Tăng 2,5 lần chỉ sau 1 tháng chào sàn, BAF có gì hấp dẫn?

Nhàđầutư
Sở hữu hệ thống trang trại có tổng quy mô lên đến 170ha cùng doanh thu đều đặn hàng năm ở mức nghìn tỷ đồng, BAF đang hướng đến trở thành một trong những công ty về chăn nuôi hàng đầu Việt Nam.
KHÁNH AN
06, Tháng 01, 2022 | 09:25

Nhàđầutư
Sở hữu hệ thống trang trại có tổng quy mô lên đến 170ha cùng doanh thu đều đặn hàng năm ở mức nghìn tỷ đồng, BAF đang hướng đến trở thành một trong những công ty về chăn nuôi hàng đầu Việt Nam.

cp

Bà Bùi Hương Giang - Tổng Giám đốc CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam thực hiện nghi thức đánh cồng chào sản HOSE vào ngày 3/12. Ảnh Internet.

Mã BAF của CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam tại thời điểm 9:25 sáng 6/1 tiếp tục tăng trần lên 50.200 đồng/CP, tương đương giá trị vốn hoá 3.670 tỷ đồng. Đây là phiên tăng trần thứ 13 của mã này từ khi niêm yết trên HOSE vào đầu tháng 12/2021. Như vậy, nếu tính từ mức giá chào sàn là 20.000 đồng/CP, cổ phiếu này đã tăng gấp 2,5 lần trong 1 tháng qua. 

BAF được thành lập vào năm 2017 với vốn điều lệ ban đầu ở mức 30 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Nghĩa nắm giữ 80%, số cổ phần còn lại được chia đều cho hai cá nhân khác là Lê Thọ Xuân và Nguyễn Anh Tuấn.

Sau 3 lần tăng vốn, đến ngày 8/9/2021, công ty này đã nâng vốn điều lệ lên 780 tỷ đồng, tương đương gấp 26 lần trong vòng hơn 5 năm. Trong đó, hai lần phát hành cho cổ đông hiện hữu là tháng 8/2017 phát hành 7 triệu cổ phiếu huy động 70 tỷ đồng; lần hai tháng 8/2020 phát hành 40 triệu cổ phiếu huy động thành công 400 tỷ đồng; và lần thứ 3, tháng 9/2021, công ty phát hành thành công 28 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu để huy động 560 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9/2021, công ty này có 333 cổ đông, trong đó 2 cổ đông nắm giữ 5% VĐL trở lên là bà Bùi Hương Giang – Tổng giám đốc BAF (13,26%) và ông Phan Ngọc Ân- Chủ tịch HĐQT BAF (6,35%). Ông Phan Ngọc Ân nên biết là sếp cũ tại CTCP GreenFeed Việt Nam còn doanh nhân sinh năm 1980 Bùi Hương Giang cũng từng có thời gian dài công tác tại Tân Long Group- một doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản đã từng được đề cập.

Screenshot (1408)

 

Về tình hình kinh doanh, từ năm 2019 đến nay, hoạt động kinh doanh thương mại nông sản vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu thuần của BAF. Cụ thể, năm 2019, doanh thu thuần của công ty này đạt 17.288 tỷ đồng, riêng mảng kinh doanh nông sản là 16.862 tỷ đồng. Sang năm 2020, chỉ tiêu doanh thu thuần ở mức 12.845 tỷ đồng, giảm 25,7% so với năm trước, tuy nhiên hoạt động kinh doanh nông sản vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu với 12.414 tỷ đồng. Dù vậy, việc tiết kiệm được chi phí lãi vay lớn đã giúp lợi nhuận của BAF tăng lên đáng kể so với năm 2019, đạt 58 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của BAF lần lượt là 9.066 tỷ đồng và 297,7 tỷ đồng, tăng 430% so với cùng kỳ năm trước nhờ gia tăng lợi nhuận mảng kinh doanh nông sản.

Cùng với hoạt động kinh doanh hiệu quả, quy mô tài sản của BAF cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, tài sản của công ty chủ yếu đến từ các khoản phải thu ngắn hạn. Cụ thể, nếu như tại thời điểm cuối năm 2019, các khoản phải thu ngắn hạn đạt 5.088 tỷ đồng, chiếm 97% tổng tài sản thì tới 30/9/2021 tỷ lệ này vẫn ở mức cao là 64,3%.

Bên cạnh việc sở hữu mạng lưới gồm 11 công ty con và 2 công ty liên doanh/liên kết, BAF còn là chủ sở hữu của 4 trang trại chăn nuôi có tổng diện tích lên đến 51ha tại Tây Ninh, Phú Yên và Đăk Lăk.

Ngoài ra, BAF thuê sử dụng hệ thống 10 trại nuôi heo nái và heo thịt trải dài trên khắp cả nước có tổng quy mô 113,6ha như: trang trại Bình Phước 10,5ha; trang trại Bình Thuận 12ha; trang trại Thanh Hóa 10,5ha và các trang trại heo thịt khác tại Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Bình Dương, Nghệ An, Đăklăk, Kontum...

Về chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2021 – 2025, BAF cho biết sẽ tập trung phát triển chăn nuôi, tăng quy mô chuồng trại, cũng như hoàn thiện tối ưu chuỗi cung ứng hiện có.

Trong vòng 5 năm tới, BAF dự kiến sẽ thành lập thêm từ 35 – 40 trang trại ở khắp các tỉnh trên cả nước để tối ưu công suất đầu ra của sản phẩm. Công ty đặt mục tiêu mảng chăn nuôi đạt 1 triệu con heo thịt thương phẩm bán ra thị trường cho mốc đầu tiên năm 2023, đạt 2 triệu con vào năm 2025 và đạt từ 5,5 – 6,0 triệu con năm 2030, hướng đến trở thành 1 trong 5 công ty về chăn nuôi hàng đầu Việt Nam. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ