biên giới B2C toàn cầu. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 467 tỷ USD và 47,9% vào năm 2020.

TMĐT xuyên biên giới là công cụ hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong APEC tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, không cần sự hiện diện vật lý hay thương mại ở thị trường vẫn có thể bán sản phẩm ra toàn thế giới.

Khung thuận lợi hóa Thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC tập trung vào 5 trụ cột làm việc bao gồm: Hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý TMĐT của các nền kinh tế APEC nhằm tạo thuận lợi cho TMĐT xuyên biên giới trong khu vực; Tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường TMĐT xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới; 

Đồng thời, thúc đẩy hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới thông qua việc thực hiện các chương trình đang triển khai của APEC; Thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ trong khu vực; Giải quyết những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong TMĐT xuyên biên giới.

Theo Bộ Công Thương, riêng tại Việt Nam, con số thống kê những năm qua cho thấy, thị trường TMĐT Việt Nam luôn tăng trưởng ở tốc độ cao (25-35%/năm), mức độ phổ cập TMĐT trong cộng đồng và doanh nghiệp đã ngang tầm, thậm chí vượt một số nước trong khu vực. Cùng với tốc độ phát triển của công nghệ và hạ tầng viễn thông - internet, hoạt động kinh doanh và mua sắm trên môi trường mạng đang trở thành một phần tất yếu của đời sống xã hội.

Theo kết quả khảo sát về tình hình phát triển TMĐT do Bộ Công Thương thực hiện, doanh số TMĐT bán lẻ Việt Nam năm 2016 đạt khoảng 5 tỷ đô la Mỹ và dự đoán sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm, đạt 10 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020, chiếm 5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Theo Bộ Công Thương thị trường TMĐT được dự đoán tiếp tục phát triển mạnh trong giai đoạn 2016-2020 dựa trên nền tảng pháp lý, hạ tầng kỹ thuật và mức độ hiểu biết của người tiêu dùng ngày một hoàn thiện. Với lợi thế dân số trẻ, ước tính 30% dân số Việt Nam sẽ tham gia mua sắm trực tuyến vào năm 2020; giá trị mua hàng đạt mức trung bình 350 đô la Mỹ.

Bên cạnh đó, TMĐT xuyên biên giới phát triển nhanh, phục vụ thiết thực hoạt động xuất nhập khẩu. Giao dịch TMĐT B2B dự đoán tác động tới 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020.

Doanh nghiệp cần làm gì để đón sóng TMĐT thời gian tới?

Bộ Công Thương cho biết, tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số doanh nghiệp cả nước (hơn 90%). TMĐT và công nghệ số đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ rút ngắn khoảng cách với các doanh nghiệp lớn, nhờ vào tính cạnh tranh bình đẳng và linh hoạt của môi trường kinh doanh số.

Yếu tố có vai trò quyết định đối với thành công của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay là trình độ khai thác và tiếp cận công nghệ, cũng như phương thức tổ chức hoạt động kinh doanh và mạng lưới kết nối đối tác.

Để cạnh tranh trong môi trường năng động và có hàm lượng công nghệ cao này của nền kinh tế số, doanh nghiệp cần đổi mới cách tư duy, xây dựng những mô hình kinh doanh mang tính sáng tạo, tránh lối mòn của các doanh nghiệp đi trước.

SMEs có lợi thế về tính linh hoạt trong mô hình tổ chức hoạt động và khả năng sáng tạo, học tập cái mới, nhưng có thể còn hạn chế về vốn và năng lực nghiên cứu. Do vậy, việc chủ động trang bị kiến thức, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, mạnh dạn áp dụng các mô hình TMĐT mới và chú trọng xây dựng uy tín, thương hiệu trên môi trường trực tuyến là những mục tiêu thiết yếu doanh nghiệp SMEs cần hướng tới để phát huy hơn nữa các lợi ích của TMĐT nói riêng cũng như hòa nhập vào dòng chảy của nền kinh tế số nói chung.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ