Tại sao Trung Quốc là một thị trường rất quan trọng đối với các công ty nước ngoài?
Đối với nhiều tập đoàn đa quốc gia nước ngoài, bao gồm các công ty Mỹ, thị trường Trung Quốc đã trở nên quan trọng đến mức việc thoát ly hầu như không phải là một lựa chọn, đặc biệt trong bối cảnh đất nước này đang có nhiều đổi mới.

- *Edward Tse cho biết các công ty đa quốc gia đang nhận ra rằng họ không thể bỏ qua những đổi mới của Trung Quốc và phải nắm lấy các chiến lược cụ thể của nước này.
- Khi ngành công nghiệp tự động của Trung Quốc mở cửa, ví dụ có thể thấy là các hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp nước ngoài, địa phương, nhà nước và tư nhân đang được hình thành.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp một nhóm các doanh nhân vào ngày 1/11, ông đã nhấn mạnh sự ủng hộ của Chính phủ đối với khu vực kinh tế tư nhân. Ngay sau đó, Guo Shuqing, Chủ tịch Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc, cam kết rằng ít nhất 50% khoản vay mới cho khu vực doanh nghiệp của các ngân hàng Trung Quốc sẽ được cung cấp cho khu vực tư nhân.
Những động thái này tái khẳng định các quan điểm trước đó của ông Tập Cận Bình rằng cả khu vực nhà nước và tư nhân đều quan trọng đối với Trung Quốc. Trên thực tế, mô hình hoạt động “lưỡng nhất tam thể” đã xuất hiện và đang hỗ trợ khả năng phục hồi cho sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc. Ở trên cùng, chính quyền trung ương đặt ra các ưu tiên phát triển nói chung. Ở cấp cơ sở, các doanh nghiệp tư nhân đã trở thành động lực chính đằng sau nền kinh tế. Nằm ở giữa, chính quyền địa phương, để đáp ứng với định hướng và chiến lược của chính quyền trung ương, sẽ cộng tác và cạnh tranh trong các nhóm khu vực, thường là bằng cách hợp tác với các doanh nhân.
Chủ tịch Tập Cận Bình từng nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc về việc mở cửa và cải cách, mời thêm sự tham gia của nước ngoài vào thị trường đang phát triển của nước này. Ông tiếp tục ủng hộ đa phương về thương mại và tài chính toàn cầu, đưa ra nền tảng đôi bên cùng có lợi để các nước có thể cùng nhau tạo ra sự thịnh vượng hơn cho thế giới.
Trải qua 40 năm cải cách, Trung Quốc đã từng bước mở cửa, theo từng ngành, cho các công ty ngoài quốc doanh và đặc biệt là các công ty nước ngoài. Nhiều lĩnh vực đã mở cửa cho sự tham gia của nước ngoài, bao gồm hàng tiêu dùng, bán lẻ, phụ tùng ô tô và thiết bị.
Bắc Kinh gần đây đã đặt ra một mốc thời gian để mở cửa thị trường ngành công nghiệp ô tô. Họ cũng cam kết tự do hóa trong các lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính, nông nghiệp, máy bay và sản xuất tàu. Rõ ràng, cách tiếp cận thị trường một cách tự do sẽ được thực hiện dựa trên một tập hợp các ràng buộc do chính phủ Trung Quốc quy định. Các ngành công nghiệp then chốt liên quan “an ninh quốc gia” - quân sự, quốc phòng, tiện ích công cộng quan trọng, dữ liệu và an ninh mạng - sẽ vẫn bị hạn chế đầu tư.
Tất cả những động thái này mang ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Reuters đưa tin trong tháng 10 rằng, khi chi phí sản xuất tăng lên, một tỷ lệ lớn các công ty Mỹ đang có kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, trong danh sách này, chỉ có 1% cho biết họ có kế hoạch thiết lập các cơ sở sản xuất ở Bắc Mỹ.
Đối với nhiều tập đoàn đa quốc gia nước ngoài, bao gồm các công ty Mỹ, thị trường Trung Quốc đã trở nên quan trọng đến mức việc thoát ly hầu như không phải là một lựa chọn. Lấy thị trường ô tô làm ví dụ. Mặc dù Trung Quốc ghi nhận doanh số bán xe giảm mạnh nhất trong tháng 9 kể từ năm 2011, nhưng quốc gia này vẫn là thị trường lớn nhất thế giới. Đối với hầu hết các nhà sản xuất ô tô quốc tế lớn, đây là thị trường “chiến là thắng”. Trung Quốc cũng có tầm quan trọng chiến lược đối với các hãng như Apple, Starbucks, Nike, Adidas, L'Oreal, Johnson & Johnson và nhiều công ty toàn cầu khác.
Trong khi các chính trị gia và những nhà vận động hành lang Mỹ đang gây áp lực cho Trung Quốc vì vấn đề “lệ thuộc” - tức là tiếp cận một cách thị trường hơn - họ và nhiều công ty nước ngoài đã bỏ lỡ làn sóng đổi mới kinh doanh của Trung Quốc - sự phát triển quan trọng nhất của nước này trong thập kỷ qua. Sự đổi mới này, thường được dẫn dắt bởi các doanh nhân Trung Quốc, đang tạo ra các hình mẫu mới một cách toàn diện. Các thuật ngữ như “tính linh hoạt”, “bán lẻ mới”, “OMO” (kết hợp trực tuyến với ngoại tuyến), “nhà thông minh” và “sức khỏe lớn” biểu thị cách các ngành công nghiệp đang được định hình lại.
Ví dụ, ngành công nghiệp ô tô đang nhanh chóng phát triển thành một ngành công nghiệp "tự động", được thúc đẩy bởi ba lực lượng chính - điện khí hóa, tự động lái xe và "dịch vụ di động". Yếu tố sau cùng cho phép chúng ta hoàn toàn có thể lập kế hoạch các chuyến đi bằng cách sử dụng các nền tảng kỹ thuật số tích hợp để đặt chỗ, lên kế hoạch và mua vé qua các dịch vụ công cộng và tư nhân. Mô hình mới này bao gồm cả phần cứng và các dịch vụ di động cá nhân theo yêu cầu, chẳng hạn như dịch vụ gọi xe, đối lập với một trong những người sở hữu những chiếc xe truyền thống không kết nối bằng kỹ thuật số. Mặc dù doanh số bán ô tô ở Trung Quốc đang chịu áp lực, quy mô thị trường tự động được dự báo sẽ tăng từ khoảng 30 tỷ USD vào năm 2017 lên hơn 210 tỷ USD vào năm 2025.
Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đã nhận thấy rằng, để tham gia vào hình mẫu mới này, họ cần xây dựng những lợi thế cạnh tranh cụ thể cho Trung Quốc và nắm lấy những đổi mới ở Trung Quốc cho Trung Quốc.
Thật ngược đời khi thị trường tự động mở cửa, các nhà sản xuất ô tô nước ngoài lại không hề để mặc đối tác địa phương tự lo toàn bộ khâu vận hành. Thay vào đó, hình thức liên doanh mới giữa công ty nước ngoài, địa phương, nhà nước và tư nhân đang được hình thành. Nhờ đó, sự “lệ thuộc” về lý thuyết đã hình thành.
Vào tháng 9, Ford and Zotye Automobile, một doanh nghiệp tư nhân có trụ sở tại Chiết Giang, đã thành lập một liên doanh nhằm tập trung cung cấp các xe điện thông minh tùy chỉnh cho các đơn vị khai thác và lái xe trong ngành "gọi xe" của Trung Quốc. Vào tháng 10, Daimler and Geely, một doanh nghiệp tư nhân khác có trụ sở ở Triết Giang, tuyên bố sẽ thành lập một liên doanh để cung cấp các dịch vụ "gọi xe" cao cấp.
Các khoản đầu tư của nhiều công ty đa quốc gia nước ngoài tại Trung Quốc không những thu hẹp mà còn mở rộng. Để công nhận tầm quan trọng chiến lược của thị trường Trung Quốc, Ford vừa công bố nâng cao hoạt động tại Trung Quốc lên một đơn vị kinh doanh riêng do một CEO là một công dân Trung Quốc sẽ trực tiếp báo cáo đến trụ sở công ty.
Đổi mới, chứ không phải "lệ thuộc", là một trò chơi thay đổi. Trong quá khứ, các công ty đa quốc gia nước ngoài đã bác bỏ hoặc bỏ qua những đổi mới của Trung Quốc do sự thiếu hiểu biết và hoài nghi. Ngày nay, hầu hết họ đã nhận ra sức mạnh những đổi mới của "người chơi" Trung Quốc, cũng như tầm quan trọng ngày càng tăng của thị trường Trung Quốc bất chấp cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Khi các công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo, internet, 5G và blockchain nổi lên, kiến thức cũ từ quá khứ và từ phương Tây sẽ không còn đủ nữa. Các CEO toàn cầu cần phát triển chiến lược “trò chơi mới” để giành chiến thắng hoặc chỉ để tồn tại trong hàng loạt các điều kiện khác nhau. Những người nhận ra điều này sẽ gặt hái được những lợi ích lớn và xây dựng một vị trí vững mạnh không chỉ ở Trung Quốc mà còn cả thế giới. Những ai đi ngược lại sẽ bị gạt ra ngoài lề theo thời gian.
*Edward Tse (tác giả bài viết) là người sáng lập & Giám đốc điều hành của Công ty tư vấn Gao Feng, một công ty tư vấn quản lý và chiến lược toàn cầu có nguồn gốc ở Trung Hoa Đại lục. Ông cũng là tác giả của cuốn sách "Những kẻ phá hoại Trung Quốc".
(Theo SCMP)
- Cùng chuyên mục
Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?
Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.
Tài chính - 09/06/2025 14:59
Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS
Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.
Tài chính - 09/06/2025 06:45
Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu
Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.
Tài chính - 08/06/2025 09:00
Cuộc chơi mới của HAGL
Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.
Tài chính - 07/06/2025 06:45
Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản
Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.
Tài chính - 06/06/2025 21:45
Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao
Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 06/06/2025 12:24
Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa
Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.
Tài chính - 06/06/2025 11:17
HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV
CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.
Tài chính - 06/06/2025 10:40
TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế
Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.
Tài chính - 05/06/2025 14:52
Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?
Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI
Tài chính - 05/06/2025 13:55
Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản
Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.
Tài chính - 05/06/2025 13:45
Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh
Khi giá cổ phiếu rớt về dưới 1,5 lần giá trị sổ sách, Gemadept sẽ thực hiện mua lại tối đa 21 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.
Tài chính - 05/06/2025 07:00
VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?
Dưới thời ông Nguyễn Văn Bình, bên cạnh lĩnh vực chế biến và kinh doanh khoáng sản, VPG còn là cái tên nổi bật trong mảng bất động sản với những bước đi ấn tượng, doanh thu thuần của công ty này có năm vượt 16.000 tỷ đồng.
Tài chính - 04/06/2025 12:28
VN-Index có thể đạt 1.500 điểm
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank cho rằng mức định giá của TTCK Việt Nam đang khá hấp dẫn và VN-Index có thể quay lại mức đỉnh lịch sử 1.500 điểm trong cuối năm nay.
Tài chính - 03/06/2025 16:52
GEG tăng mạnh, hàng chục triệu cổ phiếu thuộc TTC AgriS chờ bán ra
TTC AgriS có kế hoạch thoái vốn khỏi Điện Gia Lai để tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. Doanh nghiệp sở hữu hơn 56 triệu cổ phiếu GEG với giá gốc 13.300 đồng/cp.
Tài chính - 03/06/2025 13:11
Thị trường chứng khoán cần một 'cú hích' như thế nào?
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu MBS đánh giá, dù còn nhiều thách thức từ bên ngoài nhưng ở trong nước, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng đang được triển khai quyết liệt, dòng tiền vào thị trường chứng khoán dồi dào cho thấy VN-Index sẽ có sức bật lên trong trung và dài hạn.
Tài chính - 03/06/2025 11:08
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago