Tại sao có khoảng trống nhà ở xã hội tại các 'thủ phủ công nghiệp' miền Trung?

Nhàđầutư
Hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi được biết đến như là "thủ phủ công nghiệp" ở miền Trung, khi tập trung rất nhiều khu công nghiệp và thu hút hàng chục nghìn công nhân. Mặc dù các tỉnh này đã định hướng phát triển nhà ở xã hội để hỗ trợ người lao động nhưng đến nay vẫn còn rất hạn chế.
THÀNH VÂN
11, Tháng 10, 2023 | 07:21

Nhàđầutư
Hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi được biết đến như là "thủ phủ công nghiệp" ở miền Trung, khi tập trung rất nhiều khu công nghiệp và thu hút hàng chục nghìn công nhân. Mặc dù các tỉnh này đã định hướng phát triển nhà ở xã hội để hỗ trợ người lao động nhưng đến nay vẫn còn rất hạn chế.

Quảng Nam chưa có nhà ở xã hội hoàn thành

Theo chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sẽ xây dựng 11.143 căn nhà, trong đó có 500 căn nhà ở xã hội và đến năm 2030 là 7.600 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, các dự án về nhà ở xã hội cho công nhân tại Quảng Ngãi hầu như chưa triển khai.

Đơn cử, tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp (KCN) Quảng Ngãi có khoảng 65.000 lao động nhưng chỉ có một số doanh nghiệp lớn đầu tư nhà ở cho công nhân của mình với khoảng 1.612 căn hộ. Còn lại, hầu hết công nhân ở các doanh nghiệp khác phải tự thuê nhà ở với diện tích nhỏ hẹp, điều kiện sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn.

Theo ông Phạm Việt Hà, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi, đối với KKT Dung Quất và các KCN của tỉnh đa phần các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, do đó các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến việc đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ nhu cầu của công nhân.

Đồng thời việc điều tra nhu cầu nhà ở công nhân chưa được các doanh nghiệp quan tâm, phối hợp, nên đã gây rất nhiều khó khăn cho Ban Quản lý Khu kinh tế trong công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu thực sự của người lao động về nhà ở, để có cơ sở điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch xây dựng nhà ở cho phù hợp với thực tế.

nha-o-cong-nhan-0924

Khu nhà ở phục vụ cho công nhân và chuyên gia của Công ty TNNN CNN Doosan Vina Việt Nam. Ảnh: Thành Vân.

Ông Hà cũng cho biết, một nguyên nhân khiến nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh chậm phát triển là do quy định về quy trình, thủ tục đầu tư... đối với dự án nhà ở xã hội giữa pháp luật về đầu tư và pháp luật nhà ở chưa có sự đồng nhất, dẫn đến lúng túng trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội không mang đến lợi nhuận như các hình thức đầu tư nhà ở thương mại, đất nền thương mại và chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội hiện nay chủ yếu tập trung vào việc giảm giá thành nên đối tượng thụ hưởng chính là người mua, thuê, thuê mua. Vì vậy, theo quy luật kinh doanh, việc thu hút các nhà đầu tư tự nguyện bỏ vốn đầu tư nhà ở xã hội là rất khó khăn.

Tương tự, từ khi thành lập đến nay, Khu kinh tế mở Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) đã thu hút được 197 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 74.000 tỷ đồng ở các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, đô thị nhà ở. Đáng chú ý, hiện KKT Chu Lai đang giải quyết việc làm cho hơn 30.000 lao động.

Hay KCN Điện Nam - Điện Ngọc (huyện Điện Bàn) đang có hơn 22.000 lao động làm việc. Để phục vụ nhà ở cho công nhân tại khu vực này, tỉnh Quảng Nam đã phát triển 2 dự án nhà ở xã hội là khu nhà ở thu nhập thấp của Công ty CP STO và khu nhà ở thu nhập thấp của Công ty TNHH Bất động sản châu Âu. Tuy nhiên, đến nay cả 2 dự án này vẫn chưa thể đưa vào sử dụng như mục tiêu đề ra. 

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, trên địa bàn tỉnh chưa có dự án nhà ở xã hội được hoàn thành đưa vào sử dụng. Hiện chỉ có duy nhất dự án khu nhà ở công nhân của Công ty Panko tại TP. Tam Kỳ, diện tích khoảng 5,1ha, hoàn thành giai đoạn 1 với 200 căn, diện tích khoảng 13.700m2 sàn đi vào hoạt động.

Đề cập đến những khó khăn trong triển khai phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, do đặc tính sở hữu, thói quen văn hóa lâu dài của người dân luôn muốn sở hữu tài sản riêng về đất đai lâu dài so với căn hộ nhà ở xã hội. Cạnh đó, người dân được tự do lựa chọn quy mô, vị trí khi mua dự án nhà ở thương mại để thuận lợi hơn trong thụ hưởng các tiện ích xã hội và các nhu cầu sinh hoạt.

"Nhà đầu tư thường quan tâm đến dự án nhà ở thương mại, ít quan tâm loại hình dự án này do thủ tục kéo dài nhưng lợi nhuận thấp; ngoài ra còn vướng mắc trong tiếp cận. Đặc biệt là trình tự, thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; lập quy hoạch khi chưa có nhà đầu tư, hiện chưa có quy định cụ thể", lãnh đạo tỉnh Quảng Nam thông tin.

Empty

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa có dự án nhà ở xã hội được hoàn thành đưa vào sử dụng. Ảnh: T.V.

Cần tháo gỡ chính sách

Để phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đã có báo cáo đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, tham mưu Chính phủ ban hành quy định riêng về quy trình, thủ tục đầu tư... đối với dự án nhà ở xã hội theo hướng rút gọn, đơn giản hóa thủ tục, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và triển khai thực hiện dự án.

Cùng với đó, nghiên cứu cơ chế, ban hành chính sách riêng về việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp theo hướng ưu tiên, bố trí quỹ đất và các  thiết chế ở khu công nghiệp, coi nhà ở công nhân là hạ tầng thiết yếu tại khu  công nghiệp. Chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải có trách  nhiệm đầu tư nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp.

Ngoài ra, nghiên cứu cơ chế, ban hành chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được dành một phần quỹ đất trong phạm vi dự án nhà ở xã hội để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội…

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn cho biết, mục tiêu đến năm 2025 tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện khoảng 14.700 căn nhà ở xã hội và giai đoạn 2026-2030 tiếp tục triển khai khoảng 4.900 căn nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Để hoàn thành mục tiêu trên, UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng rà soát các quỹ đất độc lập, thuận lợi, có thể triển khai ngay hồ sơ, thủ tục, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư ngay và quỹ đất nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại đã đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng, bàn giao lại cho địa phương quản lý: triển khai ngay việc thực hiện các hồ sơ, thủ tục đầu tư, phát triển nhà ở xã hội trong năm 2024.

Đông thời, rà soát quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (trừ các dự án đã bàn giao quỹ đất cho các địa phương) để yêu cầu các chủ đầu tư có văn bản cam kết và khẩn trương tổ chức triển khai thi công xây dựng các công trình nhà ở xã hội đồng bộ, đảm bảo tiến độ đầu tư đã được chấp thuận… 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ