Tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh cao nhất cả nước

Nhàđầutư
Năm 2018, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đạt được kết quả nổi bật toàn diện, thu ngân sách 12.300 tỷ, tăng trưởng 20,8% cao nhất từ trước tới nay. Trước thềm Xuân 2019, Nhadautu.vn có cuộc trò chuyện với ông Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh.
ANH BÌNH - NGUYỄN PHƯỢNG
28, Tháng 01, 2019 | 10:22

Nhàđầutư
Năm 2018, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đạt được kết quả nổi bật toàn diện, thu ngân sách 12.300 tỷ, tăng trưởng 20,8% cao nhất từ trước tới nay. Trước thềm Xuân 2019, Nhadautu.vn có cuộc trò chuyện với ông Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh.

Ông có thể nói về kỳ tích tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh?

Năm 2018, trước những khó khăn, thách thức từ sự cố môi trường biển kéo dài nhiều hệ lụy, an ninh trật tự diễn biến phức tạp, liên tiếp các đợt thiên tai bão lụt, nhiều yếu tố về kinh tế, xã hội, môi trường đã thay đổi, đặc biệt sau sự cố môi trường biển năm 2016, thiên tai dịch bệnh gây thiệt hại lớn đã kìm hãm sự phát triển đối với Hà Tĩnh.

C_8761

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty GA Power PTE.LTD (CHLB Đức).

Tuy nhiên, với sự nỗ lực quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được kết quả khá toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực. Từ đó kinh tế chuyển sang giai đoạn tăng trưởng ổn định bền vững hơn, yếu tố sản xuất đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GRDP. Đặc biệt, tăng trưởng kinh tế (GRDP) Hà Tĩnh cao nhất cả nước với 20,8%. Trong đó, nông nghiệp tăng 5,9%, công nghiệp và xây dựng tăng 48,9%, dịch vụ tăng 6,5%. Khu vực công nghiệp tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.

Quy mô GRDP năm 2018 theo giá hiện hành đạt 65 nghìn tỷ đồng, gấp 1,22 lần so với GRDP năm 2015. GRDP bình quân đầu người đạt 51 triệu đồng, tương đương 2.217 USD (cả nước 2.540 USD). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 15,28%, công nghiệp - xây dựng 43,79%, dịch vụ 40,93%. Kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp. Năm 2018, tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 12.300 tỷ đồng, đạt 130,8% dự toán, tăng 37,7% so với năm 2017.

Năm 2018, Hà Tĩnh kiên định với một trong 3 nhóm nhiệm vụ đột phá trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ (2015 – 2020) là ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng, xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm và các dự án trong Khu kinh tế Vũng Áng. Nhờ đó, đến nay, Hà Tĩnh tiếp tục khẳng định vai trò động lực với hạt nhân phát triển là cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương, nhà máy nhiệt điện điện Vũng Áng I và dự án Formosa. Những hạt nhân này là “át chủ bài” để đưa công nghiệp Hà Tĩnh vươn xa. Vì thế, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá cao, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 86,7% so với năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 tăng gấp 3,6 lần so với năm 2015.

Có thể nói, năm 2018 Hà Tĩnh đã thu hút nhiều dự án từ đầu tư FDI, theo ông đâu là thế mạnh của Hà Tĩnh để các nhà đầu tư chọn làm bến đỗ cho các dự án lớn?

Nhằm thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn lớn, các dự án trọng điểm vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, Hà Tĩnh đã mạnh dạn thực hiện nhiều giải pháp căn cơ đẩy mạnh cải cách hành chính gắn cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao trách nhiệm công vụ, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Chính vì thế, những năm qua Hà Tĩnh luôn duy trì chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) ở Top 4 tỉnh đạt điểm cao nhất, chỉ số PCI tăng 12 bậc trong 2 năm 2016 – 2017. Hà Tĩnh cũng nằm trong Top 10 bảng xếp hạng cấp tỉnh về phát triển Chính phủ điện tử.

IMG_8348

Hoạt động xuất khẩu thép của Công ty Formosa tại Cảng Sơn Dương.

Minh chứng rõ nét cho việc lựa chọn Hà Tĩnh là “điểm dừng chân” đầu tư với nguồn vốn khủng của FDI  đạt trên 12 tỷ USD với 72 dự án đầu tư (đến từ 17 nước và vùng lãnh thổ) trên địa bàn chiếm gần 80% tổng vốn đăng ký. Hà Tĩnh cũng là địa phương xếp thứ 8 của cả nước về thu hút dự án FDI.  Nhiều dự án lớn của các tập đoàn ngoài nước đã hoàn thành và đi vào hoạt động (dự án Nhà máy Thép - Cảng nước sâu Sơn Dương của Formosa, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, cảng Việt - Lào...) phát huy hiệu quả, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năm 2018, Hà Tĩnh cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 68 dự án với tổng vốn đăng ký 6.820 tỷ đồng. Trong đó, 60 dự án trong nước vốn đầu tư 4.598 tỷ đồng 8 dự án nước ngoài vốn đầu tư 96,6 triệu USD. Một số dự án FDI đầu tư có quy mô lớn như. Dự án may mặc xuất khẩu (Hàn Quốc) đầu tư 15 triệu USD vào CCN Nam Hồng công suất 12 triệu sản phẩm/năm, 2 dự án điện mặt trời (CHLB Đức) tổng công suất 58MW với tổng vốn đầu tư 46,6 triệu USD.

Bên cạnh việc “đổ bộ” một lượng vốn lớn từ doanh nghiệp FDI, Hà Tĩnh cũng đã có sự “dịch chuyển” đáng kể dòng vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng từ các nhà đầu tư như Tập đoàn Vingroup, FLC, T&T, Hoành Sơn... nhằm phát triển du lịch, dịch vụ và thương mại, tạo điều kiện để Hà Tĩnh đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng dịch vụ, công nghiệp.

Hà Tĩnh là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phong trào xây dựng nông thôn mới. Năm 2018, Hà Tĩnh đã đạt được kết quả gì, thưa ông?

Năm 2010, khi bước vào xây dựng nông thôn mới, bình quân Hà Tĩnh mới đạt 3,5 tiêu chí và có đến 52% số xã đạt dưới 5 tiêu chí, trong đó có 20 xã không đạt tiêu chí nào, tỷ lệ hộ nghèo lên đến 23,91%… thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn chỉ đạt 8,46 triệu đồng/người/năm.

ntn ht

Sau 8 năm xây dựng, Hà Tĩnh là địa phương đi đầu cả nước trong phong trào xây dựng Nông thôn mới.

Đến nay, sau 8 năm xây dựng, ngoài thực hiện Bộ tiêu chí theo quy định của Trung ương (gồm 19 tiêu chí), tỉnh Hà Tĩnh còn bổ sung tiêu chí thứ 20 (khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu), qua 5 năm triển khai thực hiện đã mang lại hiệu quả thiết thực, trở thành phong trào rộng khắp, được người dân và cộng đồng tích cực hưởng ứng, đến nay có 230 thôn đạt chuẩn, 2.405 vườn đạt chuẩn.

Trong xây dựng Nông thôn mới, Hà Tĩnh chọn những tiêu chí dễ, tiêu chí ít vốn đầu tư để thực hiện trước, lấy nông dân là hạt nhân thực hiện; tập trung huy động nguồn lực tại chỗ, đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”… và huy động toàn hệ thống chính trị vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Từ năm 2011 đến cuối năm 2017, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở Hà Tĩnh đạt 100.226 tỷ đồng, trong đó, vốn trực tiếp cho Chương trình 5.185 tỷ đồng; vốn lồng ghép 6.814 tỷ; vốn tín dụng 80.534 tỷ; vốn DN góp 2.127 tỷ đồng; dân đóng góp vật chất và ngày công 4.702 tỷ và vốn huy động từ nguồn khác hơn 861 tỷ đồng.

Năm 2018, Hà Tĩnh được xem là năm bội thu từ phong trào xây dựng Nông thôn mới khi có thêm 45 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 158 xã (chiếm 69% tổng số xã toàn tỉnh). Đặc biệt, Nghi Xuân là địa phương đầu tiên đạt chuẩn Huyện NTM trước thời hạn 2 năm.

Để phát triển một cách vững chắc, năm 2019 Hà Tĩnh sẽ tập trung vào những mục tiêu lớn nào, thưa ông?

Bước sang năm 2019, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các khâu đột phá trọng tâm đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đề ra. Theo đó, Tâp trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp cấp bách ngắn hạn, vừa thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm dài hạn trên cơ sở bám sát mục tiêu tổng quát đã đề ra cho cả giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo. Đẩy nhanh tiến độ rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với quan điểm giữ vững ổn định để phát triển, phát huy nội lực, đa dạng hóa các yếu tố phát triển, tiếp tục tìm kiếm động lực tăng trưởng mới, phấn đấu đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng phát triển chung của cả nước.

Xác định công nghiệp tiếp tục là trụ cột của nền kinh tế. Đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực, xây dựng KKT Vũng Áng trở thành khu vực động lực phát triển kinh tế trọng điểm quốc gia, hạt nhân phát triển của tỉnh và khu vực với cụm ngành chủ lực luyện kim, sản xuất điện năng, công nghiệp hỗ trợ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn với công nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tăng cường xúc tiến công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực toàn ngành công nghiệp; phát triển dịch vụ cảng biển, logistics, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển du lịch.

Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng cải cách hành chính gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao hiệu quả CCHC, chất lượng dịch vụ công, gắn với cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ