Thanh khoản ‘teo tóp’, VN-Index giảm gần 9 điểm trong phiên cuối tuần

Nhàđầutư
Thanh khoản khớp lệnh của HoSE đạt gần 406 triệu đơn vị, tương đương tổng GTGD gần 6.671 tỷ đồng, giảm 15% so với phiên 9/2. Đây cũng là con số thấp nhất của chỉ số chính trong 17 phiên giao dịch trở lại đây.  
TẢ PHÙ
10, Tháng 02, 2023 | 16:02

Nhàđầutư
Thanh khoản khớp lệnh của HoSE đạt gần 406 triệu đơn vị, tương đương tổng GTGD gần 6.671 tỷ đồng, giảm 15% so với phiên 9/2. Đây cũng là con số thấp nhất của chỉ số chính trong 17 phiên giao dịch trở lại đây.  

Empty

VN-Index suy giảm với thanh khoản "tụt áp". Ảnh: Trọng Hiếu.

Sau phiên giao dịch sáng 10/2 diễn biến giằng co, VN-Index “lịm” dần trong phiên giao dịch chiều, nhưng lực cầu bắt đáy xuất hiện sau đó đã đẩy chỉ số chính hồi phục “ngược dòng” tăng hơn 1 điểm vào khoảng 14g. Tuy vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tiếng trước giờ kết phiên, VN-Index đột ngột quay đầu giảm điểm.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đạt 1.055,3 điểm, giảm 8,73 điểm (tương đương giảm 0,82%). Thanh khoản khớp lệnh của HoSE đạt gần 406 triệu đơn vị, tương đương tổng GTGD gần 6.671 tỷ đồng, giảm 15% so với phiên 9/2. Đây cũng là con số GTGD thấp nhất của chỉ số chính trong 17 phiên giao dịch trở lại đây.  GTGD tiếp tục ở mức thấp đã phần nào tạo tâm lý chán nản cho nhà đầu tư.

Độ rộng chỉ số nghiêng hoàn toàn về bên bán với 306 mã giảm điểm và 93 cổ phiếu tăng điểm.

Các cổ phiếu bluechips trong rổ chỉ số VN30 là tác nhân tiêu cực tới chỉ số chính VN-Index khi giảm đến 11,17 điểm (tương đương 1,05%), trong đó tác nhân chính là từ nhóm ngân hàng với nhiều mã giảm sâu như VIB (-4,5%), STB (-3,3%), TPB (-2,9%), VPB (-2,8%), BID (-2,4%), TCB (-1,3%), ACB (-1,2%), MBB (-0,8%), HDB (-0,2%).

Mở rộng hơn, nhiều cổ phiếu nhà băng vừa và nhỏ cũng giảm mạnh như EIB (giảm sàn), VBB (-2,9%), ABB (-2,4%)….

VCB (+1,6%), LPB (+1,1%) là 2 mã ngân hàng duy nhất tăng điểm, trong đó VCB cũng là mã ảnh hưởng tích cực nhất tới VN-Index phiên hôm nay.

Không chỉ nhóm vốn hóa lớn ngân hàng, loạt cổ phiếu VN30 khác cũng giảm như NVL (-2,8%), SAB (-2,3%), GVR (-2%)… càng khiến chỉ số diễn biến tiêu cực.

Xét theo nhóm ngành, ngoài sự suy yếu của ngân hàng, nhóm chứng khoán cũng đồng loạt giảm sâu với HCM (-2,2%), SSI (-1,8%), VND (-2,8%), MBS (-2,2%)…; bất động sản cũng ghi nhận nhiều cổ phiếu điều chỉnh như L14 (-4,2%), HDG (-4,1%), CEO (-0,9%), DIG (-4,1%)….

Thậm chí, nhiều nhóm cổ phiếu khởi sắc trong thời gian qua như dầu khí, thủy sản, xây dựng… cũng đồng loạt điều chỉnh.

Một số nhóm ngành hiếm hoi ghi nhận sắc xanh áp đảo như y tế với PBC (+6,5%), DP1 (+4,9%), DHT (+4,1%), CDP (+3,8%), DP3 (+2,6%)….; xi măng với BCC (+2,9%), HT1 (+2,7%), BTS (+1,5%)….

Một tác nhân khác phần nào khiến chỉ số chính diễn biến “ảm đạm” trong phiên hôm nay là dòng vốn ngoại. Trong phiên cuối tuần, NĐTNN mua ròng vỏn vẹn 27,85 tỷ đồng, tập trung ở các mã HPG (+42,9 tỷ đồng), GEX (+28,1 tỷ đồng), VCB (+26,3 tỷ đồng), POW (+19,1 tỷ đồng), MSN (+13,4 tỷ đồng)…. Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng KDH (-39,6 tỷ đồng), KBC (-37,2 tỷ đồng), STB (-25,4 tỷ đồng), DXG (-18,2 tỷ đồng)….

Trên TTCK phái sinh, cả 4 HĐTL đều giảm điểm với biên độ từ -8,7 điểm đến -13,5 điểm, “basis” chênh lệch từ -3,74 điểm đến -13,34 điểm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ