Tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế các nước ASEAN+3

Nhàđầutư
Đại dịch COVID-19 đang lây lan nhanh chóng, qua đó ngăn cản sự tăng trưởng của cả Trung Quốc, những nước trong khu vực và phần còn lại của thế giới.
THANH THẮNG
08, Tháng 04, 2020 | 09:39

Nhàđầutư
Đại dịch COVID-19 đang lây lan nhanh chóng, qua đó ngăn cản sự tăng trưởng của cả Trung Quốc, những nước trong khu vực và phần còn lại của thế giới.

thumbs_b_c_132f6c364a4ec133095b32644c530518

Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng GDP của khu vực ASEAN+3.  Ảnh: SCMP

Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) cho biết, tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 sẽ phụ thuộc vào thời gian và mức độ lây truyền của nó. Ở Trung Quốc, dịch bệnh đã gây ra một áp lực lớn đối với nền kinh tế vốn đã mỏng manh trong những năm gần đây.

Mối lo ngại bị nhiễm virus cùng với những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã dẫn đến sự gián đoạn trong vận tải, chuỗi cung ứng sản xuất, cung cấp dịch vụ và buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa.

Hiện tại, sự lây lan của virus phần lớn đã được kiểm soát ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà chức trách đang phải đối mặt với thách thức cân bằng giữa việc ngăn chặn dịch bệnh và nhu cầu tiếp tục sản xuất và hoạt động kinh tế khác.

Các chuyên gia tại AMRO cho rằng cuộc khủng hoảng SARS có thể là một yếu tố được sử dụng để tham khảo, qua đó cung cấp một mức độ nhất định nhằm ước tính tác động tiềm tàng của COVID-19.

Dịch SARS lần đầu tiên được báo cáo là vào quý IV năm 2002, với hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh trong quý I và II trong năm 2003. Tương tự như COVID-19, dịch SARS đã xảy ra vào thời gian du lịch Tết Nguyên đán bận rộn.

AMRO đã giả định giai đoạn chính của cả hai dịch bệnh là trong quãng thời gian 4 tháng. Tương tự như SARS, tác động của đại dịch cho Trung Quốc được dự đoán là ngắn hạn nhưng lại vô cùng nghiêm trọng. Trên thực tế, COVID-19 đã khiến Trung Quốc phải chịu một cuộc khủng hoảng về du lịch, sản xuất, xuất khẩu và việc làm.

Theo báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3, sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sẽ yếu hơn nhiều, đạt ở mức 3,5% vào năm 2020 và có thể dần trở lại mức 6,5% vào năm 2021.

AMRO dự báo mức tăng trưởng cho lĩnh vực sản xuất và ngành dịch vụ của Trung Quốc sẽ lần lượt giảm 0,3% và 0,5%. Trong lĩnh vực sản xuất, một trong những chuỗi cung ứng lớn nhất thế giới đang phải chịu sự gián đoạn lớn do những tác động của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.

Một nhà kinh tế từ ngân hàng Societe Generale của Pháp cho biết, "Trung Quốc đã phần nào thành công trong việc kiểm soát sự bùng phát của COVID-19, qua đó khiến sự gián đoạn nguồn cung trong nước gần như đã biến mất. Tuy nhiên, sự sụt giảm nhu cầu trong nước, và trên hết là cú sốc bên ngoài do sự phong tỏa diện rộng ở các nền kinh tế lớn khác, đang khiến Trung Quốc phải xem xét lại các kế hoạch trong thời gian sắp tới".

Đối với ngành dịch vụ, chẳng hạn như du lịch, AMRO cho rằng lĩnh vực này sẽ khó có thể phục hồi nhanh chóng. Các công ty du lịch đang phải đối mặt với hai vấn đề lớn do những biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.

Các lệnh phong tỏa được áp đặt trong một thời gian dài, khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với khủng hoảng về tài chính, những áp lực liên quan đến chi phí duy trì và tiền lương cho nhân viên. Không chỉ vậy, nhu cầu về đi lại của người dân cũng sụt giảm mạnh trước những lo ngại về sự lây lan của virus trong và ngoài nước.

Khu vực ASEAN+3 (bao gồm 10 nước Đông Nam Á và Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) hiện là khu vực có nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai trên thế giới. Đối với toàn bộ khu vực, những tác động của đại dịch COVID-19 đang có xu hướng giảm nhẹ do sự kết nối và hỗ trợ của các quốc gia trong nhóm.

Một số nền kinh tế trong khu vực đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về các trường hợp nhiễm virus. Ngay sau đó, chính phủ nhiều nước đã khẩn trương thực hiện các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn sự lây lan với tác dụng phụ sẽ tác động đến hoạt động kinh tế của họ.

Ngoài ra, không chỉ riêng đại lục, những nước có ngành du lịch lớn và phụ thuộc nhiều vào du khách Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong cuộc khủng hoảng SARS vào năm 2003, du lịch trong khu vực đã ghi nhận mức sụt giảm mạnh. Số lượng du khách từ Trung Quốc đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Việt Nam và Indonesia đã giảm mạnh với khoảng từ 50% đến 90% so với cùng kỳ năm trước đó.

Tuy nhiên, tình hình chắc chắn sẽ tồi tệ hơn đối với đại dịch lần này. Từ năm 2002 đến năm 2018, lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến các quốc gia trong khu vực ASEAN+3 đã tăng từ 20% tới mức hơn 40%, qua đó đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc thúc đẩy GDP của các nước trong khu vực.

Trong số các nền kinh tế ASEAN + 3, Campuchia và Thái Lan dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, trong khi Việt Nam và Hong Kong ở mức độ thấp hơn. AMRO dự báo các nền kinh tế thuộc ASEAN sẽ suy yếu mạnh với tăng trưởng trung bình chỉ ở mức 1,1% vào năm 2020, trước khi phục hồi lên 5,2% vào năm 2021.

Theo báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế, trong nhóm các nước ASEAN, Việt Nam, Philippines và Myanmar sẽ là 3 quốc gia đạt mức tăng trưởng cao nhất với 4,5%. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn là quốc gia đứng đầu trong năm 2021, tiếp tục có mức tăng trưởng cao nhất nhóm ASEAN+3 với 7%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ