Tham nhũng diễn biến phức tạp khi thu hồi tài sản, kỷ luật rồi bỏ qua
Theo tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, đấu tranh phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài, cam go, phức tạp. Chính sách pháp luật của Việt Nam hiện nay đối với tội phạm về tham nhũng là xử lý nghiêm minh và chú trọng việc thu hồi tài sản.
Tổng kết thực tiễn mười lăm phòng chống tham nhũng, đánh giá tình hình tham nhũng trong thời gian qua, kết quả của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết để đề ra những chính sách, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới trong giai đoạn mới.
Tăng cường giải pháp phòng ngừa tội phạm về tham nhũng, tích cực thu hồi tài sản
Phát biểu tại hội nghị tổng kết 10 năm phòng chống tham nhũng sáng 30/6, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí cho rằng, chống tham nhũng là nhiệm vụ phức tạp, cần lắng nghe ý kiến nhiều chiều để bổ sung quan điểm, cách làm mới đạt hiệu quả tốt.
Một trong những nhiệm vụ cần đặc biệt quan tâm là thu hồi tài sản nhà nước bị tham nhũng, chiếm đoạt, thất thoát; tăng tính phòng ngừa và giảm xử lý hình sự với người vi phạm. Kinh nghiệm của Trung Quốc là khi phát hiện vi phạm của cơ quan hành chính, VKS sẽ kiến nghị khắc phục. Nếu cơ quan nào không khắc phục, VKS khởi kiện ra tòa để yêu cầu tòa phán quyết.
Ông Trí cho rằng, Việt Nam cũng nên tăng phòng ngừa, giảm xử lý hình sự, tạo điều kiện cho người sai phạm khắc phục hậu quả. "Cách làm này sẽ thu hồi được phần lớn tài sản thất thoát do người vi phạm chủ động khắc phục để không bị xử lý. Chúng ta cũng không phải băn khoăn nhiều về việc phải xử lý cán bộ, đồng chí của mình".
Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của ông Viện trưởng VKSND Tối cao về việc cần tăng cường các giải pháp phòng ngừa tội phạm về tham nhũng và tích cực thu hồi tài sản. Chính sách pháp luật của Việt Nam hiện nay đối với tội phạm về tham nhũng là xử lý nghiêm minh và chú trọng việc thu hồi tài sản.
Thời gian qua, chúng ta đã làm rất tốt chủ trương xử lý nghiêm minh, kịp thời phát hiện vi phạm và công tác thu hồi tài sản từng bước đạt hiệu quả. Bởi vậy, thời gian tới đây tiếp tục duy trì chính sách kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh, tăng cường công tác thu hồi tài sản và thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm.
Nếu chỉ thu hồi tài sản và "hành chính hóa", "dân sự hóa" hành vi tham nhũng thì sẽ không đảm bảo hiệu quả mà cần phải tiếp tục phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh với mọi hành vi tham nhũng dù là tham nhũng vặt hay tham nhũng lớn.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, có nhiều hành vi được xác định là hành vi tham nhũng như: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Phần lớn các hành vi tham nhũng ở Việt Nam được xác định là tội phạm, được quy định trong bộ luật hình sự. Người thực hiện hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật phải bị áp dụng chế tài hình sự trong đó có nhiều tội danh quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội phạm về tham nhũng gồm: 1. Tội tham ô tài sản (điều 253); 2. Tội nhận hối lộ (điều 354); 3. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (điều 355); 4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 356); 5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (điều 357); 6. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (điều 358); 7. Tội giả mạo trong công tác (điều 359).
Về mặt lý luận, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến khách thể mà pháp luật hình sự bảo vệ.
Hành vi cấu thành tội phạm kể từ thời điểm thực hiện các hành vi theo điều luật mô tả. Pháp luật quy định, không xét xử oan sai, cũng không bỏ lọt tội phạm. Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội là hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp. Kết án oan người vô tội cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Bởi vậy việc xử lý tội phạm hay không xử lý tội phạm không thể tùy tiện mà phải căn cứ vào quy định pháp luật. Khi hành vi tham nhũng đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải xử lý. Nếu không đề cao nhiệm vụ phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mà chỉ chú trọng đến việc thu hồi tài sản thì có thể còn làm tăng nguy cơ tham nhũng.
Nếu những người có chức vụ quyền hạn tham nhũng mà bị phát hiện, chỉ phải nộp lại tài sản mà không bị xử lý hình sự thì họ sẽ không sợ, sẽ càng củng cố quyết tâm thực hiện hành vi tham nhũng đến cùng.
Khắc phục hậu quả chỉ là tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự
Theo quy định của pháp luật, hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước thỏa mãn dấu hiệu cấu thành một trong các tội danh trong nhóm tội về tham nhũng thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự, việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả chỉ là tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự.
Khuyến khích người phạm tội bồi thường khắc phục để được hưởng khoan hồng là việc cần làm và phải có những giải pháp để đảm bảo hiệu quả.
Còn đối với các giải pháp phòng ngừa tội phạm thì phải thực hiện đồng bộ, đầy đủ thì mới đạt hiệu quả, trong đó có các giải pháp như: làm tốt công tác nhân sự, tuyển chọn nhân sự và bộ máy nhà nước phải là những người có đức, có tài, sử dụng đúng vị trí, đúng khả năng, phù hợp với năng lực để họ có cơ hội phấn đấu; toàn cải cách tiền lương để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người có chức vụ quyền hạn;
Cần phải liên tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức, năng lực, bản lĩnh chính trị, đạo đức của cán bộ; cần tăng cường công tác quản lý kinh tế; công khai, minh bạch, tăng Cường cơ chế giám sát, quản lý tài chính chặt chẽ để người có chức vụ quyền hạn không thể tham nhũng, không có cơ hội để thực hiện hành vi tham nhũng phải có tham nhũng cũng không có chỗ để cất giấu tài sản;
Cần vận dụng các phương tiện kĩ thuật, thành tựu khoa học công nghệ và phòng chống tham nhũng, học hỏi kinh nghiệm quốc tế; cần phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh để răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội.
Kinh nghiệm quốc tế
Để phòng chống tham nhũng hiệu quả thì phải hướng đến những mục tiêu làm sao cho người có chức vụ quyền hạn không cần tham nhũng, không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng.
Việc học tập kinh nghiệm phòng chống tham nhũng ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á và Đông Nam Á là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, vẫn phải trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, trong đó có nguyên tắc là mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải xử lý hình sự, không oan sai và không bỏ lọt tội phạm. Không nên hình sự hóa quan hệ dân sự kinh tế. Cũng không nên hành chính hoá, dân sự hóa quan hệ hình sự.
Bởi vậy, người có chức vụ quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự thì phải xử lý hình sự chứ không thể thỏa thuận với họ về việc nộp tài sản thì sẽ miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc mở rộng các vụ kiện hành chính, gắn trách nhiệm với cơ quan nhà nước trong việc quản lý tài sản công là cần thiết.
Tuy nhiên nếu để thất thoát tài sản công, tham ô tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí mà thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải xử lý đối với các cá nhân sai phạm.
Còn trách nhiệm tập thể, trách nhiệm về phần dân sự thì có thể giải quyết trong vụ án hình sự hoặc giải quyết trong quan hệ dân sự hành chính khác mà không loại trừ trách nhiệm hình sự với cá nhân.
Trong đấu tranh "phòng - chống" tham nhũng thì "phòng" và "chống" là hai nhiệm vụ khác nhau, có mối liên quan, quan hệ biện chứng với nhau.
Tuy nhiên, đề cao các giải pháp phòng tham nhũng là đúng hướng và tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển văn minh của xã hội. Phòng tham nhũng không có nghĩa là không chống hoặc chống tham nhũng một cách hời hợt.
Cần phải kết hợp hài hòa giữa phòng và chống, hoạt động phòng tham nhũng không thể thay thế cho hoạt động chống tham nhũng. Với hành vi tham nhũng đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải chống, phải xử lý chứ không thể áp dụng các giải pháp phòng tham nhũng, "hành chính hóa" hay "dân sự hóa" để xử lý với các hành vi đã vi phạm.
(Theo Vietnamnet)
- Cùng chuyên mục
Phong bì cảm ơn trăm triệu của Nguyễn Cao Trí và lời khai khó tin của cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ
Cáo trạng của Viện KSND tối cao cho biết, Nguyễn Cao Trí khai nhiều lần đưa phong bì cảm ơn các cựu cán bộ TTCP với giá trị hàng trăm triệu đồng. Song, một số cựu cán bộ TTCP khai không nhận tiền cảm ơn từ Trí.
Pháp luật - 04/12/2024 08:36
Công an tạm giữ 5 người 'thổi giá' trong vụ 30 tỷ đồng/m2 đất ở Sóc Sơn, Hà Nội
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hà Nội đã tạm giữ hình sự 5 người trong vụ đấu giá đất trả giá 30 tỷ đồng/m2 rồi bỏ cuộc tại Sóc Sơn về hành vi "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản".
Pháp luật - 03/12/2024 19:46
Chủ tịch Crystal Bay nói về khó khăn dự án Sunbay Ninh Thuận
Chủ tịch Crystal Bay Nguyễn Đức Chi cho rằng trường hợp của Sunbay Ninh Thuận không phải là nợ thuế trốn tránh hay chậm trễ, mà liên quan đến nghĩa vụ tiền thuê đất, vốn bị ảnh hưởng bởi cách định giá chưa sát thị trường.
Pháp luật - 03/12/2024 17:33
Nhiều cán bộ thuế 'nhúng chàm', Tổng cục Thuế lệnh chấn chỉnh
Nhiều cán bộ thuế bị khởi tố, bắt tạm giam, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của toàn ngành thuế.
Pháp luật - 03/12/2024 13:57
Sau phúc thẩm, bà Trương Mỹ Lan chỉ có cách duy nhất để thoát án tử hình
HĐXX bác kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan, buộc bị cáo chấp hành án tử hình. Trong đó, bị cáo được giảm từ 20 năm xuống 16 năm về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", 20 năm tù về tội "Đưa hối lộ" và tử hình về tội "Tham ô tài sản".
Pháp luật - 03/12/2024 12:34
Ngăn chặn giao dịch 2 nhà đất đứng tên ông Trần Văn Minh
Cơ quan công tố đề nghị thu hồi số tiền 10 tỷ đồng mà ông Trần Văn Minh, Phó Tổng TTCP đã nhận hối lộ từ Nguyễn Cao Trí để giúp dự án Đại Ninh được giãn tiến độ. Đồng thời, ngăn chặn giao dịch 2 nhà đất đứng tên ông Minh và vợ.
Pháp luật - 03/12/2024 09:56
Công ty Hào Hưng Huế bị phạt hơn 500 triệu vì xả nước thải ra môi trường
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế với số tiền 532 triệu đồng.
Pháp luật - 03/12/2024 06:00
Công an vào cuộc vụ đấu giá đất trả giá 30 tỷ đồng/m2 rồi bỏ ở Sóc Sơn
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.Hà Nội đã cử cán bộ về làm việc với huyện Sóc Sơn để xem xét vụ vụ khách hàng đấu giá đất trả giá 30 tỷ đồng/m2 rồi bỏ cuộc.
Pháp luật - 02/12/2024 17:27
Vụ Đại Ninh: Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính Mai Tiến Dũng đối diện mức án 10 - 15 năm tù
Viện KSND tối cao truy tố ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh tội "Đưa hối lộ".
Pháp luật - 02/12/2024 15:42
Công an khám xét hàng loạt chi nhánh của Công ty GFDI trên cả nước
Công an đã hoàn tất việc khám xét tại các chi nhánh của Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (gọi tắt là Công ty GFDI) trên cả nước, qua đó thu giữ nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng .
Pháp luật - 02/12/2024 14:51
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế nói về vụ trúng số không nhận được tiền
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Nhà nước MTV Xổ số kiền thiết tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến sự việc một người dân trúng độc đắc 2 tỷ nhưng không nhận được tiền.
Pháp luật - 01/12/2024 18:09
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12
Trong tháng 12/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, xác thực bằng số định danh mạng xã hội, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại...
Pháp luật - 01/12/2024 06:00
Đại biểu Hà Nội: Kẻ xấu dễ dàng chiếm đoạt hệ thống của doanh nghiệp để đòi hàng chục triệu USD
Đại biểu đoàn TP. Hà Nội đề nghị, cần lưu ý hơn về an ninh mạng, bởi hiện nay kẻ xấu đã dễ dàng lấy cắp data của doanh nghiệp hoặc chiếm đoạt, đánh sập hệ thống để đòi tiền chuộc.
Pháp luật - 30/11/2024 17:03
Thí điểm cả nước được chuyển nhượng đất khác làm dự án nhà ở thương mại
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Pháp luật - 30/11/2024 16:22
Báo cáo Công an vụ người đấu giá đất trả giá 30 tỷ đồng/m2 rồi bỏ ở Sóc Sơn
Phiên đấu giá đất Sóc Sơn có dấu hiệu "phá" khi có 1 người trả giá 30 tỷ đồng/m2 và nhiều người trả giá cao bất thường khi ở vòng thứ 5.
Pháp luật - 30/11/2024 14:34
Luật hóa 6 hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Việc sửa đổi nhằm hướng tới hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán
Pháp luật - 30/11/2024 07:34
- Đọc nhiều
-
1
Sau phúc thẩm, bà Trương Mỹ Lan chỉ có cách duy nhất để thoát án tử hình
-
2
Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại
-
3
Ngăn chặn giao dịch 2 nhà đất đứng tên ông Trần Văn Minh
-
4
Cổ phiếu AGG ‘rớt thảm’, nhóm Chủ tịch HĐQT cơ cấu tài khoản
-
5
Vụ Đại Ninh: Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính Mai Tiến Dũng đối diện mức án 10 - 15 năm tù
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 2 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 month ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 month ago