[Café Cuối tuần] Truyền thông chính sách: Tâm, tầm và tài của báo chí

LAM SƠN
07:00 22/06/2024

Không phải đợi đến khi Thủ tướng ban hành Chỉ thị 7/2023 giới báo chí mới biết đến khái niệm “truyền thông chính sách”, mà từ trước đó rất lâu báo chí đã thực thi vai trò "cầu nối" về mặt chính sách giữa Nhà nước với người dân và doanh nghiệp.

Chuyển tải thông điệp chính sách

Một ngày cuối tháng 5/2024, các chuyên viên của Văn phòng Chính phủ phải rất khẩn trương soạn thảo Thông báo ý kiến của Thủ tướng tại một cuộc họp vừa kết thúc bàn về việc cung cấp điện, xây dựng chính sách (hai dự thảo Nghị định về điện mặt trời mái nhà và cơ chế mua bán điện trực tiếp - DPPA) trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang rất lo lắng về việc cung ứng điện của EVN.

Anh PV bao chi 1

Báo chí luôn là cầu nối tích cực về chính sách giữa Nhà nước với người dân và doanh nghiệp. Ảnh: Ngọc Thắng

Văn bản của Văn phòng Chính phủ đã rất cẩn thận nhắc nhở cấp dưới "Việc xây dựng các Nghị định trên nguyên tắc lắng nghe ý kiến các bên liên quan để chính sách đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng chính sách, không phát sinh các vấn đề phức tạp".

Thực tế như Tạp chí Nhà đầu tư đã đưa tin, Samsung cùng một số tập đoàn FDI khác như Adidas, Nike, Heineken từ lâu đã đề xuất được tham gia cơ chế DPPA để giảm chi phí và tăng cường tính cạnh tranh. Điểm lại báo chí trong vài ba năm gần đây có thể nhận thấy mong muốn này thể hiện rất rõ, rằng khối FDI này trông đợi DPPA sớm được thông qua để có thể mua điện trực tiếp từ các nhà máy năng lượng tái tạo, thay vì phải qua các đơn vị trung gian. Tiến trình đưa các thông điệp từ doanh nghiệp đến các nhà hoạch định chính sách đó, theo một chuyên gia tư vấn đầu tư, có sự tham gia nổi bật của một số cơ quan truyền thông, ngoài Nhà đầu tư, còn có rất nhiều tờ báo, tạp chí khác.

“Các cơ quan đã đưa tin rất cập nhật về quá trình xây dựng dự thảo và sự quan tâm của các doanh nghiệp nước ngoài” - vị chuyên gia cho hay và nhấn mạnh, sự tham gia này giúp tăng cường sự minh bạch và thu hút sự chúý của công chúng và các bên liên quan đến quá trình xây dựng chính sách.

Luật về "lobby chính sách"

Trên thực tế trước khi có Chỉ thị 7/2023, việc tham gia của báo chí vào chính sách đã được minh định rõ trong Luật Báo chí, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và một số luật chuyên ngành, sau đó Chỉ thị 7/2023 chỉ nhắc lại và đôn đốc cơ quan hành chính Nhà nước thực thi - xuất phát từ nhu cầu của chính khối hành pháp là mong muốn chính sách được đồng thuận (như nhắc nhở về việc xây dựng hai Nghị định điện lực nói trên).

Có lẽ vì thế tại Chỉ thị 7/2023, truyền thông chính sách được Chính phủ xác định “là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan hành chính nhà nước và báo chí, nhằm tạo sự đồng thuận và nâng cao nhận thức của người dân về các chủ trương, chính sách của nhà nước”.

Tuy thế Chỉ thị lại nghiêng nhiều về phía Nhà nước, trong khi nhu cầu truyền thông chính sách còn có từ phía doanh nghiệp và người dân, tức người chịu tác động của chính sách. Những nhóm đối tượng này đã bằng cách này hay cách khác tìm mọi con đường đưa thông điệp chính sách của mình đến nhà nước qua nhiều kênh khác nhau và kênh phổ biến nhất chính là báo chí.

Ở nhiều quốc gia, nhu cầu truyền thông chính sách đến từ nhóm đối tượng này cao hơn nhu cầu của nhà nước, bởi ở các nước này có nhiều nhóm lợi ích khác nhau tồn tại và đấu tranh với nhau khi xây dựng chính sách, nên giới chuyên môn còn gọi là “vận động hành lang” - lobby chính sách.

Tại Hoa Kỳ, vận động hành lang (lobbying) là một phần quan trọng của quá trình lập chính sách, và truyền thông thường đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Theo một luật sư đang hành nghề ở Hoa Kỳ, một số cách báo chí thường tham gia vào hoạt động vận động hành lang như sau: Đầu tiên là việc các nhà báo điều tra thường khám phá chi tiết về các hoạt động vận động hành lang, bao gồm kiểm tra các báo cáo vận động, khai báo tài chính và các mối quan hệ giữa các nhà vận động và chính trị gia. Ví dụ, các nhà báo đã điều tra cách Dow Chemical chi hàng triệu đô la để vận động ngăn cấm chlorpyrifos, một loại thuốc trừ sâu có hại cho sự phát triển não bộ của trẻ em. Nỗ lực vận động này bao gồm các cuộc tiếp xúc rộng rãi với Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và các thành viên Quốc hội.

Cũng tương tự như Việt Nam, ở Hoa Kỳ các doanh nghiệp thường làm việc với truyền thông để hình thành dư luận có lợi cho họ. Ví dụ, trong cuộc tranh luận về luật khí hậu như dự luật Waxman-Markey, các công ty nhiên liệu hóa thạch đã tham gia vận động chống lại dự luật đồng thời chạy các chiến dịch truyền thông nhằm làm thay đổi dư luận và chính trị về các quy định khí hậu nghiêm ngặt. Hơn thế, trong một số trường hợp các cuộc làm việc nói trên được nâng cấp thành hợp tác giữa doanh nghiệp và truyền thông.

Các tập đoàn lớn thường hợp tác với các cơ quan truyền thông hoặc sử dụng các công ty quan hệ công chúng để tạo ra các bài viết tích cực. Điều này có thể thấy qua nỗ lực của Philip Morris International, khi họ thuê một cựu quan chức FDA để quản lý các vấn đề đối ngoại tại Hoa Kỳ, bao gồm cả quan hệ truyền thông, nhằm quảng bá tập trung mới của họ vào các sản phẩm(được cho là) ít hại hơn so với thuốc lá.

Đương nhiên, khi đã nâng tầm ở mối quan hệ đối tác, do ở Hoa Kỳ có luật về lobby nên các công ty vận động hành lang thường thiết lập các bộ phận truyền thông chiến lược xử lý quan hệ truyền thông. Các công ty này giúp xây dựng các câu chuyện hỗ trợ mục tiêu chính sách của khách hàng, đảm bảo rằng các thông điệp chính đến được các cơ quan truyền thông và nhà lập pháp có ảnh hưởng. Điều này rõ ràng trong các trường hợp các công ty như Akin Gump được thuê để vận động về các vấn đề cụ thể, như Amazon thúc đẩy thay đổi quy định để cho phép giao hàng bằng drone.

Ở một khía cạnh khác, do sứ mệnh “đứng về phen ước mắt” nên trong các chiến dịch vận động báo chí còn đóng vai trò giám sát bằng cách báo cáo về các xung đột lợi ích tiềm ẩn và sự ảnh hưởng của tiền bạc trong chính trị. Ví dụ, việc đưa tin về vận động chống lại các yêu cầu báo cáo IRS trong dự luật chi tiêu xã hội của chính quyền Tổng thống Biden đã làm nổi bật sự phản đối mạnh mẽ từ các tổ chức tài chính và các nhà vận động của họ, đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ điều khoản này.

Tóm lại, sự giao thoa giữa vận động hành lang, truyền thông và chính sách ở Hoa Kỳ rất phức tạp, bao gồm báo chí điều tra, chiến dịch truyền thông, chiến lược PR của doanh nghiệp và vai trò giám sát của báo chí. Các doanh nghiệp thường hợp tác với truyền thông để tạo ra hình ảnh công chúng tích cực và ảnh hưởng đến chính sách có lợi cho họ, trong khi các nhà báo nỗ lực tiết lộ những ảnh hưởng đằng sau các quyết định lập pháp.

Báo chí Việt: Cơ hội và thách thức

Ở Việt Nam, hoạt động vận động hành lang (lobby) chưa được luật hóa chính thức, nhưng vẫn có những ví dụ tiêu biểu về việc này. Một trong những ví dụ đáng chú ý nhất là quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam. Việc này đạt được nhờ vào các nỗ lực lobby quốc tế nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi và xây dựng quan hệ với các đối tác thương mại quan trọng.

Quá trình này bao gồm việc tiếp cận và thuyết phục các nhà lập pháp và cơ quan quản lý quốc tế để đạt được Quy chế Quan hệ bình thường Thương mại vĩnh viễn (PNTR) với Hoa Kỳ. Hoặc như giai đoạn hiện nay đang vận động Hoa Kỳsự công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam; vận động các nghị viện EU phê chuẩn về bảo hộ đầu tư v.v...Tuy nhiên trong quá khứ vẫn không thể không nhắc đến các hoạt động báo chí bị lợi dụng phục vụ ý đồ lobby chính sách của doanh nghiệp, như vụ “nước tương có chất gây ung thư”, “nước mắm chứa asen” v.v... Và một trong các vụ đó có tới 50 cơ quan báo chí lãnh án phạt (báo bị phạt cao nhất 200 triệu đồng) của cơ quan quảnlý nhà nước do đưa tin sai sự thật.

Cho nên dù Việt Nam chưa có một hệ thống pháp luật rõ ràng về lobby, các hoạt động lobby tự phát vẫn diễn ra, thường là nhằm tác động đến các quyết định cụ thể thay vì xây dựng chính sách dài hạn. Điều này đã mang lại một số lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lạm dụng để phục vụ lợi ích nhóm hơn là lợi ích chung của xã hội mà Chỉ thị 7/2023 đã nói rõ.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam thường sử dụng các kênh truyền thông và báo chí để tiếp cận và ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách. Báo chí có thể đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức công chúng về các vấn đề cụ thể, qua đó tạo áp lực lên các cơ quan của Chính phủ để đưa ra các chính sách thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đó chính là mối quan hệ “tay ba” mà Chỉ thị 7/2023 của Thủ tướng đã nêu ra và báo chí cần xem đây là một cơ hội để tận dụng.

Do vậy, giải pháp để cải thiện quá trình truyền thông chính sách, làm yên lòng nhà đầu tư và kiếm tìm sự đồng thuận của người dân chính là làm cho nó minh bạch hơn bao gồm học hỏi từ các quốc gia đã luật hóa hoạt động này.Điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng, ngăn chặn việc lạm dụng và đảm bảo rằng các hoạt động vận động chính sách mang lại lợi ích chung cho xã hội, như mục tiêu mà Thông báo ý kiến của Thủ tướng cuối tháng 5/2024 về dự thảo hai Nghị định về điện lực đã nhấn mạnh.

  • Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 07/05/2025 11:45

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.

Sự kiện - 07/05/2025 11:14

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.

Sự kiện - 07/05/2025 08:23

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 07/05/2025 06:00

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.

Sự kiện - 06/05/2025 19:08

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.

Sự kiện - 06/05/2025 17:11

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.

Sự kiện - 06/05/2025 15:36

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự kiện - 06/05/2025 13:50

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.

Sự kiện - 06/05/2025 13:15

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).

Sự kiện - 06/05/2025 13:13

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".

Sự kiện - 06/05/2025 10:59

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sự kiện - 06/05/2025 06:45

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.

Sự kiện - 05/05/2025 16:24

Bộ Chính trị: 
Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.

Sự kiện - 05/05/2025 14:58

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.

Sự kiện - 05/05/2025 11:49