Tăng trưởng GRDP trung du miền núi phía Bắc cao nhất nước

THANH THANH
10:26 19/12/2024

Với mức tăng ước đạt 9,11%, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của vùng trung du miền núi phía Bắc năm 2024 cao nhất cả nước…

Chiều 18/12/2024, tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) lần thứ 4.

Tăng trưởng GRDP của vùng năm 2024 ước đạt 9,11%

Báo cáo của Bộ KH&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm trình bày đã cụ thể những kết quả về tình hình phát triển kinh tế, xã hội các địa phương vùng TDMNPB trong năm 2024.

Theo đó, năm 2024, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của cơn bão số 3. nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, nỗ lực của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp , tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Vùng đã khẳng định sự phục hồi rõ nét và đạt được nhiều kết quả quan trọng

Tăng trưởng GRDP của vùng năm 2024 ước đạt 9,11%, cao nhất cả nước, một số địa phương có mức tăng trưởng khá cao như: Bắc Giang (cao nhất cả nước với mức tăng trưởng là 13,85%), Phú Thọ (9,53%), Tuyên Quang (9,04%). Quy mô GRDP theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người của Vùng đạt khoảng 76 triệu đồng/người;

 Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP.

Đặc biệt, cơ cấu GDRP chuyển dịch khá tích cực, cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 80,9% GRDP của Vùng; Đóng góp của 2 ngành chiếm 8,7% điểm tăng trưởng GRDP của Vùng trong năm 2024.

Năm 2024, thu ngân sách nhà nước toàn Vùng đã đạt 89,2 nghìn tỷ đồng (tăng 13% so với dự toán trung ương giao), trong đó 10/14 địa phương có số thu vượt dự toán. Tỉnh Thái Nguyên đã cân đối được thu chi ngân sách, đạt mục tiêu của Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị;

Tính đến hết tháng 11 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu toàn Vùng đạt trên 72 tỷ USD; tổng thu thuế xuất nhập khẩu đạt 15.398 tỷ đồng, tăng 25,8% so với dự toán giao, trong đó tập trung vào các địa phương có cửa khẩu với Trung Quốc như Hà Giang ( tăng 96,8%), Cao Bằng (tăng 20,7%), Lạng Sơn (tăng 45%)...cho thấy thương mại qua biên giới đang có dấu hiệu khởi sắc.

Đặc biệt, môi trường kinh doanh được cải thiện, năm 2023 toàn vùng có 5/14 địa phương nằm trong nhóm 30 các địa phương có chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI tốt nhất (Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Lào Cai).

Đến năm 2024, toàn vùng đã có 37 khu công nghiệp được thành lập, 26 khu công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lập đầy hơn 67% diện tích. Số doanh nghiệp hoạt động, kê khai thuế toàn Vùng vào khoảng trên 44 nghìn doanh nghiệp, tăng khoảng gần 2.000 doanh nghiệp so với năm 2023; thu hút 90 dự án FDI mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,8 tỷ USD (tập trung vào các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ);

Vùng MNTDPB cùng là khu vực có giải ngân vốn đầu tư công của vùng đạt khá. 11 tháng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của vùng là 69% (cả nước bình quân 60%), đứng thứ 2 trong cả nước sau vùng đồng bằng sông cửu Long; toàn Vùng có 9/14 địa phương giải ngân vốn đầu tư công đạt trên mức bình quân cả nước.

Thứ trưởng Bộ KH%ĐT Nguyễn Đức Tâm. Ảnh: MPI.

Một số kế hoạch, đề án lớn của Vùng đã được phê duyệt như kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).

Bộ Công thương đã trình Thủ tướng Chính phủ 5 đề án phát triển cụm liên kết ngành, hạ tầng thương mại, tái cơ cấu ngành công nghiệp thương mại của vùng và ký biên bản ghi nhớ với Bộ Thương mại Trung Quốc về thành lập nhóm công tác nghiên cứu các mô hình xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc ….

Ngoài ra, 18 dự án trọng điểm của vùng đã và đang triển khai thực hiện, một số dự án quy mô lớn đã khởi công, triển khai như: cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Hòa Lạc - Hòa Bình - Mộc Châu; đang triển khai thủ tục đầu tư các dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, cảng hàng không Sa Pa; Dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai, cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến …

Hạ tầng giao thông kết nối vẫn là điểm nghẽn

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhìn lại năm 2024, báo cáo của Bộ KH&ĐT cũng thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, thách thức mà vùng TDMNPB đang phải đối mặt.

Đó là kinh tế của Vùng tuy tăng trưởng khá nhưng quy mô kinh tế vùng còn nhỏ, chỉ chiếm 8% so với cả nước, 13/14 địa phương trong Vùng chưa tự cân đối thu chi ngân sách, mô hình tăng trưởng chưa thực sự bền vững, chưa dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế (23,56% lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ; 39% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp; 72% lao động có việc làm nhưng phi chính thức). Tỷ lệ hộ nghèo còn cao nhất so với các vùng trong cả nước.

Đặc biệt, hạ tầng giao thông kết nối vẫn là điểm nghẽn của vùng, chưa kết nối được với Vùng Thủ đô, ra các cảng biển, đường sắt chưa kết nối được với Trung Quốc và ra quốc tế; Tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm của Vùng còn chậm, như tuyến Hòa Bình - Mộc Châu, điều chỉnh cao tốc Hà - Giang Tuyên Quang, hầm Hoàng Liên…;

Cùng với đó, liên kết hợp tác phát triển vùng còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu, còn mang tính hình thức, hiệu quả còn thấp, chưa tạo ra được chuỗi sản xuất, kinh doanh mang nét đặc trưng của vùng, nhất là trong phát triển du lịch; Hệ thống cơ sở dữ liệu vùng chưa được xây dựng;

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: MPI.

Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng chưa được ban hành, một số nhiệm vụ, đề án cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ về phát triển Vùng còn chưa đáp ứng được tiến độ đề ra;

Ngoài những lý do nội tại của nền kinh tế vùng miền núi phía Bắc, các lý do khách quan đã tác động đến kinh tế Vùng trong năm 2024 như sự thay đổi của các chuỗi cung ứng toàn cầu và những biến động của thị trường quốc tế; ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, vùng là những toa tàu trong đoàn tàu đất nước đang tăng tốc hướng tới hạnh phúc, ấm no, thịnh vượng. Do đó, ông cho rằng cần nhìn nhận rõ những kết quả đã đạt được, cũng như những điểm còn hạn chế, những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp tháo gỡ để đưa vùng TDMNPB tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phó Thủ tướng cũng đồng tình với kiến nghị của các tỉnh là cần phải có chính sách đặc thù cả về phân cấp, phân quyền, tăng thêm nguồn lực cho "vùng trũng" vươn lên. Đồng thời giao tỉnh Hòa Bình chủ trì, phối hợp với các địa phương trong vùng nghiên cứu, xây dựng đề án, đề xuất hội đồng cơ chế đặc thù cho vùng để trình các cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

  • Cùng chuyên mục
Bộ NN&PTNT tinh gọn bộ máy trước khi hợp nhất với Bộ TN&MT

Bộ NN&PTNT tinh gọn bộ máy trước khi hợp nhất với Bộ TN&MT

Sẽ có 12 đơn vị cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) được sắp xếp, hợp nhất lại trước khi hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT)…

Sự kiện - 19/12/2024 10:17

Tổng kiểm kê tài sản công từ 1/1/2025: Việc sắp xếp tinh gọn bộ máy ảnh hưởng như thế nào?

Tổng kiểm kê tài sản công từ 1/1/2025: Việc sắp xếp tinh gọn bộ máy ảnh hưởng như thế nào?

Ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết việc sắp xếp tinh gọn bộ máy chắc chắn có ảnh hưởng đến cuộc tổng kiểm kê tài sản công, tuy nhiên Bộ Tài chính đã lường trước và có hướng dẫn…

Sự kiện - 19/12/2024 10:16

Đoàn doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng Mỹ tìm kiếm cơ hội hợp tác ở Việt Nam

Đoàn doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng Mỹ tìm kiếm cơ hội hợp tác ở Việt Nam

Tham gia đoàn có đại diện các doanh nghiệp Boeing, Lockheed Martin, Bell Textron, A2G (Air to Ground), AeroVironment, Atmo, Blue Halo, IMSG, Loading Republic.

Sự kiện - 19/12/2024 06:43

Hà Nội triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến toàn địa bàn

Hà Nội triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến toàn địa bàn

Việc thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn TP. Hà Nội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ nhanh chóng.

Sự kiện - 19/12/2024 06:41

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vượt 62 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vượt 62 tỷ USD

Mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản năm nay phấn đấu 54- 55 USD, tuy nhiên lãnh đạo Bộ NN&PTNT khẳng định chắc chắn con số này sẽ trên 62 tỷ USD.

Sự kiện - 18/12/2024 15:19

Thủ tướng: Phát triển công nghiệp văn hóa phải huy động hợp tác công tư

Thủ tướng: Phát triển công nghiệp văn hóa phải huy động hợp tác công tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, để phát triển ngành công nghiệp văn hóa cần huy động nguồn lực cho sự phát triển thông qua cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là hợp tác công tư, lấy nguồn vốn Nhà nước dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội, người dân và doanh nghiệp.

Sự kiện - 18/12/2024 13:29

Tổng Bí thư: Thanh niên là nhân tố chủ chốt trong phát triển tương lai đất nước

Tổng Bí thư: Thanh niên là nhân tố chủ chốt trong phát triển tương lai đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, nỗ lực mạnh mẽ vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Sự kiện - 18/12/2024 13:15

Hơn 485.000 đảng viên ở Hà Nội sinh hoạt chuyên đề về 'Kỷ nguyên mới'

Hơn 485.000 đảng viên ở Hà Nội sinh hoạt chuyên đề về 'Kỷ nguyên mới'

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết có hơn 485.000 đảng viên sinh hoạt chính trị về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Sự kiện - 18/12/2024 13:13

Ông Nguyễn Văn Thường làm Giám đốc Ban quản lý dự án công trình giao thông tỉnh Quảng Nam

Ông Nguyễn Văn Thường làm Giám đốc Ban quản lý dự án công trình giao thông tỉnh Quảng Nam

Ông Nguyễn Văn Thường, Quyền Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam.

Sự kiện - 18/12/2024 06:32

Loạt địa phương kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch bất động sản

Loạt địa phương kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch bất động sản

Trước tình trạng thị trường bất động sản còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro, hàng loạt địa phương đã siết chặt hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản.

Sự kiện - 18/12/2024 06:29

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Ban Bí thư yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các địa phương; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức…

Sự kiện - 17/12/2024 17:33

Phó Thủ tướng: Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT là để mạnh hơn

Phó Thủ tướng: Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT là để mạnh hơn

Phó Thủ tướng Trần Hồng nhấn mạnh, việc hợp nhất Bộ Xây dựng, Bộ GTVT "không mang tính cơ học, hợp sức để mạnh hơn" và không để tình trạng "chảy máu chất xám, lãng phí người tài".

Sự kiện - 17/12/2024 15:49

Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ ở Đà Nẵng cao nhất 700 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ ở Đà Nẵng cao nhất 700 triệu đồng

Tiền thưởng Tết Dương lịch năm 2025 tại Đà Nẵng cao nhất là 223,1 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất là 700 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp dân doanh.

Sự kiện - 17/12/2024 15:35

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo đảm an ninh phải góp phần mở rộng không gian phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo đảm an ninh phải góp phần mở rộng không gian phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo ngoài bảo đảm an ninh, trật tự phải tranh thủ tối đa thời cơ, biến thách thức thành cơ hội cho phát triển đất nước, không ngừng củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Sự kiện - 17/12/2024 14:58

Năm 2025, Hà Nội triển khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2

Năm 2025, Hà Nội triển khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2

Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo với tổng mức đầu tư 35.588 tỷ đồng.

Sự kiện - 17/12/2024 14:23

Trung tâm tài chính TP.HCM và Đà Nẵng - 'cú hích' mạnh cho nền kinh tế

Trung tâm tài chính TP.HCM và Đà Nẵng - 'cú hích' mạnh cho nền kinh tế

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực (Đà Nẵng) và quốc tế (TP.HCM) tại Việt Nam để chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; tạo ra cơ chế, nguồn lực mới, là "cú hích" mạnh đối với nền kinh tế.

Sự kiện - 17/12/2024 13:38