Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán: ‘Chúng tôi nợ nhà đầu tư nhiều lời xin lỗi’

Nhàđầutư
Ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch UBCKNN đã gửi lời xin lỗi tới các nhà đầu tư, những người chịu ảnh hưởng bởi vấn đề nghẽn lệnh trong thời gian qua.
TẢ PHÙ
24, Tháng 06, 2021 | 16:00

Nhàđầutư
Ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch UBCKNN đã gửi lời xin lỗi tới các nhà đầu tư, những người chịu ảnh hưởng bởi vấn đề nghẽn lệnh trong thời gian qua.

ndt - toa dam

Các diễn giả tại toạ đàm “Nghẽn lệnh HOSE: Thực trạng và Giải pháp”. Ảnh: CLB Nhà báo Chứng khoán. 

Sáng ngày 26/4, CLB Nhà báo chứng khoán đã tổ chức tọa đàm "Nghẽn  lệnh  HOSE: Thực  trạng và Giải pháp".

Tại tọa đàm, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán SSI chia sẻ, ông từng nghĩ sẽ khó có thể giải quyết vấn đề nghẽn lệnh trong 100 ngày. “Không phải vì năng lực của HOSE, FPT kém mà vì tôi không tin cơ chế này giải quyết được chỉ trong 100 ngày”, ông nói. ”Dù vậy, tôi đã thua và xin chúc mừng HOSE, FPT, cũng như ban điều hành dự án”.

Theo  ông  Hưng, nhà đầu tư trong nước là yếu tố quan trọng nhất để thị trường phát triển. Khi họ chuyển từ tiền tiết kiệm sang đầu tư như hiện nay, đây là cơ hội ngàn năm có một để xây dựng thị trường chứng khoán. Vì vậy, điều cần nhất là giúp nhà đầu tư trong nước thấy sự minh bạch.

“Thậm chí, tôi nghĩ, việc phiên ATC ngắt kết nối một số công ty hết ‘quota’ khiến chỉ số trở nên méo mó. Có lẽ, nên dừng giao dịch luôn hơn là tiếp tục cố gắng duy trì như hiện tại”, ông nói.

Ông cũng cho rằng, không thể yêu cầu nhà đầu tư đặt ít lệnh được, mà cần có kế hoạch chiến lược lâu dài. Trong hoàn cảnh hiện nay, có thể khuyến khích không dùng robot trading nhưng không nên coi robot là nguyên nhân phá hỏng thị trường. Hãy làm thế nào để hệ thống phát triển hơn, đảm bảo tính thị trường.

Ông Lê Hải Trà – Tổng giám đốc HOSE chia sẻ: “Ở góc độ bên vận hành, phục vụ thị trường, chúng tôi phải nhận một phần trách nhiệm, một phần lỗi của mình. Trong 21 năm qua, HOSE luôn nỗ lực, cố gắng thực hiện tôn chỉ là một tổ chức vận hành thị trường chuyên nghiệp hơn, tạo dựng niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm hướng tới những mục tiêu phát triển cao hơn của TTCK Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung”.

Về phần mình, ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nói: “Chúng tôi xin gửi lời cám ơn các nhà đầu tư. Nhờ họ, thị trường mới huy động nguồn tiền cho doanh nghiệp niêm yết và giúp quốc gia thịnh vượng hơn. Có lẽ, nguồn tiền này giúp các doanh nghiệp đứng vững và 84% công ty có lãi trong quý I, quý II năm nay”.

Cùng với đó, ông nhấn mạnh: “UBCKNN nợ nhà đầu tư nhiều lời xin lỗi. Mong các nhà đầu tư hiểu rằng, trong bối cảnh thị trường liên tục gặp vấn đề nghẽn lệnh, các cơ quan quản lý nhà nước đã rất nỗ lực. Nhiều anh em phải làm việc thâu đêm trong nhiều ngày để sớm đưa hệ thống giao dịch vào vận hành. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý phải tìm ra giải pháp an toàn, hiệu quả nhất. Chúng tôi rất mong các nhà đầu tư thông cảm và chúng tôi cám ơn tất cả mọi người vì nỗ lực chung”.

Nói thêm về các kiến nghị nâng cao dịch vụ, giảm phí giao dịch chứng khoán, ông Trần Văn Dũng cho biết, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, UBCKNN đã báo cáo và Bộ Tài chính đã có quyết sách ngay lập tức.

“Đời tôi làm công chức chưa bao giờ chứng kiến một Thông tư của Bộ Tài chính từ lúc hình thành ý tưởng soạn thảo, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và cho đến lúc ban hành chỉ mất 3 ngày”, ông chia sẻ.

“Đây là nỗ lực lớn của các cơ quan quản lý. Trên nền tảng này, các CTCK đã hưởng ứng giảm phí, một số công ty còn giảm phí về 0 đồng”, ông nói thêm.

Với robot trading, ông Trần Văn Dũng cho rằng, nên khuyến khích các giao dịch của robot trading trong việc tạo lập thị trường, nhưng dùng cho việc đặt lệnh thì phải đánh đổi giữa tốc độ của robot và nhà đầu tư cá nhân. Trái ngược lợi ích thanh khoản, nhà đầu tư cá nhân có thể chịu ảnh hưởng. Do đó, UBCKNN sẽ xem xét và thảo luận kỹ về vấn đề này.

Ngoài ra, ông cũng cho biết UBCKNN đã báo cáo Bộ Tài chính để tăng cường cổ phần hóa và niêm yết doanh nghiệp vì hiện tại nguồn cầu trên thị trường đang rất mạnh, cần có sự cân đối.

Trong năm 2022, ông Dũng kỳ vọng: “Việc hệ thống KRX đưa vào hoạt động sẽ mở ra nhiều kỳ vọng mới. Chúng tôi có kế hoạch với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, một số chỉ số mới, hay hợp đồng tương lai mới sau khi giải quyết việc nghẽn lệnh”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ