Tham vọng chiếm lĩnh ngành nước của DNP Water

Nhàđầutư
"Group" liên hệ với doanh nhân Vũ Đình Độ có sự hứng thú đặc biệt với các lĩnh vực dân sinh, chẳng hạn với Môi trường Thuận Thành là xử lý rác thải, VSD Holdings và Việt Phương Group là thuỷ điện, và DNP Water trong lĩnh vực cấp nước sạch.
TẢ PHÙ
20, Tháng 11, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
"Group" liên hệ với doanh nhân Vũ Đình Độ có sự hứng thú đặc biệt với các lĩnh vực dân sinh, chẳng hạn với Môi trường Thuận Thành là xử lý rác thải, VSD Holdings và Việt Phương Group là thuỷ điện, và DNP Water trong lĩnh vực cấp nước sạch.

1565922543-img5864

(Ảnh: Internet)

Với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế, tốc độ đô thị hóa của Việt nam cũng diễn biến đồng pha. Một dữ liệu cho thấy, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 đạt 39,3% (tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019). Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục được mở rộng sang các thành phố nhỏ và vừa.

Đô thị hóa diễn ra với quy mô ngày càng nhanh đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực tới các vấn đề dân sinh. Tiêu biểu nhất là nước sạch – yếu tố quan trọng với môi trường sống. Đây cũng là lĩnh vực thu hút đáng kể sự chú ý của giới đầu tư thời gian qua. 

Ngành nước có đặc thù hơn so với ngành điện, đặc biệt ở tính phân mảnh, không liên thông, có nghĩa là nhà máy và thị trường cung cấp chỉ ở một phạm vi nhất định, dẫn đến thực tế là ở mỗi địa phương lại có nhà cung cấp nước khác nhau, có thể là nhà nước hoặc tư nhân. Trong khi đó, không có nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Một số cái tên có thể kể tới là Aqua One Group với loạt nhà máy lớn từ Bắc vào Nam, REE Corp với chiến thuật đầu tư cả vào dự án lớn và nhỏ.

Tuy nhiên, cái tên âm thầm trỗi dậy vài năm trở lại phải đề cập đến CTCP Đầu tư Ngành nước DNP (DNP Water) - công ty con do CTCP Nhựa Đồng Nai (HNX: DNP) nắm gần 70% cổ phần.  

Như Nhadautu.vn đã đề cập trong bài viết trước đây, doanh nhân Vũ Đình Độ sau khi rời Chứng khoán Maritimebank năm 2012 đã gia nhập CTCP Nhựa Đồng Nai, và không mất nhiều thời gian để đảm trách vai trò TGĐ rồi Chủ tịch HĐQT giai đoạn 2014-2015.

Cũng trong thời gian này, Nhựa Đồng Nai manh nha đầu tư vào lĩnh vực nước sạch. Năm 2014, Nhựa Đồng Nai cùng CTCP Nhựa Đồng Nai Miền Trung (công ty con) trúng đấu giá cổ phần Tổng Công ty đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam – Viwaseen với giá là 10.200 đồng/cổ phần. Một năm sau, Nhựa Đồng Nai đã mua chi phối cổ phần CTCP Bình Hiệp, đơn vị sở hữu 2 nhà máy nước có tổng công suất thiết kế 31.250m3/ngày đêm cung cấp nước sạch cho thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Để chuyên biệt hoá mảng nước sạch. Tháng 4/2017, CTCP Đầu tư ngành nước DNP (DNP Water) được thành lập và đóng vai trò chuyên phụ trách đầu tư vào các doanh nghiệp ngành nước của DNP.

Cũng trong giai đoạn này, DNP Water trở thành công ty tư nhân đầu tiên trong ngành nước Việt Nam được Công ty Tài chính quốc tế (IFC – International Finance Corporation) đầu tư 24,9 triệu USD, tương đương khoảng 562 tỷ đồng. Theo Hợp đồng số 39945 ngày 28/12/2017, khoản vay này có lãi suất 6%/năm, thời hạn vay 6 năm, tài sản đảm bảo là cổ phần của DNP Water tại các công ty con và công ty liên kết.

Nhiều khả năng, số tiền này đã được sử dụng để đầu tư Nhà máy nước Bắc Giang và Nhà máy nước sạch Nhị Thành (Long An).  

Theo tìm hiểu, nhà máy nước sạch DNP – Bắc Giang được coi là một trong những dự án trọng điểm của DNP Water, có tổng số vốn đầu tư dự kiến lên đến 1.286 tỷ đồng. Đến ngày 18/8/2018, nhà máy đã được khánh thành (giai đoạn 1) với công suất 30 nghìn m3/ngày đêm, dự phòng tăng áp lên 40 nghìn m3/ngày đêm; giai đoạn 2 (từ năm 2020 - 2022), công suất cấp nước 59 nghìn m3/ngày đêm, dự phòng tăng áp lên 80 nghìn m3/ngày đêm.

Còn với Nhà máy nước sạch Nhị Thành, dự án trong năm 2019 đã hoàn thành giai đoạn 1 với công suất tương tự DNP – Bắc Giang.

Song song với việc xây mới các nhà máy, thì một chiến lược rõ nét của DNP Water là mua lại các doanh nghiệp cấp nước cổ phần hoá tại các địa phương. 

DNP Water hiện sở hữu trực tiếp và gián tiếp 13 công ty trong các hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh nước sạch, tại một số tỉnh thành với một số cái tên tiêu biểu như: CTCP Sản xuất kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội, CTCP Cấp thoát nước Bình Thuận, CTCP Cấp thoát nước Tây Ninh, CTCP Đầu tư Hạ tầng nước DNP – Tiền Giang, CTCP Đầu tư nước Bình An, CTCP Cấp nước Cần Thơ 2; CTCP DNP Hawaco (kinh doanh vật tư ngành nước), CTCP Cấp thoát nước Bình Phước.

Ngoài ra, DNP Water cũng nắm cổ phần tại 8 công ty nước sạch, gồm: CTCP Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước Sơn Thạnh (45%), CTCP Cấp thoát nước Long An (37,15%), CTCP Cấp thoát nước Cần Thơ (47,61%), CTCP Cấp nước Cà Mau (22,48%), CTCP Cấp nước Thừa Thiên Huế, và tất nhiên, không giấu diếm ý định gia tăng tỷ lệ sở hữu nếu nhà nước thoái vốn.  

Áp lực tài chính thách thức tham vọng của Nhựa Đồng Nai

Việc tích cực M&A nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nước sạch đã khiến tổng tài sản Nhựa Đồng Nai có xu hướng tăng mạnh. Tính tới ngày 30/9/2020, tổng tài sản công ty đạt 8.805 tỷ, tăng hơn 16% so với số đầu năm và tăng gấp 30 lần so với đầu năm 2014. Cấu thành chủ yếu tổng tài sản là nợ phải trả. Xét giai đoạn năm 2016 - 2019, nợ phải trả luôn duy trì hơn 70% cấu thành tài sản Nhựa Đồng Nai.

Đồng biến với số liệu tài sản/nợ vay, cơ cấu doanh thu, lợi nhuận Nhựa Đồng Nai cũng có sự thay đổi mạnh. Theo đó, tỷ trọng doanh thu mảng nước sạch từ 4,4% năm 2015, đã tăng lên 14,4% năm 2018 và 21,8% trong năm 2019. Việc đẩy mạnh đầu tư vào nước giúp Nhựa Đồng Nai tăng trưởng đột biến với mức tăng doanh thu bình quân đạt 37,9%/năm, lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 38,5%/năm trong giai đoạn 2014 - 2019.   

Tuy nhiên, từ năm 2017, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của Nhựa Đồng Nai có dấu hiệu chững lại. Cụ thể, doanh thu thuần Nhựa Đồng Nai năm 2017 là 1.505 tỷ đồng, tăng hơn 3,4%, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 24,8%. Sang năm 2018, lợi nhuận sau thuế tiếp tục giảm mạnh tới 83,2%.

nhadautu - tinh hinh tai chinh DNP tu khi tham gia linh vuc nuoc sach

 

Doanh thu tăng mạnh có thể hiểu do Nhựa Đồng Nai hợp nhất các đơn vị thành viên, nâng công suất các nhà máy hiện hữu và phát triển các dự án mới, mở rộng địa bàn hoạt động và phát triển mạng lưới khách hàng. Dù vậy, với việc ngành nhựa đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt, ngành nước đang trong giai đoạn đầu tư, nên biên lợi nhuận của Nhựa Đồng Nai chưa cao. 

Trong bối cảnh cần nhiều nguồn lực để tiếp tục thực hiện các mục tiêu đề ra (với ngành nước) và duy trì hoạt động kinh doanh, Nhựa Đồng Nai từ năm 2014 đã liên tục phát hành cổ phần để tăng vốn. Theo tính toán của Nhadautu.vn, quy mô vốn chủ sở hữu công ty tính đến ngày 30/9/2020 đạt 2.332 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hằng năm là 84,3% (giai đoạn 2014 – quý III/2020). 

Mới đây, cụ thể ngày 17/9/2020, Nhựa Đồng Nai thông báo chào bán hơn 9,9 triệu cổ phần cho các cổ đông hiện hữu. Giá chào bán 20.698 đồng/cổ phần, cao hơn đáng kể thị giá hiện nay (18.000 đồng/CP).  

Việc liên tục phát hành cổ phần tăng vốn phần nào khiến cổ phiếu Nhựa Đồng Nai bị pha loãng và trở nên kém phần hấp dẫn với các nhà đầu tư, kể cả cổ đông hiện hữu. Cách đây ít ngày, Nhóm cổ đông lớn Đầu tư Châu Á Thống NhấtVSD Holdings - 2 pháp nhân trong hệ sinh thái của doanh nhân trẻ Vũ Ngọc Tú đã công bố việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần và chấp nhận giảm tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Đồng Nai. 

Trở lại với tình hình tài chính mảng nước của Nhựa Đồng Nai, sẽ là khách quan khi đề cập thêm kết quả kinh doanh DNP Water. 

Theo đó, DNP Water (công ty mẹ) giai đoạn 2017 – 2019 chỉ ghi nhận doanh thu duy nhất năm 2019 là 35,5 tỷ đồng. Khá bất ngờ, khi chỉ tiêu lợi nhuận của công ty lại diễn biến thất thường. Cụ thể, DNP Water lỗ thuần 1,4 tỷ năm 2017, lãi 2,3 tỷ năm 2018 và lại lỗ 1,3 tỷ trong năm 2019.

nhadautu - DNP Water

 

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản DNP Water tính đến hết ngày 31/12/2019 đạt 2.724 tỷ, tăng 9,6% so với số đầu kỳ. Trong đó, cấu thành phần lớn tài sản là vốn chủ sở hữu 1.780 tỷ (tỷ trọng 65,3%), 34,7% còn lại là nợ phải trả.

Đi sâu vào phân tích, có thể thấy nợ phải trả tính đến ngày 31/12/2018 là 703 tỷ, gấp gần 10 lần so với cùng kỳ 2017, và tiếp tục tăng lên mức 944 tỷ đồng cuối năm 2019, chủ yếu là do tăng nợ ngắn hạn. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ