Temasek - công ty đầu tư Singapore rót hàng tỷ USD vào Việt Nam 'khủng' cỡ nào?
Tính đến ngày 31/3/2020, giá trị danh mục đầu tư của Temasek đạt 306 tỷ SGD (223,73 tỷ USD), thấp hơn khoảng 2,2% so với 313 tỷ SGD của năm trước do các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Công ty đầu tư Temasek của Singapore. Ảnh: Nikkei Asian Reviews
Lịch sử của Temasek
Temasek được thành lập vào năm 1974 với tư cách là một công ty đầu tư thương mại. Danh mục đầu tư của Temasek bao gồm một loạt các lĩnh vực bao gồm dịch vụ tài chính, viễn thông, truyền thông và công nghệ, vận tải và công nghiệp, khoa học đời sống và kinh doanh nông nghiệp, tiêu dùng và bất động sản, năng lượng và tài nguyên, cũng như các quỹ đa lĩnh vực.
Có trụ sở chính tại Singapore, Temasek có đội ngũ đa quốc gia với hơn 800 nhân viên tại 8 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm hai văn phòng tại Bắc Kinh và một văn phòng tại Thượng Hải, Mumbai, Hà Nội, London, New York, San Francisco, Mexico City, Washington , DC, và Sao Paulo.
Vào thời điểm Singapore độc lập vào năm 1965, chính phủ nước này có quyền sở hữu hoặc sở hữu chung đối với các công ty địa phương khác nhau, chẳng hạn như Malaysia-Singapore Airlines (sau này được tách thành Malaysia Airlines và Singapore Airlines) và Singapore Telephone Board (trở thành Singapore Telecommunication).
Là một phần trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân trong và ngoài nước vào các lĩnh vực như sản xuất và đóng tàu, Ban Phát triển Kinh tế (EDB) của chính phủ cũng đã tiến hành mua cổ phần trong nhiều công ty địa phương.
Trong 10 năm đầu tiên sau khi độc lập, Singapore đã mua lại hoặc thành lập một số công ty, chẳng hạn như Keppel Corporation (ban đầu là Keppel Shipyard, được tiếp quản từ Hải quân Hoàng gia sau khi quân đội Anh rút khỏi Singapore), ST Engineering (ban đầu là một nhà sản xuất vũ khí được thành lập cung cấp cho Lực lượng vũ trang Singapore), và công ty vận tải biển Neptune Orient Lines.
Vào năm 1974, Temasek được thành lập theo Đạo luật Công ty Singapore để nắm giữ và quản lý các tài sản trước đây do chính phủ Singapore trực tiếp nắm giữ. Mục đích là để Temasek sở hữu và quản lý các khoản đầu tư này trên cơ sở thương mại, qua đó cho phép Bộ Tài chính và Bộ Thương mại và Công nghiệp tập trung vào việc hoạch định chính sách.
Temasek là một công ty được thành lập tại Singapore và hoạt động theo các quy định của Đạo luật Công ty Singapore. Giống như bất kỳ công ty thương mại nào khác, Temasek nộp thuế đóng góp vào doanh thu của chính phủ ở các quốc gia mà nó hoạt động, chia cổ tức cho cổ đông và có hội đồng quản trị riêng và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, Temasek cần có sự chấp thuận của Tổng thống Singapore đối với bất kỳ giao dịch nào có khả năng dẫn đến việc rút bớt dự trữ tiền mặt của công ty. Tổng thống cũng có quyền bổ nhiệm, chấm dứt hoặc thay mới các thành viên trong ban giám đốc của Temasek. Tuy nhiên, ở hầu hết các khía cạnh khác, Temasek hoạt động như một công ty đầu tư thương mại độc lập.
Temasek đã đầu tư chủ yếu vào các công ty Singapore trong những ngày đầu thành lập, nhưng đã trở thành một nhà đầu tư toàn cầu lớn trong những năm gần đây. Khoảng ba phần tư danh mục đầu tư của Temasek nằm ngoài quốc gia sở tại và ở những nơi như Trung Quốc, Bắc Mỹ và Châu Âu.
Temasek có xếp hạng tín dụng tổng thể là "Aaa/AAA" bởi các tổ chức xếp hạng Moody's Investors Service và Standard & Poor's Global Ratings kể từ lần xếp hạng đầu tiên vào năm 2004. Temasek cũng cũng đạt được điểm số hoàn hảo trong bảng xếp hạng về chỉ số minh bạch Linaburg-Maduell, một thước đo về độ mở của các quỹ đầu tư thuộc sở hữu của chính phủ do công ty luôn cung cấp tương đối đầy đủ thông tin về tình hình tài chính cũng như hoạt động cho các nhà đầu tư.
Tài sản ở Trung Quốc chiếm 29% danh mục đầu tư của Temasek trong năm tài chính vừa qua. Tiếp theo là Singapore với 24% và Bắc Mỹ là 17%, theo báo cáo hàng năm của công ty. Xét theo lĩnh vực, nhà đầu tư có mức độ tiếp xúc lớn nhất với các dịch vụ tài chính, chiếm khoảng 23% tài sản cơ bản trong danh mục đầu tư của mình.
Temasek cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ tài chính, công nghệ và khoa học đời sống. Nhìn chung, công ty đã đầu tư 32 tỷ SGD (23,42 tỷ USD) và đã thoái vốn 26 tỷ SGD trong năm tài chính vừa qua.
Quy mô danh mục đầu tư của Temasek đã giảm xuống còn 306 tỷ SGD (223,73 tỷ USD) cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3, thấp hơn khoảng 2,2% so với 313 tỷ SGD của năm trước, công ty cho biết trong báo cáo hàng năm của mình.
Temasek cho rằng hiệu quả đầu tư của họ trong năm qua là do sự lây lan của đại dịch COVID-19, khiến thị trường toàn cầu lao dốc vào tháng Ba. Công ty lưu ý các thị trường đã phục hồi kể từ đó, nhưng cảnh báo về những bất ổn như căng thẳng Mỹ-Trung.
Dilhan Pillay Sandrasegara, giám đốc điều hành của Temasek International, cho biết cả Mỹ và Trung Quốc đều là "những điểm đến quan trọng" cho các khoản đầu tư của công ty trong 5 đến 6 năm qua.
Vào tháng 6/2018, Temasek đã đầu tư 340 triệu USD vào cổ phần của UST Global, một công ty dịch vụ công nghệ kỹ thuật số. Sau đó, Temasek cũng đã mua 30% cổ phần của Haldor Topsoe vào tháng 3/2019.
Mới đây nhất, vào tháng 8/2020, Temasek Holdings đã mua thêm 3,9% cổ phần của BlackRock Inc, trị giá khoảng 3,5 tỷ USD, qua đó trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của công ty này.
Sự hiện diện tại thị trường Việt Nam
Tại Việt Nam, Temasek đã và đang thực hiện rất nhiều thương vụ đầu tư lớn, trong đó nổi bật nhất là việc công ty này cùng với công ty quản lý quỹ đầu tư KKR (Mỹ) chi ra 15.100 tỷ đồng, tương đương 650 triệu USD để mua thỏa thuận hơn 200 triệu cổ phiếu (6% vốn điều lệ) của Vinhomes vào giữa năm 2020, trong đó riêng Temasek đã bỏ ra tới khoảng 200 triệu USD. Giao dịch được KKR thực hiện qua Quỹ Asian Fund III.
Sau giao dịch, nhóm này trở thành cổ đông lớn của Vinhomes, trong khi Vingroup tiếp tục là cổ đông kiểm soát doanh nghiệp này.
Trước đó, cuối tháng 10/2019, Temasek đã đầu tư vào Scommerce - công ty mẹ của Công ty cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh (GHN) và Công ty Cổ phần Dịch vụ Tức Thời (AhaMove). Giá trị thương vụ không được công bố chính thức nhưng được đồn đoán ở mức khoảng 100 triệu USD.
Ngoài ra, Seletar Investments, công ty trực thuộc Temasek, cũng đã chi ra khoảng 661 tỷ đồng để mua toàn bộ 355.820 cổ phiếu quỹ của VNG với mức giá 1,86 triệu đồng/cổ phiểu. Sau giao dịch, lượng cổ phiếu quỹ của VNG giảm từ 7,46 triệu xuống còn 7,1 triệu cổ phần.
Thông qua các đơn vị thành viên, Temasek đang đầu tư vào một loạt các công ty niêm yết trên sàn như thủy sản Minh Phú (10% vốn thông qua Aranda Investment); Vinamilk (1,6% vốn thông qua Arisaig Asia Consumer Fund); công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (2,6% vốn thông qua Northbrooks Investment (Mauritius) Pte. Ltd) và 1.100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi tại tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Tuy vậy mảng đầu tư được Temasek quan tâm nhất tại Việt Nam dường như là bất động sản thông qua công ty Mapletree.
Tính đến ngày 31/3, Mapletree sở hữu và quản lý các tài sản văn phòng, bán lẻ, kho vận, công nghiệp, trung tâm dữ liệu, khu nhà ở và dự án căn hộ, trị giá 60,5 tỷ SGD. Hiện tại, Mapletree đang quản lý bốn quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REITs) niêm yết tại Singapore và năm quỹ bất động sản cổ phần tư nhân, nắm giữ danh mục tài sản đa dạng tại Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, Vương quốc Anh (UK) và Hoa Kỳ (USA) .
Công ty cũng đã thiết lập mạng lưới văn phòng rộng khắp tại Singapore, Úc, Trung Quốc, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Ba Lan, Hàn Quốc, Hà Lan, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và ViệtNam.
Danh mục tài sản của Mapletree bao gồm các dự án đạt giải thưởng về bất động sản tại Singapore như VivoCity, Mapletree Business City và dự án phức hợp trong khu vực như Nanhai Business City ở Trung Quốc.
Tỷ lệ lợi nhuận trung bình của vốn đầu tư (ROIE) của Mapletree trong 05 năm đạt mức 13,8%, trong khi lợi nhuận 5 năm trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân ở mức 12,9%. Công ty này sở hữu trên 300 giải thưởng và danh hiệu về đầu tư và quản lý vốn, xây dựng, phát triển bền vững và cung cấp dịch vụ xuất sắc.
Mapletree cam kết sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào các dự án khu kho vận, khu công nghiệp, văn phòng, khu bán lẻ và khu chung cư tại Việt Nam. Các dự án đáng chú ý của Mapletree tại Việt Nam có thể kể đến như tòa nhà Pacific Place (Hà Nội), mPlaza Saigon (trước đây là Kumho Asiana Plaza), SC Vivo City, Mapletree Business Centre...
- Cùng chuyên mục
Ông lớn Thái SCG thâu tóm toàn bộ Nhựa Duy Tân, hé lộ bức tranh tài chính
Với thương vụ mới nhất, Công ty SCG Packaging (SCGP) sở hữu 100% cổ phần của Nhựa Duy Tân, củng cố vị thế tại Việt Nam ở ngành bao bì.
Đầu tư - 10/06/2025 17:05
Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam
Hai Thủ tướng khẳng định lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những trụ cột quan trọng trong mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha.
Đầu tư - 10/06/2025 10:41
Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple
Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.
Công nghệ - 10/06/2025 10:16
Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, mô hình nhà ở dành cho người cao tuổi hứa hẹn sẽ là loại hình tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát triển phân khúc chỉ dành riêng cho đối tượng này là điều khó khả thi.
Đầu tư - 10/06/2025 09:16
Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành có thể hoàn thành sau 14 tháng
Nếu được áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và các cơ chế đặc thù khác, việc mở rộng gần 22 km cao tốc TP.HCM - Long Thành từ 4 làn xe lên 8-10 làn xe có thể cơ bản hoàn thành sau 14 tháng thi công.
Đầu tư - 10/06/2025 09:12
Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?
VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.
Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29
Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI
Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Đầu tư - 09/06/2025 21:52
Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị
CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.
Đầu tư - 09/06/2025 16:57
Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông
Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.
Đầu tư - 09/06/2025 07:00
Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh
Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.
Đầu tư - 08/06/2025 16:54
Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định
Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - 08/06/2025 06:48
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới
Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.
Đầu tư - 07/06/2025 10:59
Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô
Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.
Đầu tư - 07/06/2025 09:16
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.
Đầu tư - 07/06/2025 06:45
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.
Đầu tư - 06/06/2025 19:14
Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử
Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Đầu tư - 06/06/2025 11:20
- Đọc nhiều
-
1
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
-
2
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
-
3
Mối liên hệ giữa gia tộc Chearavanont giàu thứ nhì ở châu Á và C.P Việt Nam
-
4
Các tỷ phú nói gì sau vụ bất hòa giữa ông Trump và Elon Musk
-
5
Cổ phiếu Tesla mất 150 tỷ USD giá trị sau cuộc tranh cãi Trump-Musk
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago