Các ưu tiên hợp tác của APEC năm 2017 ở Việt Nam

Nhàđầutư
Lãnh đạo Hà Nội từ trước khi SOM—2 diễn ra tại đây đã cho biết, thành phố đang nỗ lực triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhằm hỗ trợ tối đa và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
DIỆU MY
01, Tháng 05, 2017 | 12:24

Nhàđầutư
Lãnh đạo Hà Nội từ trước khi SOM—2 diễn ra tại đây đã cho biết, thành phố đang nỗ lực triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhằm hỗ trợ tối đa và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung mong muốn APEC 2017  tập trung triển khai hiệu quả những định hướng ưu tiên về tăng trưởng bền vững, liên kết kinh tế khu vực, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như bảo đảm an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững.

093845_DSC_2753

Apec năm  2017 hướng đến những mục tiêu chung (Ảnh: internet)

Bên lề hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại Bonn (Đức), ngày 17/2/2017, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson. Hai bên nhất trí hai nước cần tiếp tục duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc ở cấp cao. Phó Thủ tướng nhắc lại việc lãnh đạo Việt Nam đã mời Tổng thống Donald Trump dự hội nghị cấp cao APEC và các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp tại Đà Nẵng tháng 11/2017. Phó Thủ tướng cũng mời Ngoại trưởng Tillerson sớm thăm Việt Nam. Ông Tillerson trân trọng mời Phó Thủ tướng thăm Mỹ, bày tỏ mong muốn thăm Việt Nam và tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Năm APEC 2017 tại Việt Nam.

Những định hướng lớn từ SOM—1 Đà Nẵng

Với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Hội nghị SOM-1 đã đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, thể hiện trên toàn bộ các mặt nội dung, vật chất hậu cần, an ninh y tế và các khâu tổ chức. Về nội dung, thành quả lớn nhất là Hội nghị đã thể hiện đồng thuận về tinh thần thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế, thương mại và tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo. Trong vai trò chủ nhà, Việt Nam đã đề xuất và được các nền kinh tế ủng hộ, thống nhất bốn định hướng lớn, đó là:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai những định hướng hợp tác lớn, dài hạn của APEC, đặc biệt là các bước cụ thể để đạt được các mục tiêu Bogor về tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2020 trong khu vực.

Thứ hai, nhất trí hình thành cơ chế để tiến hành thảo luận về tầm nhìn APEC sau 2020. Chúng ta dự kiến sẽ tổ chức đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tầm nhìn sau 2020, và đạt nhất trí với các thành viên về thành phần của cơ chế không chỉ là chính phủ, mà toàn bộ các bên liên quan, như các học giả, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và xã hội.

Thứ ba, chúng ta đã cùng với các thành viên tái định hướng hợp tác của APEC không chỉ tập trung vào tự do hoá thương mại và đầu tư, mà quan trọng nữa là bảo đảm tính bao trùm của thương mại và tăng trưởng. Bao trùm là nội hàm nhiều cơ chế hợp tác APEC hiện đang thúc đẩy. Trong năm 2017, Việt Nam sẽ xâu chuỗi, hài hoà các sáng kiến ở từng uỷ ban, nhóm công tác, đưa bao trùm thành nội dung xuyên suốt của hợp tác APEC, cả về kinh tế, xã hội và tài chính.

Thứ tư, APEC cần tiếp tục là cơ chế đi đầu về hợp tác, giải quyết các nhu cầu thiết thực của người dân. Trong số này có thể kể đến việc phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thương mại điện tử xuyên biên giới, công nghiệp hỗ trợ, phát triển thành thị-nông thôn để củng cố an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng… Đồng thời, APEC sẽ tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt, đóng góp thúc đẩy nhiều nội dung hợp tác lớn, như hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương, từng bước hiện thực hoá Khu vực thương mại tự do Châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP).

Việt Nam cũng đã đề xuất nhiều sáng kiến cho năm 2017, trong đó có nhiều đề xuất mang tính dài hạn, xuyên suốt các nội hàm hợp tác APEC, có lợi ích và mang tính thiết thực, cụ thể. Nổi bật là đề xuất tiến tới hình thành cơ chế trao đổi về hợp tác APEC trong tương lai, trong đó có việc hình thành “Tầm nhìn của Diễn đàn sau năm 2020”, bên cạnh đó đẩy nhanh hoàn tất các “Mục tiêu Bogor vào năm 2020”.

Thúc đẩy thương mại tự do và mở là mục tiêu của Diễn đàn APEC kể từ khi thành lập năm 1989. Theo Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn, thương mại tự do và mở tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác APEC và châu Á – Thái Bình Dương. Đây cũng là một nội dung thảo luận quan trọng của Hội nghị lần này.

Trong dịp này, Việt Nam đã tổ chức hội thảo về hiện thực hóa FTAAP, đối thoại công tư về Kế hoạch Hành động Khuôn khổ Kết nối chuỗi cung ứng giai đoạn II từ 2017 – 2020 (SCFAP II) và đối thoại công – tư APEC về dịch vụ, góp phần đã đưa ra định hướng rõ ràng hơn đối với hợp tác APEC trên các vấn đề này.

Việt Nam cũng đã đề xuất các sáng kiến về Khuôn khổ về tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới, hình thành Bộ thông lệ tốt của APEC về công nghiệp hỗ trợ, Tài liệu đề xuất ý tưởng về việc cây dựng lộ trình cho các vấn đề thương mại và đầu tư thế hệ mới (NGeTI). Các đề xuất nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các thành viên. Những đề xuất này sẽ tiếp tục được thỏa luận tại các ủy ban, nhóm công tác để trình các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế (AMM) thông qua và báo cáo lên Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11/2017.

SOM—2 Hà Nội sẽ cụ thể hóa các đề xuất

Theo Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Hội nghị SOM—1 (tháng 3 tại Đà Nẵng) và các hội nghị liên quan đã thể hiện sự đồng thuận cao đối với 4 ưu tiên hợp tác của Năm APEC 2017. Đó là: i) Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; ii) Thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; iii) Nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; và iv) Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Từ nay đến Hội nghị SOM—2 (diễn ra trong tháng 5/2017 tại Hà Nội), chúng ta sẽ cùng các nền kinh tế APEC cụ thể hóa các đề xuất để phục vụ mục tiêu chung của APEC2017. Ở các ủy ban, nhóm công tác, Việt Nam cũng đã đề xuất nhiều sáng kiến mới, góp phần triển khai các ưu tiên của APEC 2017. Có thể kể đến các sáng kiến hợp tác về phát triển nguồn nhân lực và việc làm tương lai trong kỷ nguyên số; định hướng chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ; thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới; phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu; tổ chức đối thoại về chống tham nhũng và gian lận thương mại…

Bước đầu, các nền kinh tế đánh giá cao nhiều đề xuất của Việt Nam do đúng nhu cầu, ưu tiên của các nền kinh tế. Nhiều nền kinh tế ủng hộ, sẵn sàng hỗ trợ, đồng bảo trợ các sáng kiến.

Tháng 12 năm ngoái, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì một Đối thoại với chủ đề “Tạo động lực mới thúc đẩy tăng trưởng và liên kết”. Các diễn giả chính gồm Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC quốc tế Alan Bollard, Giám đốc Ban Thư ký quốc tế của Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) Antonio Basilio... Ông Nguyễn Đức Chung đã nêu những định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội. Đó là ưu tiên các dự án chất lượng, sản phẩm giá trị gia tăng có tính cạnh tranh cao, khuyến khích các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ