Thanh Hoá yêu cầu Intracom xử lý vướng mắc ở dự án thuỷ điện 1.300 tỷ

Nhàđầutư
Thanh Hóa yêu cầu Intracom khẩn trương thực hiện chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1. Trường hợp đơn vị không thực hiện, căn cứ quy định của pháp luật, đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo chủ tịch UBND tỉnh trước 1/11.
VĂN DŨNG
25, Tháng 08, 2021 | 12:57

Nhàđầutư
Thanh Hóa yêu cầu Intracom khẩn trương thực hiện chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1. Trường hợp đơn vị không thực hiện, căn cứ quy định của pháp luật, đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo chủ tịch UBND tỉnh trước 1/11.

Thuy_dien_cam_thuy1_11

Dự án Thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1 của Intracom ở huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá. Ảnh: Intracom.com.vn

UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 23/8/2021 có văn bản số 12839/UBND-KTTC về việc khẩn trương thực hiện chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1, huyện Cẩm Thủy.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm yêu cầu CTCP Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Intracom) khẩn trương thực hiện việc chi trả bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1 theo đề nghị của UBND huyện Cẩm Thủy tại Công văn số 1931/UBND-TNMT ngày 19/8/2021 trước ngày 20/10/2021 (có văn bản gửi kèm theo).

Đồng thời, giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Cẩm Thủy và các ngành, đơn vị có liên quan, giám sát việc chấp hành ý kiến chỉ đạo nêu trên của Chủ tịch UBND tỉnh đối với Intracom; trường hợp đơn vị không thực hiện, căn cứ quy định của pháp luật, đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước 01/11/2021.

Nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy 1 do Intracom làm chủ đầu tư được khởi công vào năm 2013, công trình được xây dựng theo công nghệ thủy điện lòng sông, có công suất thiết kế 28,8 MW gồm 2 tổ máy với tổng mức đầu tư trên 1.300 tỷ đồng.

Công trình nằm trên bậc thang cuối của sông Mã, khu vực bờ phải thuộc phố Vạc, xã Cẩm Thành, bờ trái thuộc thôn Kim Mẫn, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, cách thị trấn huyện Cẩm Thuỷ khoảng 10km. Tổng diện tích đất thực hiện dự án là 481 ha. Các hạng mục chính của công trình bao gồm: hồ chứa, đập bê tông, công trình xả lũ và nhà máy thuỷ điện.

Khi hoàn thành, nhà máy thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1 hàng năm sẽ cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia khoảng 120 triệu kWh điện. Bên cạnh đó Thủy điện Cẩm Thủy còn có một số nhiệm vụ kết hợp khác như làm hồ chứa, tăng đầu nước phục vụ tưới cho nông nghiệp.

Mục tiêu ban đầu của dự án là đến năm 2016 sẽ hoàn thành. Nhưng dự án bị chậm tiến độ do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, do đó, phải đến tháng 12/2018, nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 mới chính thức hòa lưới điện quốc gia.

Tuy nhiên, sau khi nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 đi vào hoạt động, người dân tại đây đã phản ánh việc nhà máy thường xuyên gây ngập lụt, có tình trạng nước ngầm gây sụt lún ảnh hưởng đến công trình, nhà cửa của người dân.

Theo đó, vào tháng 5/2019, tại buổi kiểm tra dự án của UBND tỉnh Thanh Hóa, người dân xã Cẩm Thủy đã kiến nghị bồi thường đối với các hộ dân có đất tại khu vực bờ kè sông Mã, bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Cẩm Thủy 1, đồng thời phải có biện pháp khắc phục, giải quyết tình trạng nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 tích nước dẫn đến nhà ở của các hộ dân bị ngập úng, gây ô nhiễm môi trường.

Chủ đầu tư là ai?

Intracom được thành lập năm 2002 với 100% vốn nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, năng lượng... Năm 2006, doanh nghiệp chuyển đổi sang công ty cổ phần. 

Hiện nay, Intracom đặt trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội do ông Nguyễn Thanh Việt (SN 1963) làm Tổng Giám đốc. Tại thời điểm ngày 15/6/2018, Intracom có vốn điều lệ 600 tỷ đồng, và tăng lên 1.400 tỷ đồng vào ngày 9/8/2021 vừa qua. 

intracom

Đồ hoạ: Văn Dũng

Intracom là đơn vị có kinh nghiệm đầu tư các thủy điện lớn như: Nậm Pung, Tà Lơi 1, Tà Lơi 2, Tà Lơi 3, Pờ Hồ. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn là chủ đầu tư của nhiều tổ hợp nhà cao tầng và văn phòng tại Hà Nội như: Intracom 1, Intracom 2, Intracom Riverside…

Những năm gần đây, Intracom còn mở rộng vốn đầu tư sang lĩnh vực y tế với công việc thành lập Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần của Intracom (công ty mẹ) luôn duy trì trên mức 410 tỷ đồng và đạt đỉnh vào năm 2019 với 815 tỷ đồng. Ngược lại, lợi nhuận thuần không mấy khả quan, khi năm 2016 lỗ thuần lên tới 23,6 tỷ đồng, năm 2017, 2018 lỗ thuần lần lượt là 8,4 tỷ đồng và 2,25 tỷ đồng. Đến năm 2019, Intracom bão lãi mỏng 0,06 tỷ đồng.

Tài sản của của Intracom (công ty mẹ) tăng nhanh từ 2.298 tỷ đồng năm 2016 lên 5.019 tỷ đồng năm 2019. Tại ngày 31/12/2019, vốn chủ sở hữu là 770 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ