Hôm qua 16/12, tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 3 cuộc gặp, tọa đàm quan trọng với các tập đoàn hàng đầu nước này và chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD.
Khán phòng Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tại Tokyo sáng 16/12 chật kín người với 600 đại diện lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp của Nhật Bản và Việt Nam. Đặc biệt, các hợp tác biến thành thỏa thuận cụ thể với 30 văn kiện được ký kết giữa các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản với các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - đúng với tinh thần chủ đề diễn đàn "Quan hệ kinh tế trong kỷ nguyên mới".
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp Nhật Bản sáng 16/12. Ảnh: Nhật Bắc
Trong đó, UBND tỉnh Thái Bình trao quyết định đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư dự án Nhà máy điện khí LNG Thái Bình trị giá 1,94 tỷ USD cho Công ty CP Tập đoàn Trường Thành Việt Nam - Tập đoàn Tokyo Gas - Công ty Kyuden International. UBND TP.Cần Thơ, UBND tỉnh Bắc Giang và Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam cũng hợp tác nghiên cứu đầu tư 2 trung tâm thương mại Aeon Mall tại Cần Thơ và Bắc Giang. Ngân hàng SeABank trao hợp đồng mua lại phần vốn góp của SeABank tại Công ty Tài chính TNHH một thành viên Bưu điện trị giá 4.300 tỷ đồng cho Công ty CP TNHH Dịch vụ tài chính Aeon…
Theo ông Saito Ken, Bộ trưởng Bộ Kinh tế thương mại và công nghiệp Nhật Bản, sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp tại diễn đàn minh chứng cho mối quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản tới Việt Nam. Hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ, năng lượng, dịch vụ, tài chính. Với mối quan hệ kinh tế ngày càng thắt chặt, Việt Nam - Nhật Bản trở thành đối tác chia sẻ cung ứng nguồn nguyên liệu, thiết lập đường dây về chuỗi cung ứng.
"Về phía Chính phủ Nhật Bản, thông qua các sáng kiến đa dạng sẽ đóng góp giúp Việt Nam thành quốc gia tiên tiến vào năm 2045 và trung hòa carbon vào năm 2050", Bộ trưởng Saito Ken khẳng định.
'Đi tắt đón đầu' trong lĩnh vực bán dẫn
Sáng sớm cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian ăn sáng với lãnh đạo 10 tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bán dẫn của Nhật Bản. Hàng loạt câu hỏi và kỳ vọng đã được các nhà đầu tư từ Nhật nêu ra với người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Kishida Fumio. Ảnh: Nhật Bắc
Đề nghị Nhật hỗ trợ vốn ODA làm đường sắt tốc độ cao
Chiều 16/12 tại Tokyo (Nhật Bản), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Kishida Fumio.
Đây là cuộc hội đàm thứ 6 của Thủ tướng hai nước trong 2 năm qua và lần thứ 2 trong năm nay. Thủ tướng đề nghị Nhật Bản tiếp tục cung cấp các khoản vay ODA thế hệ mới cho các dự án chiến lược về phát triển hạ tầng giao thông như dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt đô thị, công nghiệp phụ trợ, cụm công nghiệp mới, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, y tế… tại Việt Nam. Hỗ trợ, tạo điều kiện đưa doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất ô tô, điện tử, thiết bị y tế, dệt may… Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, nới lỏng và tiến tới miễn thị thực cho công dân Việt Nam nhập cảnh Nhật Bản.
Nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo đã cùng chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác ODA giữa hai nước gồm Công hàm trao đổi khoản vay lần 4 dự án xây dựng đường sắt đô thị TP.HCM, đoạn Bến Thành - Suối Tiên, Công hàm trao đổi dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực (JDS), và Công hàm trao đổi dự án cung cấp trang thiết bị cho Bệnh viện K với tổng trị giá đạt khoảng 42,3 tỷ yên (gần 300 triệu USD).
Ông Yoshitaka Kitao, Chủ tịch Tập đoàn SBI Holdings, cho biết tập đoàn đang xây dựng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại Nhật Bản và trong tương lai xem xét mở rộng ra nước ngoài, trong đó Việt Nam và Trung Đông là những điểm đến đầy hứa hẹn. Đại diện phía Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình cho biết: "Định hướng của Việt Nam là không chỉ cung ứng nhân lực bán dẫn cho Việt Nam mà cho cả Nhật Bản".
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản cùng Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Thủ tướng cũng nhấn mạnh trước hết phải có hạ tầng cho công nghiệp bán dẫn, phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số… "Đây là lựa chọn chiến lược vì muốn đi nhanh phải đi tắt đón đầu, đó phải là khoa học - công nghệ, mà là ngành bán dẫn", Thủ tướng nói và cho biết, Việt Nam phải đào tạo nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Việt Nam cũng đang xây dựng các chính sách ưu tiên cho các ngành mới nổi, trong đó có ngành sản xuất chip bán dẫn.
Chính phủ đã giao Bộ KH-ĐT xây dựng chính sách này, ưu tiên các tập đoàn lớn đầu tư, chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. "Việt Nam mong muốn phát triển ngành sản xuất chip bán dẫn đột phá theo tinh thần đi sau về trước", Thủ tướng nhấn mạnh.
'Việt Nam là nơi trú ẩn an toàn trong cơn bão'
Chia sẻ với các doanh nghiệp Nhật tại tọa đàm, diễn đàn, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhiều lần tái khẳng định yếu tố an toàn, ổn định về chính trị, kinh tế xã hội, là "nơi trú ẩn an toàn trong cơn bão kinh tế thế giới". Với trên 500.000 người Việt sinh sống, học tập tại Nhật Bản và hơn 22.000 người Nhật tại Việt Nam, hai bên đang có mối quan hệ chặt chẽ và nền tảng quan trọng để thúc đẩy hợp tác.
Đồng thời, mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản hỗ trợ. Thứ nhất là về công nghệ cho Việt Nam, nhưng công nghệ phải hiện đại, không thể chuyển giao công nghệ mà phát sinh các việc khác. Thứ hai là hỗ trợ về tài chính nhưng phải ưu đãi. Thứ ba là Việt Nam cung ứng nguồn nhân lực cho Nhật Bản nhưng phía Nhật Bản phải góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, không chỉ lao động tại Nhật Bản mà còn đủ khả năng ra quốc tế...
Về một số vấn đề cụ thể, Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ dứt điểm các vướng mắc liên quan chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn, nhất là việc sửa đổi các thông tư liên quan. Chính phủ cũng đã chỉ đạo các giải pháp quyết liệt để không lặp lại tình trạng thiếu điện cục bộ trong năm 2024…
Việt Nam đứng đầu các nước cung ứng lao động vào Nhật
Diễn đàn hợp tác lao động đầu tiên của Việt Nam tại nước ngoài đã được tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản) chiều 16/12 với sự tham dự của 500 lao động Việt đang làm việc tại Nhật. Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, đây là "lần đầu tiên chúng ta tổ chức một sự kiện có quy mô, tầm vóc lớn". Theo thống kê, có 350.000 người lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. Việt Nam cũng là quốc gia đứng đầu trong số 15 nước phái cử thực tập sinh, lao động sang Nhật Bản.
Ông Takemi Keizo, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, khẳng định tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung và trong lĩnh vực lao động nói riêng là vô hạn.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam và Nhật Bản có thể bổ sung cho nhau về nhiều mặt, điển hình trong lĩnh vực lao động, khi thách thức già hóa dân số của Nhật Bản có thể được bù đắp bằng "dân số vàng" của Việt Nam. Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan chức năng của Nhật Bản và Việt Nam phối hợp, tạo điều kiện sống và làm việc tốt nhất cho lao động Việt, nhằm giảm thiểu rủi ro và sự bất bình đẳng, để người lao động an tâm làm việc; giải quyết bất cập như miễn giảm thuế thu nhập, thuế cư trú với lao động người Việt.
Với chiến lược thu hút đầu tư bài bản và những chính sách hỗ trợ hiệu quả, Nghệ An đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều “ông lớn” FDI, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đổi mới mô hình tăng trưởng không những để tăng cường nội lực mà còn giảm thiểu các rủi ro từ bên ngoài. Đây là điều cấp thiết để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
Giai đoạn 2021-2025, TP.HCM đặt mục tiêu phát triển khoảng 235.000 căn hộ mới, tuy nhiên, đến nay, mục tiêu chỉ thực hiện được 24% chỉ tiêu và còn thiếu hụt 179.000 căn.
Có 2 sân bay sau sáp nhập, các địa phương ở miền Trung đang tính toán phương án quy hoạch để khai thác hiệu quả các sân bay này, đồng bộ hạ tầng hàng không.
TP.HCM dự kiến cho phép các căn hộ thí điểm mô hình cho thuê lưu trú ngắn hạn kể từ ngày 1/9. Các căn hộ thuộc những tòa chung cư có hệ thống kỹ thuật đảm bảo, xây dựng đúng theo hồ sơ thiết kế đã được duyệt. Chủ căn hộ cũng phải đáp ứng một số điều kiện khi tham gia thí điểm mô hình này.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.
Theo các chuyên gia, bất động sản công nghiệp vẫn là kênh chủ đạo giúp Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiệu quả, bất chấp biến động kinh tế thế giới.
Sự xuất hiện của công nghệ không chỉ như một công cụ, mà là một "người bạn đồng hành" của sự minh bạch, giúp khôi phục lại sự công bằng vốn cần được đảm bảo trên thị trường.
Trong thời đại công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ lý đắc lực cho các nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, AI giúp hỗ trợ nâng cao nhận thức của nhà đầu tư, không chỉ tiết kiệm thời gian nghiên cứu mà còn giúp tăng độ chính xác trong việc ra quyết định.
Luật Đầu tư 2000 đưa toàn bộ hoạt động kinh danh vàng, trong đó có vàng trang sức, mỹ nghệ vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này đang làm mất đi cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm chế tác vàng khu vực.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10% trong giai đoạn 2026 - 2030 đòi hỏi chiến lược tổng thể, cải cách thể chế mạnh mẽ và khai thác hiệu quả các động lực mới trong bối cảnh nhiều thách thức trong và ngoài nước.