Thống đốc: “Ngân hàng cần có trách nhiệm trước tín dụng đen”

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về hướng giải pháp tham gia xử lý tình trạng tín dụng đen hiện nay...
HẢI ANH
15, Tháng 01, 2019 | 08:00

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về hướng giải pháp tham gia xử lý tình trạng tín dụng đen hiện nay...

0-15474741653391752820026-crop-1547474178575916014033

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng.

Tín dụng đen là một nội dung được đưa ra đánh giá, thảo luận trong phiên họp quý 1/2019 của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, diễn ra cuối tuần qua.

Tại phiên họp này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đưa ra quan điểm, cùng định hướng các giải pháp đối với hệ thống ngân hàng tham gia xử lý tình trạng tín dụng đen thời gian tới.

Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, không chỉ riêng Việt Nam, tín dụng đen cũng xuất hiện ở rất nhiều nền kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..., khi trong nền kinh tế có kinh tế không chính thức thì có tín dụng không chính thức.

Trong đó có hai loại cần phân biệt. Thứ nhất, những nhu cầu vay bất hợp pháp thì không có một hệ thống hay một tổ chức tín dụng nào có thể đáp ứng được, và những nhu cầu này được đặt sang một bên.

Với hệ thống ngân hàng cũng như trong tín dụng đen tại Việt Nam hiện nay, thứ hai, là những nhu cầu thực sự trong đời sống hàng ngày của người dân, hộ sản xuất kinh doanh khi gặp khó khăn tạm thời không trả được nợ, cần vốn cho sản xuất mùa vụ… mà phải vay ngoài.

Bên cạnh đó có nhu cầu vốn tiêu dùng. Đây là nhóm nhu cầu lớn, theo đánh giá của Thống đốc, và cấp thiết như trường hợp đau ốm, bệnh tật, con cái đi học... Đây cũng chính là nhóm nhu cầu mà người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh hệ thống ngân hàng cần có trách nhiệm.

Theo Thống đốc, trách nhiệm lớn nhất đối với nhu cầu vốn tiêu dùng cấp thiết và hợp pháp trong đời sống người dân như trên thuộc về Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank). Đây là hai tổ chức có yếu tố đặc thù, gắn và bám sát đời sống người dân tại hầu hết các địa bàn trên cả nước, có mạng lưới đến tận thôn bản.

"Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên xây dựng các chương trình tín dụng phù hợp đáp ứng những nhu cầu tín dụng chính đáng cho người dân", Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết tại phiên họp.

Cũng theo đánh giá của Thống đốc, cho vay tiêu dùng có rủi ro lớn, nên Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội và Agribank phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội để đáp ứng vốn cho nhu cầu của đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, học sinh sinh viên, người lao động...

"Tất nhiên để làm được cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền và các tổ chức công quyền thì mới đảm bảo an toàn vốn. Mức lãi suất có thể cao hơn mức lãi suất hiện nay của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhưng người nghèo vẫn có thể chấp nhận được và đặc biệt là thấp hơn rất nhiều so với lãi suất mà người dân vay bên ngoài", Thống đốc nói.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị với Chính Phủ xem xét để Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo dừng bớt một số chương trình khác để tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách của đời sống xã hội, trong đó có những nhu cầu vay vốn nói trên.

Trước phiên họp của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cuối năm 2018 Ngân hàng Nhà nước cũng đã tổ chức hội nghị bàn cụ thể về những giải pháp của hệ thống ngân hàng tham gia xử lý tình trạng tín dụng đen.

Qua hội nghị, Agribank cho biết thời gian qua đã triển khai chương trình cho vay 20.000 tỷ đồng tiêu dùng và sẽ tăng thêm 5.000 tỷ đồng cho vay tín chấp ở nông thôn vào năm 2019 theo hướng "sáng vay, chiều nhận tiền" để góp phần đáp ứng những nhu cầu "vay nóng" của người dân.

Trong khi đó, về định hướng lâu dài, có ý kiến từ ngân hàng thương mại cổ phần muốn tham gia chương trình này cho rằng, Chính phủ cần định hướng các nguồn tiền gửi đặc thù như tiền gửi ngân sách, nguồn vốn ưu đãi vào khối này để họ có nguồn cân đối lãi suất, dùng yếu tố ưu đãi về nguồn để bù đắp rủi ro khi cho vay ở lĩnh vực này.

Ngoài ra, cũng theo ý kiến trên, trong quá trình triển khai, ngân hàng cần sự phối hợp chặt chẽ hơn từ các hiệp hội, các tổ chức như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân… tại các địa bàn để tăng cường giám sát, thẩm định khi cho vay, qua đó giảm thiểu rủi ro và có thêm cơ sở đẩy mạnh cho vay, hạn chế tình trạng tín dụng đen.

Theo TBKTVN

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ