Thị trường chứng khoán chờ đợi những quyết sách lớn

Nhàđầutư
Những thông điệp mới đây của Bộ Tài chính đã phần nào trấn an tâm lý, tạo niềm tin cho giới đầu tư. Dù vậy, trong trung, dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn đó những thách thức, chờ đợi quyết sách và hành động từ Bộ Tài chính và ngành chứng khoán.
HUY NGỌC
21, Tháng 05, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Những thông điệp mới đây của Bộ Tài chính đã phần nào trấn an tâm lý, tạo niềm tin cho giới đầu tư. Dù vậy, trong trung, dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn đó những thách thức, chờ đợi quyết sách và hành động từ Bộ Tài chính và ngành chứng khoán.

Empty

Trụ sở HoSE. Ảnh: Huy Ngọc.

Những hành động và trấn an đã nhận được hiệu ứng tích cực

Ngày 18/5, Ủy ban Kiểm tra Trung Ương (UBKTTW) đã ra thông cáo khai trừ Đảng, cách chức và cảnh cáo một số lãnh đạo/ cựu lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).

Ngay hôm đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi thông tin các tổ chức, cơ quan của Bộ Tài chính luôn quan tâm để đảm bảo thị trường vận hành liên tục, đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân trên thị trường theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ông Chi khẳng định đã chuẩn bị sẵn phương án, kể cả phương án về công tác cán bộ tăng cường cho UBCKNN, Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong mọi tình huống khác nhau. 

Trước đó, Bộ Tài chính, UBCKNN và các Sở đã liên tục có những thay đổi như: Công bố công khai, miễn phí số liệu giao dịch tự doanh chứng khoán; điều chỉnh giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai VN30; doanh nghiệp phải công bố thông tin nếu cổ phiếu tăng trần/giảm sàn 5 phiên liên tiếp…

Những nỗ lực và cam kết của cơ quan quản lý đã nhận được sự ủng hộ tích cực và niềm tin từ giới đầu tư, mà thể hiện rõ nhất là chỉ số chính VN-Index chốt phiên giao dịch cuối tuần 20/5 đạt 1.240,71 điểm, tăng 4,9% so với thời điểm đầu tuần, là mức tăng mạnh hàng đầu thế giới trong tuần qua. 

Nhiều thách thức chờ đón

Tuy vậy, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, minh bạch, thị trường chứng khoán, vẫn còn đó nhiều vấn đề cần sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của nhiều cơ quan. Trong đó, thị trường đang trông chờ vào các nhân tố lãnh đạo mới giữ chức vụ cao nhất UBCKNN và các Sở giao dịch.

Một trong các vấn đề thị trường mong đợi là việc áp dụng hệ thống mới KRX sau 1 thập kỷ chờ đợi. Đây được coi là cơ sở để triển khai các sản phẩm quan trọng như bán khống, giao dịch T+0, quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện góp phần ổn định thị trường. Quan trọng hơn, đây có thể thể là bước tiến để mở cửa cho các quỹ đầu tư ở châu Âu vào thị trường Việt Nam.

Tại buổi Lễ đánh cồng đầu xuân Nhâm Dần năm 2022, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Đức Chi khẳng định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 là đảm bảo đưa vào vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX theo đúng tiến độ dự án, đảm bảo vận hành thị trường liên tục hiệu quả, an toàn về hệ thống và xuyên suốt về thông tin.

Mới đây, trao đổi với báo giới, ông Chi cho biết cơ quan quản lý đang phối hợp với đối tác để đẩy nhanh hơn, rút ngắn thời gian vận hành gói thầu công nghệ. “Theo dự kiến thì không muộn hơn năm sẽ đưa vào vận hàng hệ thống công nghệ mới, tôi hy vọng đây là nền tảng để có những cải cách khác trên thị trường chứng khoán”, ông nói.

Bên cạnh đó, xử lý các sai phạm trên thị trường chứng khoán cũng là vấn đề mà nhà đầu tư rất quan tâm, trong đó nổi bật nhất là các giao dịch mua/bán chui cổ phiếu. Trường hợp tiêu biểu phải kể đến là ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, với 2 lần bán chui cổ phiếu FLC vào tháng 11/2017 và tháng 1/2022.

Dù giao dịch bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC phiên 10/1/2022 đã bị hủy và nhà đầu tư được hoàn trả lại tiền, nhưng làn sóng bán giải chấp cổ phiếu FLC thời điểm đó đã kéo theo hàng loạt mã khác bị bán (trong đó có không ít cổ phiếu thuộc nhóm VN30) và khiến thị trường chứng khoán “chao đảo”.

Hồi đầu năm 2022, UBCKNN đã liên tục phát thông điệp khẳng định sẽ xử nghiêm. Những thông điệp của cơ quan quản lý đang dần dược cụ thể hóa khi Bộ Tài chính vừa qua cho biết đang chỉ đạo các sở giao dịch đẩy nhanh nghiên cứu giải pháp để ngăn chặn việc cổ đông nội bộ giao dịch cổ phiếu mà không công bố thông tin, đề xuất giải pháp chặn kỹ thuật, cũng như kiến nghị sửa đổi các quy định có liên quan.

Cùng với đó, cần thắt chặt tiêu chí lựa chọn cổ phiếu vào VN30. Hiện tại, rổ VN30 được HoSE sàng lọc dựa trên 3 tiêu chí là giá trị vốn hóa, tỷ lệ free-float và tính thanh khoản. Dễ thấy, việc thiếu nhiều tiêu chí cơ bản mà nhất là bản chất, hiệu quả kinh doanh đã khiến rổ chỉ số cổ phiếu vốn hóa lớn thiếu tính thực chất.

Trường hợp tiêu biểu phải kể đến là ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros. Với những tiêu chí như đã đề cập, ROS đủ điều kiện lọt rổ VN30 trong đợt đánh giá tháng 7/2017. Nhờ dòng tiền mua mạnh từ các nhà đầu tư, đặc biệt là các quỹ đầu tư nước ngoài, ROS bứt phá liên tục và đạt mốc đỉnh 206.000 đồng/CP tại phiên 3/11/2017 (giá điều chỉnh là 178.420 đồng/CP). Tuy nhiên, ROS giảm giá rất mạnh và thậm chí có thời điểm giao dịch mức giá 2.000 – 3.000 đồng/CP. 

Việc ROS lao dốc mạnh đã gây thiệt hại nặng cho giới đầu tư, đặc biệt là quỹ đầu tư chỉ số mô phỏng theo danh mục. Quan trọng hơn, sự việc của ROS vào VN30 đã ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chất lượng báo cáo tài chính cũng là một trong những điểm nghẽn trên thị trường chứng khoán. Nhiều doanh nghiệp công bố BCTC tự lập tích cực, song sau kiểm toán, các con số lãi lại đổi thành lỗ. 

Liên quan đến vấn đề kiểm toán, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cách đây ít ngày cảnh báo rút giấy phép của hãng kiểm toán độc lập nếu phát hiện thiếu trách nhiệm, để xảy ra sai sót khi kiểm toán doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Trong khi đó, đánh giá về chất lượng kiểm toán, Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi nhìn nhận hoạt động này thời gian qua còn những hạn chế nhất định, chất lượng kiểm toán giữa các doanh nghiệp chưa đồng đều, kết quả kiểm toán trong một số trường hợp chưa nhận được sự tin cậy cao. Vẫn còn hiện tượng kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán chưa phù hợp, chưa dựa trên các bằng chứng đầy đủ và tin cậy. Điều này phần nào ảnh hưởng đến thông tin cung cấp cho người sử dụng.

Một vấn đề khác được giới đầu tư quan tâm là rủi ro thao túng từ thị trường chứng khoán phái sinh. Thực tế, đây có thể coi là công cụ phòng hộ cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán và nó cũng giúp họ chống lại sự biến động giá bất ngờ theo cả chiều lên và chiều xuống. Tuy nhiên, ở thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số phái sinh phần nào khiến thị trường chứng khoán cơ sở có những biến động giá rất bất thường và khó hiểu.

Dễ thấy, có giai đoạn một số cổ phiếu VN30 bất ngờ giảm sâu, tăng sốc, đi ngược xu hướng của thị trường chung và ảnh hưởng đến rổ chỉ số VN30. Những giao dịch kiểu này thường xuất hiện ở những giây cuối phiên đáo hạn phái sinh.

Trong những ngày gần đây, khi thị trường cần những giải pháp kỹ thuật để nhà đầu tư bình tâm trong sóng gió, việc thay đổi cách tính giá đáo hạn phái sinh là giải pháp được đưa ra. Thay vì lấy giá đóng cửa phiên ATC, bây giờ sẽ tính theo trung bình 30 phút cuối phiên.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam cần giải quyết nhiều vấn đề như: Chất lượng hàng hóa trên sàn chứng khoán, nâng hạng thị trường chứng khoán, nâng cao nhận thức và kiến thức cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ