Thị trường chứng khoán: Cơ hội lợi nhuận sẽ chắt lọc hơn
Thị trường chứng khoán đã có gần 2 năm bứt phá tính đến tháng 11/2021, dự báo năm 2022 sẽ có diễn biến thận trọng, dù vẫn nằm trong xu hướng tăng dài hạn.
Men say chiến thắng
Sau khi lao dốc từ gần 1.000 điểm xuống dưới 700 điểm vào cuối tháng 3/2020 khi dịch Covid-19 xuất hiện, VN-Index phục hồi mạnh mẽ, liên tiếp lập kỷ lục mới, đến cuối tháng 11/2021 vượt 1.500 điểm.
Động lực của thị trường đến từ môi trường lãi suất thấp, nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn duy trì tăng trưởng mạnh về lợi nhuận, trong khi các kênh đầu tư cạnh tranh giảm bớt sức hấp dẫn và nguồn tiền từ hoạt động sản xuất - kinh doanh nhàn rỗi tham gia đầu tư gia tăng trước ảnh hưởng của các đợt cách ly xã hội nhằm phòng chống dịch.
Cụ thể, mặt bằng lãi suất huy động bình quân giảm trên dưới 2%/năm trong giai đoạn 2019 - 2021, khiến dòng tiền dịch chuyển từ kênh lãi suất cố định sang kênh đầu tư cổ phiếu; số nhà đầu tư mở tài khoản mới đạt kỷ lục, tính riêng 10 tháng đầu năm 2021 đạt gần 1,1 triệu tài khoản, tương đương cả giai đoạn 2017 - 2020 cộng lại; nhóm doanh nghiệp trong VN30 duy trì mức tăng trưởng bình quân về lợi nhuận từ 20 - 40% mỗi quý so với cùng kỳ.
Tính đến cuối tháng 11/2021, nhiều nhà đầu tư vẫn tận hưởng cảm giác chiến thắng, bởi dòng tiền sau khi đẩy nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn tăng mạnh trong nửa đầu năm (tập trung ở nhóm ngân hàng, thép, chứng khoán) đã có sự lan toả mạnh mẽ sang nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ với không ít mã có mức tăng giá tính bằng lần.
Dù vậy, đây là thời điểm nhà đầu tư cần sớm hình dung bức tranh thị trường trong năm 2022, có thể sẽ rất khác so với những gì đã trải nghiệm trong gần 2 năm qua.
Ba yếu tố sẽ chi phối thị trường năm 2022
Thứ nhất, dòng tiền nhiều khả năng sẽ bớt dồi dào hơn khi áp lực lạm phát đang dần hiện hữu, khiến nguy cơ mặt bằng lãi suất tăng trở lại cần được tính đến. Lạm phát đang là yếu tố gây ra nỗi lo ngại đối với hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới bởi giá hàng hoá tăng mạnh, chuỗi sản xuất bị đứt gãy gây thiếu nguồn cung, trong khi sức cầu phục hồi sau giai đoạn mở cửa của các nền kinh tế lớn.
Nhiều quan điểm cho rằng, khi dịch bệnh được kiểm soát, sản xuất phục hồi, lạm phát sẽ dần được giải toả. Tuy nhiên, không ai biết chắc thời điểm dịch bệnh sẽ hoàn toàn bị đẩy lùi trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trên thế giới đã từ bỏ chiến lược zero Covid (sạch bóng Covid), chuyển sang sống chung với Covid.
Theo thống kê của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có 65 ngân hàng trung ương tăng lãi suất trong thời gian gần đây để đối phó với lạm phát. Lạm phát ở Việt Nam có độ trễ do các hoạt động kinh tế đình trệ trong quý III/2021 dưới ảnh hưởng của đợt giãn cách kéo dài khiến chi tiêu, tiêu dùng sụt giảm.
Theo đó, lạm phát có khả năng chuyển sang đầu năm 2022 trong bối cảnh sức cầu trong nước dần hồi phục, kết hợp với áp lực tăng giá từ bên ngoài. Ngoài ra, khi các hoạt động kinh tế dần khôi phục, lượng lớn dòng tiền sẽ quay trở lại kênh sản xuất - kinh doanh thông thường và rút lui khỏi thị trường chứng khoán.
Thứ hai, nền kinh tế dự kiến phục hồi tốt từ mức nền thấp trong 2 năm gần đây là yếu tố tạo kỳ vọng cho đà tăng trưởng của các doanh nghiệp, nhưng kết quả kinh doanh thực tế có thể không như kỳ vọng.

Hệ số P/E của VN-Index và một số chỉ số chứng khoán trong khu vực. Nguồn: Bloomberg, KBSV.
Phân tích theo các nhóm ngành dẫn dắt, ngành ngân hàng khó duy trì tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm 2022 do chịu áp lực tăng trích lập dự phòng, bởi nợ xấu có xu hướng tăng và biên lãi ròng (NIM) sẽ bị thu hẹp (trái ngược với diễn biến năm 2020) khi mặt bằng lãi suất tăng trở lại dưới áp lực lạm phát.
Các ngành hưởng lợi từ đà tăng phi mã của giá hàng hoá, nguyên vật liệu (thép, dầu khí, phân đạm…) trong năm 2021 khó có khả năng duy trì tăng trưởng cao, bởi xu hướng giá hàng hoá năm 2022 được dự báo sẽ đi ngang, hoặc quay đầu giảm.
Hàng tiêu dùng và bất động sản có lẽ là 2 nhóm ngành sẽ có kết quả kinh doanh khởi sắc nhất trong năm 2022, với kỳ vọng hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế. Dù vậy, mặt bằng lãi suất trong kịch bản bật tăng trở lại sẽ là yếu tố kiềm chế tăng trưởng ở các ngành này khi phụ thuộc vào sức cầu tiêu dùng, cũng như tỷ lệ đòn bẩy trong nền kinh tế (vốn nhạy với yếu tố lãi suất).
Thêm vào đó, bất chấp tác động của dịch Covid-19 trong gần 2 năm qua, hầu hết doanh nghiệp vốn hoá lớn trong cả 2 ngành, bằng cách này hay cách khác, vẫn duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận cao. Vì thế, một con số tăng trưởng ở mức “vừa phải” trong năm 2022 sẽ không đạt kỳ vọng của thị trường.
Thứ ba, mức định giá P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện dao động quanh 17,5 lần, không đắt khi so sánh với các thị trường trong khu vực. Ngay cả khi so sánh với P/E lịch sử của thị trường Việt Nam trong tương quan mặt bằng lãi suất hiện nay, đây vẫn là mức định giá hấp dẫn. Nhưng nếu kịch bản lạm phát và lãi suất sẽ tăng trong năm 2022, ở mức tương đương mặt bằng giai đoạn 2016 - 2019, trong khi P/E bình quân giai đoạn 2016 - 2019 là 16 lần, thì mức P/E 17,5 hiện tại tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cơ hội (lưu ý, đây là so sánh tương đối, vì không tính đến yếu tố tăng trưởng kỳ vọng).
Sau cùng, người viết có cái nhìn thận trọng với biến động thị trường giai đoạn cuối năm 2021, khi dòng tiền tập trung chảy vào nhóm cổ phiếu nhỏ. Hoạt động đầu cơ gia tăng đồng nghĩa với việc thị trường chung đang đánh giá dư địa tăng ở nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, cũng là nhóm chi phối và dẫn dắt chỉ số, hầu như không còn.
Thị trường chứng khoán không thể tăng trưởng bền vững nếu đà tăng không được hỗ trợ bởi sự cải thiện ở các yếu tố nền tảng như doanh thu, lợi nhuận, EPS, sức khoẻ tài chính doanh nghiệp...
Thị trường trong năm 2022 nhiều khả năng sẽ diễn biến theo hướng thận trọng. Mức tăng đột biến khó có thể lặp lại, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận sẽ khó khăn và chắt lọc hơn. Yếu tố có thể làm thay đổi nhận định này là gói kích cầu của Chính phủ tới đây được công bố với quy mô tương đương, hoặc lớn hơn kỳ vọng của thị trường.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện chưa ở tình trạng bong bóng (dù có thể cục bộ ở một vài nhóm cổ phiếu), đồng nghĩa với việc các nhịp lao dốc của thị trường (20 - 30%) sẽ khó xảy ra. Thị trường vẫn đang trong xu hướng tăng trưởng dài hạn, tương đồng với xu hướng chung của nền kinh tế.
Nhưng rủi ro ngắn hạn luôn hiện hữu trong mọi thời điểm. Nhà đầu tư có thể tự bảo vệ mình bằng cách tập trung danh mục vào những cổ phiếu cơ bản, hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định và hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô hiện tại.
(Theo Đầu tư chứng khoán)
- Cùng chuyên mục
Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông
An Gia quyết định không chia cổ tức cho năm 2024 và 2025. Toàn bộ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối 2024 là 1.291,8 tỷ đồng để lại dùng cho hoạt động đầu tư và phát triển dự án của công ty.
Tài chính - 17/05/2025 07:40
Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận
Với kết quả lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng tốt, hầu hết cổ phiếu công ty thủy điện đều có diễn biến tích cực trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 16/05/2025 14:58
Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu
Ông Nguyễn Quang Hưng, CFA, Chuyên gia kinh tế cấp cao Dragon Capital đánh giá các cải cách từ Nghị quyết 68 được kỳ vọng đưa khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn, ổn định hơn trong bối cảnh bất định toàn cầu gia tăng.
Tài chính - 16/05/2025 10:34
Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới
Novaland cho biết hiện chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, đa phần các khoản vay, nợ trái phiếu sẽ được xử lý từ cuối năm 2026 – 2027.
Tài chính - 16/05/2025 07:37
Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên
VRB cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga.
Tài chính - 16/05/2025 06:45
Phó Thủ tướng giao các Bộ đánh giá tác động cơ chế chính sách do Vinspeed đề xuất
Các bộ và cơ quan ý kiến ban đầu cơ bản ủng hộ đề xuất của Vinspeed về đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, song việc đề xuất chuyển hình thức đầu tư và áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù cần báo cáo các cấp có thẩm quyền và thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Tài chính - 15/05/2025 17:54
Chủ tịch Becamex: Tái cấu trúc mạnh để thành doanh nghiệp tỷ USD
Lãnh đạo Becamex cho biết công ty đang đứng trước "khúc quanh", tái cấu trúc mạnh mẽ, thu hút thêm vốn đầu tư tư nhân, giảm sở hữu nhà nước và định hướng vươn tầm thành công ty tỷ USD.
Tài chính - 15/05/2025 15:23
Cổ phiếu nhóm Bamboo Capital bứt mạnh từ đáy
Nhóm cổ phiếu Bamboo Capital gồm BCG, BCR, TCD và BGE đều tăng mạnh từ vùng đáy. Tập đoàn vừa bổ nhiệm CEO mới, kỳ vọng phát hành BCTC kiểm toán 2024 vào tháng 9.
Tài chính - 15/05/2025 13:17
Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?
Các nhóm xi măng, hóa chất, thép được cho là sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá điện tăng.
Tài chính - 15/05/2025 07:23
Vận hạn của Tập đoàn KIDO
Thực tế lợi nhuận Tập đoàn KIDO vài năm qua nằm ngoài tính toán của lãnh đạo. Thương vụ đầu tư bất động sản và thoái vốn KIDO Foods cũng không xuôi chèo mát mái.
Tài chính - 15/05/2025 06:45
'Sóng' cổ phiếu của doanh nghiệp chia cổ tức cao
Cổ phiếu trả cổ tức bằng tiền mặt luôn thu hút giới đầu tư chứng khoán, đặc biệt là các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường.
Tài chính - 14/05/2025 10:33
Lợi nhuận nhóm khu công nghiệp bứt tốc quý đầu năm
Loạt doanh nghiệp khu công nghiệp báo lãi tăng cao trong quý đầu năm như Kinh Bắc, Becamex, Long Hậu, Sonadezi. Dòng vốn FDI thực hiện tháng 4 vẫn tăng dù lo ngại thuế quan.
Tài chính - 14/05/2025 07:05
Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi từ Nghị quyết 68?
Theo chuyên gia VNDirect, nhiều nhóm ngành như năng lượng, vật liệu xây dựng, hạ tầng và công nghệ, ngân hàng, bất động sản… sẽ được hưởng lợi từ các chính sách ưu tiên hoặc tháo gỡ khó khăn của Chính phủ.
Tài chính - 13/05/2025 15:31
Thị trường đón nhiều tin vui nên mua cổ phiếu nào?
Chứng khoán liên tiếp đón tin vui về thuế quan, KRX vận hành, số lượng tài khoản mở mới tăng cao. Nhóm dẫn sóng không thể thiếu cổ phiếu ngân hàng.
Tài chính - 13/05/2025 11:13
Cổ phiếu VPL tăng hết biên độ, vốn hóa đạt gần 6 tỷ USD
Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, mã VPL của CTCP Vinpearl đã tăng hết biên độ (20%) đạt 85.500 đồng/CP. Tính theo mức này, vốn hóa VPL đạt hơn 153.327 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,9 tỷ USD.
Tài chính - 13/05/2025 09:43
Thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt tác động thế nào đến VN-Index?
Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung với kết cục có hậu, dù chỉ tạm thời đã đem lại nhiều thông tin cực cho giới đầu tư tải chính. Các chuyên gia dự báo lạc về VN-Index.
Tài chính - 13/05/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
-
2
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
-
3
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
4
Vụ Tập đoàn Thuận An: Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng
-
5
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago