Thành lập và vận hành chức năng kiểm toán nội bộ: Những thách thức với HĐQT

Nghị định số 05/2019/ND-CP (Nghị định 05) về Kiểm toán nội bộ ban hành ngày 22/1 đã mở ra một cơ hội mới để các doanh nghiệp nâng cao hoạt động quản trị công ty.
BẢO LÂM
15, Tháng 03, 2019 | 17:11

Nghị định số 05/2019/ND-CP (Nghị định 05) về Kiểm toán nội bộ ban hành ngày 22/1 đã mở ra một cơ hội mới để các doanh nghiệp nâng cao hoạt động quản trị công ty.

Trước tháng 1/2019, doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam không bắt buộc phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ (KTNB), trừ trường hợp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, vốn thực hiện theo luật chuyên ngành từ lâu.

Nghị định 05/2019 bước đầu đã đưa ra một số quy định chính áp dụng cho hoạt động KTNB như việc quy định tính độc lập và khách quan, phương pháp luận phải dựa trên định hướng rủi ro, quyền và trách nhiệm của KTNB… Một trong những điểm nổi bật nhất là vai trò của HĐQT với KTNB.Theo đó, HĐQT sẽ là kênh báo cáo về mặt chuyên môn của KTNB, phê duyệt điều lệ, kế hoạch, đánh giá hiệu quả hoạt động của KTNB…

607130

Ông Nguyễn Viết Thịnh, CEO Viện Thành viên Hội đồng Quản trị VN (VIOD).

Theo ông Nguyễn Viết Thịnh, CEO Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD), mặc dù Nghị định 05 đã tạo ra một cơ chế để thông qua đó các hoạt động quản trị công ty được tăng cường, các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với không ít các khó khăn khi thực hiện Nghị định 05.

Vai trò của Ủy ban kiểm toán và Ban kiểm soát chưa được làm rõ: Nghị định 05 không đề cập một cách cụ thể đến vai trò của Uỷ ban kiểm toán nội bộ (bản chất là Ủy ban kiểm toán/ Audit Committee theo hướng dẫn của IIA) đối với các doanh nghiệp áp dụng theo khoản b, mục 1, điều 134 của luật doanh nghiệp 2014. Theo thông lệ tốt nhất, Ủy ban kiểm toán (UBKT) là một Ủy ban giúp việc của hội đồng quản trị (HĐQT) và sẽ phụ trách trực tiếp chức năng KTNB. Trong trường hợp các doanh nghiệp không thành lập UBKT hay nói cách khác là áp dụng theo khoản b, mục 1, điều 134 của Luật doanh nghiệp 2014 thì HĐQT có cần thành lập một Ủy ban tương tự hay không? Vai trò của Ban Kiểm soát trong trường hợp này là gì? Đây là nhưng câu hỏi mà doanh nghiệp cần phải tìm câu trả lời phù hợp với mình.

Nền tảng quản trị công ty còn khá yếu: Nghị định 05 về cơ bản đã đưa ra các nguyên tắc thành lập và vận hành KTNB theo thông lệ quốc tế. Theo đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần có nền tảng quản trị công ty tốt, từ cơ cấu quản trị cho đến hệ thống quản lý rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ cần được phát triển đồng bộ với KTNB. Theo báo cáo tóm tắt về quản trị công ty ở Việt Nam năm 2018 được phát hành bởi Viện thành viên hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) và Sáng kiến quản trị công ty Việt Nam (VCGI) thì điểm quản trị công ty ở Việt Nam chỉ đạt bình quân 41,3 điểm so với điểm trung bình của ASEAN là 71,01 điểm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào phát triển KTNB mà còn đồng thời hoàn thiện các nền tảng khác của quản trị công ty.

Thiếu các hướng dẫn chi tiết: các quy định trong Nghị định 05 thực chất mới chỉ là các định hướng, quy tắc hoạt động đối với KTNB. Để KTNB có thể vận hành được thì các doanh nghiệp cần có các hướng dẫn chi tiết. IIA có ban hành các chuẩn mực KTNB và các bộ hướng dẫn thực hiện kèm theo. Ở Việt Nam cho đến nay chưa có một hướng dẫn chi tiết nào để các kiểm toán viên nội bộ có thể áp dụng.

Thiếu nguồn nhân lực: KTNB là một nghề nghiệp được công nhận rộng rãi trên thế giới kèm theo các hướng dẫn thực hành và bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây vẫn còn là một nghề khá mới mẻ. Nếu nhìn vào lĩnh vực Ngân hàng và bảo hiểm, nơi đã có các quy định về vấn đề này từ khá lâu, các doanh nghiệp cũng phải mất một thời gian khá dài để tìm người phù hợp, tiến hành đào tạo và tự phát triển. Đối với các doanh nghiệp niêm yết, Nghị định 05 đưa ra thời hạn 2 năm để các doanh nghiệp có thể thực hiện. Đây sẽ là một thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc đảm bảo có đủ nguồn nhân lực KTNB.

Với các thách thức trên, HĐQT cần tìm hiểu kỹ giá trị mà KTNB có thể mang lại cho doanh nghiệp, các vấn đề thực tiễn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải, cách thức đo lường hiệu quả hoạt động của KTNB, vị trí của KTNB trong cấu trúc quản trị của doanh nghiệp… để từ đó đưa ra các quyết định mang tính chiến lược đối với việc thành lập và vận hành chức năng KTNB.

Theo NDH

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ