Tăng cường đối thoại, nâng cao nhận thức của người lao động về BHXH, BHYT

Nhàđầutư
Thực hiện tốt các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT cho đoàn viên, người lao động là trách nhiệm không chỉ của tổ chức công đoàn, của ngành BHXH, ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của người sử dụng lao động, của các cấp ủy Đảng và bản thân mỗi người lao động.
BẢO ANH
09, Tháng 08, 2018 | 15:47

Nhàđầutư
Thực hiện tốt các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT cho đoàn viên, người lao động là trách nhiệm không chỉ của tổ chức công đoàn, của ngành BHXH, ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của người sử dụng lao động, của các cấp ủy Đảng và bản thân mỗi người lao động.

P1100514

Nâng cao nhận thức của người lao động về BHXH, BHYT là việc làm vô cùng quan trọng

Với chức năng tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cán bộ, công chức, viện chức, người lao động, tổ chức công đoàn cần pháp huy hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tham gia công tác kiểm tra, giám sát để giảm thiểu những hạn chế, tồn tài trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho người lao động.

Hằng năm, Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã phối hợp với BHXH Việt Nam ký chương trình phối hợp triển khai nhiều nội dung tuyên truyền, phổ biến, vận động đoàn viên, người lao động, tham gia BHXH, BHYT bằng nhiều hình thức: hội nghị tập huấn, hội thảo, tọa đàm chính sách, đối thoại chính sách, tổ chức các hội thi tìm hiểu, game show truyền hình về BHXH, BHYT cho đoàn viên, người lao động… góp phần giúp cho cán bộ công đoàn, đoàn viên và người lao động hiểu rõ hơn về tính ưu việt, tính an sinh xã hội của chính sách BHXH, BHYT, về những lợi ích khi tham gia BHXH, BHYT để người lao động tích cực tham gia. LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương đã triển khai, thực hiện các hoạt động cụ thể, chủ động phối hợp với BHXH tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất và các Sở, Ban, Ngành của địa phương để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT… động viên đoàn viên, người lao động tham gia BHXH, BHYT.

Trong 5 năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cấp công đoàn luôn xem công tác tuyên truyền là điều kiện hết sức quan trọng để bảo vệ quyền lợi và nâng cao ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm thực thi pháp luật cho đoàn viên và người lao động. Tổng LĐLĐ Việt Nam thường xuyên chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động, quan tâm tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông về pháp luật lao động nói chung và pháp luật về BHXH, BHYT nói riêng cho đoàn viên, người lao động.

Đặc biệt, những năm gần đây khi Luật BHXH 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ được ban hành đầy đủ, kịp thời, đồng bộ thì công tác pháp luật của các cấp công đoàn nói chung và hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, BHXH, BHYT cho cán bộ, đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nói riêng càng có nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt.

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị thông tin tuyên truyền của tổ chức Công đoàn Việt Nam như: Báo Lao động, Báo Người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn, các Trang tin điện tử… mở các chuyên trang, chuyên mục và đăng tin các tin, bài viết, phóng sự tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT.

Các cấp Công đoàn đã biên soạn, in ấn và phát hành hàng trăm nghìn tờ rơi, tờ gấp, cẩm nang dành cho cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động; giúp cán bộ công đoàn thuận lợi trong việc năm bắt các quy trình của pháp luật để tuyên truyền, phổ biến, vận động đoàn viên, người lao động tham gia BHXH, BHYT.

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức trên 100 hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên đề, các cuộc tọa đàm, hội nghị tuyên truyền, đối thoại chính sách, pháp luật với người lao động về BHXH, BHYT, các cuộc tuyên truyền pháp luật lưu động cho công nhân khu nhà trọ thông qua tổ tự quản công nhân… Thông qua đó đã góp phần nâng cao năng lực cho đại biểu là cán bộ công đoàn các cấp, trang bị cho họ các kiến thức, quy định của pháp luật về BHXH, BHYT; trình tự, thủ tục trong giải quyết các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động; về vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, kỹ năng của cán bộ công đoàn trong tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT… Những kiến thức, kỹ năng đó đã giúp đội ngũ cán bộ công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật, hướng dẫn, giải đáp cho người lao động về các quy định của pháp luật về chính sách BHXH, BHYT; góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT tại đơn vị mình.

Các hội nghị đối thoại chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT với người lao động, các cuộc tuyên truyền pháp luật lưu động cho công nhân lao động trong các khu nhà trọ… được doanh nghiệp và người lao động đánh giá cao, thu hút đông đảo người lao động tham gia. Bên cạnh việc nắm bắt được các chính sách, quy định của pháp luật về BHXH, BHYT về các vấn đề có liên quan, người lao động được trực tiếp trao đổi, giải đáp những vướng mắc, những tồn tại, những khó khăn mà mình gặp phải ngay tại hội nghị. Người sử dụng lao động hiểu rõ về các nghĩa vụ của mình, từ đó quan tâm, thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật có liên quan về BHXH, BHYT trong đó chú trọng việc tham gia BHXH, BHYT cho các đối tượng theo quy định, thực hiện đóng đủ, đóng kịp thời BHXH, BHYT cho người lao động, góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

Các câu hỏi, các ý kiến phản hồi của người lao động, người sử dụng lao động, cán bộ nhân sự doanh nghiệp và cán bộ công đoàn cơ sở tại các hội nghị đối thoại đã cung cấp thêm cho các chuyên gia xây dựng chính sách, các báo cáo viên của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH và tổ chức Công đoàn Việt Nam những ý kiến, đề xuất, những giải pháp hữu ích trong việc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về BHXH, BHYT sát với tình hình thực tiễn.

Tính đến thời điểm này, LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn cơ sở đã tổ chức trên 20.000 các lớp tập huấn, hội nghị, các cuộc đối thoại chính sách nói chung và các cuộc tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT nói riêng; đăng tải các tin, bài, phóng sự về công tác BHXH, BHYT trên Bản tin nội bộ và trên các Trang tin điện tử của LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương… góp phần thực hiện tốt các chính sách, quy định của pháp luật về BHXH, BHYT…

Ngoài ra, thông qua các hoạt động tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; các Đoàn kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn không chỉ yêu cầu, đề nghị các đơn vị sử dụng lao động vi phạm phải tuân thủ các quy định pháp luật mà còn tư vấn, giải đáp, hướng dẫn, khuyến nghị các đơn vị được thanh tra, kiểm tra, giám sát về những vấn đề liên quan đến thực hiện pháp luật. Các ý kiến, khuyến nghị, các nội dung tư vấn, hướng dẫn tập trung vào việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN… cho người lao động; qua đó thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật lao động nói chung và pháp luật về BHXH, BHYT nói riêng trong doanh nghiệp; nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT theo tinh thần của Nghị quyết 21-NQ/TW, thời gian tới các cơ quan, đơn vị nói chung, các cấp công đoàn nói riêng cần tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các phương thức cơ bản trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật:

Một là, tuyên truyền, phổ biến một cách sâu rộng trong toàn xã hội để nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật về BHXH, BHYT cho mọi công dân. Để thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH, BHYT theo phương thức này cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích, phổ biến pháp luật BHXH, BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, trên sóng phát thanh, truyền hình, các pano, áp phích, tranh cổ động... Đặc biệt chú trọng tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện để mọi người dân hiểu và tự nguyện tham gia nhằm đạt mục tiêu lực lượng tham gia BHXH theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW đã đề ra.

- Đổi mới hình thức tuyên truyền và đa dạng hóa các nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tham gia. Ngoài các kênh tuyên truyền, phổ biến truyền thống, nên thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người lao động và doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách, các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT từ Trung ương đến địa phương để mọi người dân biết, hiểu về quyền, lợi ích của BHXH, BHYT và tự nguyện tham gia. Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ động phối hợp với BHXH Việt Nam và các đối tác liên quan để tăng cường kinh phí và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, trong đó đẩy mạnh hình thức tuyên truyền cổ động trực quan, pháp hành các loại tờ rơi, tờ gấp, sổ tay bỏ túi… đến người lao động.

- Đưa nội dung pháp luật về BHXH, BHYT vào chương trình giảng dạy, tuyên truyền, phổ biến tại các cơ sở đào tạo, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động mới.

- Mở rộng dân chủ, công khai trong hoạt động xây dựng luật BHXH, BHYT để thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia góp ý xây dựng, thực hiện và giám sát theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Hai là, phương thức tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan thực thi pháp luật về BHXH, BHYT đối với những nhóm mục tiêu cụ thể, chủ yếu là hướng vào nhóm người sử dụng lao động và người lao động khác nhau.

- Chủ thể mà nhóm mục tiêu này hướng tới, bao gồm: Doanh nghiệp thuộc các khu vực, loại hình (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh…), người lao động theo hợp đồng lao động, người lao động tự tạo việc làm ở khu vực nông thôn, thành thị, lao động khu vực phi chính thức…

- Nội dung tuyên truyền, phổ biến theo hình thức này cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như việc tham gia BHXH, BHYT, các quy trình thực hiện đăng ký tham gia, nộp BHXH, BHYT, thủ tục đề nghị hưởng và chi trả các chế độ BHXH, BHYT.

- Để thực hiện được phương thức này cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng áp dụng pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với việc đầu tư kinh phí thỏa đáng và sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp, các ngành nhằm tạo điều kiện để mọi người dân có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT đầy đủ, toàn diện. Có như vậy thì các quy định của pháp luật BHXH, BHYT mới có điều kiện thực thi trong thực tiễn cuộc sống.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ