Sếp VinaCapital: Đầu tư tư nhân nâng 'chất' thị trường chứng khoán
Bà Nguyễn Thị Diệu Phương, Phó Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital cho rằng để thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi được nâng hạng có khả năng thu hút thêm dòng vốn lớn thì vai trò của đầu tư tư nhân là rất quan trọng, đặc biệt trong việc phát triển các doanh nghiệp chất lượng và có quy mô lớn.
Đến thời điểm này, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua gần một năm với nhiều cung bậc. Dù còn phải đối mặt với những khó khăn nhưng kinh tế trong nước vẫn tăng trưởng tích cực. Việt Nam là điểm sáng trong khu vực và được tổ chức xếp hạng FTSE Russell đánh giá có nhiều triển vọng được nâng hạng vào năm 2025.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù việc nâng hạng là quan trọng nhưng để thu hút dòng vốn đầu tư bền vững thì một yếu tố cũng cần lưu ý là thị trường cần có thêm những doanh nghiệp chất lượng. Thực tế, hoạt động đầu tư tư nhân (private equity) trong những năm qua đã đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hành, thúc đẩy và tạo ra các doanh nghiệp chất lượng cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trao đổi trong Talk show Phố Tài Chính, bà Nguyễn Thị Diệu Phương, Phó Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, hiện đang phụ trách mảng đầu tư tư nhân và đầu tư thương lượng, đánh giá hoạt động đầu tư tư nhân tại Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, qua đó tạo ra các doanh nghiệp chất lượng và có quy mô lớn. Và khi các doanh nghiệp này được niêm yết trên thị trường chứng khoán, sẽ tạo ra cho thị trường một lượng hàng hóa có chất lượng, góp phần tăng quy mô cho thị trường.
Theo bà Nguyễn Thị Diệu Phương, về dài hạn, kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trên nền tảng dân số trẻ và năng suất lao động đang ngày một cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư tư nhân trong năm 2024 chưa thật sự sôi động, việc này thể hiện qua số lượng giao dịch M&A trong 9 tháng vừa qua rất ít. Có nhiều nguyên nhân, trong đó trước hết phải kể đến tâm lý người tiêu dùng vẫn còn hạn chế và sự bất ổn về khía cạnh địa chính trị trên toàn thế giới, dẫn đến tâm lý chung của các nhà đầu tư nước ngoài và trong khu vực vẫn còn rất thận trọng.
Hoạt động đầu tư tư nhân tại Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ
Bên cạnh đó, theo ước tính của bộ phận nghiên cứu của VinaCapital, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của các doanh nghiệp năm 2024 so với năm 2023 là khá khiêm tốn, đạt quanh mức 8%, đây có thể là một lý do làm giảm sự hấp dẫn của giao dịch trong mắt nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp, điều này không chỉ thể hiện ở các giao dịch trong hoạt động đầu tư tư nhân mà còn thể hiện qua thông tin các doanh nghiệp niêm yết đang có kế hoạch chào bán cổ phần.
Yếu tố thứ ba là số lượng doanh nghiệp tư nhân thực sự chất lượng, có quy mô vừa và lớn chưa nhiều. Trong 9 tháng vừa qua, lãnh đạo VinaCapital cho biết đơn vị này đã xem xét và phân tích rất nhiều cơ hội chào bán doanh nghiệp, bao gồm việc doanh nghiệp tư nhân chào bán cổ phần chi phối, huy động vốn bằng việc chào bán cổ phần thiểu số, các khoản vay chuyển đổi thành cổ phần…trong rất nhiều lĩnh vực. Song, đa số các doanh nghiệp này ở quy mô rất rất nhỏ, hoặc là doanh nghiệp start up, hoặc hoạt động trong mảng công nghệ.
“Tuy nhiên, đây chỉ là bước chững lại mang tính ngắn hạn, nhìn chung các nhà đầu tư quốc tế và khu vực vẫn rất quan tâm đến các cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Diệu Phương nói.
Theo bà Phương, hoạt động đầu tư tư nhân tại Việt Nam có nhiều tiềm năng nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm với một số thách thức đáng lưu ý. Đầu tiên là tính minh bạch trong môi trường kinh doanh còn hạn chế, khiến các nhà đầu tư lo ngại về việc ra quyết định dựa trên thông tin chưa đầy đủ hoặc thiếu chính xác.
Khi các doanh nghiệp có uy tín được niêm yết trên thị trường chứng khoán, sẽ tạo ra cho thị trường một lượng hàng hóa có chất lượng, góp phần tăng quy mô cho thị trường
Các báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh của nhiều công ty, đặc biệt là các công ty tư nhân chưa niêm yết còn chưa được kiểm toán, hoặc chưa được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán uy tín theo chuẩn quốc tế, dẫn đến rủi ro cho các nhà đầu tư khi đánh giá doanh nghiệp.
Hai là liên quan đến việc vận hành, theo dõi và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sau giải ngân, hầu hết các công ty tư nhân là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và vẫn đang trong quá trình chuẩn hóa các quy trình, hệ thống, điều này dẫn đến khả năng kéo dài thời gian thực hiện dự án và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, việc đầu tư vào các công ty tư nhân đòi hỏi một lực lượng chuyên viên có kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực để thực hiện các chiến lược và đáp ứng kì vọng của nhà đầu tư.
Ngoài ra việc định giá doanh nghiệp chưa hợp lý so với mức tăng trưởng kì vọng trong 3-5 năm tới. Đa số các chủ doanh nghiệp đặt mức định giá kì vọng khá cao, dẫn đến việc khó "chốt deal". Để hạn chế việc này, các doanh nghiệp nên tìm các nhà tư vấn chuyên nghiệp để có được cái nhìn rõ nét và chuẩn xác hơn về định giá doanh nghiệp, cũng góp phần cho việc "chốt deal" được nhanh chóng và thuận lợi.
Cuối cùng, việc đảm bảo các kế hoạch thoái vốn phù hợp với mục tiêu của người sáng lập và thời hạn phù hợp của nhà đầu tư có thể là một thách thức, do đó đòi hỏi phải duy trì giao tiếp hiệu quả giữa nhà đầu tư với người sáng lập.
Nhìn chung, mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng môi trường đầu tư tư nhân tại Việt Nam vẫn cần tiếp tục cải thiện về minh bạch thông tin, thủ tục pháp lý, cơ sở hạ tầng, và nguồn nhân lực để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự bùng nổ đầu tư trong tương lai.
Vai trò của đầu tư tư nhân
Bà Nguyễn Thị Diệu Phương cho rằng nền tảng dài hạn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn còn rất lớn. Cụ thể, trong năm 2025, yếu tố được kỳ vọng nhất chính là lợi nhuận doanh nghiệp được cải thiện, cùng xu hướng với phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Theo đó, kinh tế Việt Nam năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt ở mức 6,5% đến 7% và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp cũng sẽ tăng trưởng xung quanh mức 20%.
Để thị trường Việt Nam sau khi được nâng hạng có khả năng thu hút thêm dòng vốn lớn, vai trò của đầu tư tư nhân là hết sức quan trọng trong việc phát triển các doanh nghiệp chất lượng và có quy mô lớn.
Trước hết, đầu tư tư nhân giúp các doanh nghiệp địa phương cải thiện năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động. Không chỉ cung cấp vốn, nhà đầu tư còn đồng hành với doanh nghiệp trong việc thiết lập hệ thống quản trị minh bạch, kiểm soát tài chính chặt chẽ, và tối ưu hóa quy trình. Đây là những yếu tố rất cần thiết để nâng cao chất lượng doanh nghiệp, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường vốn quốc tế và thu hút các nhà đầu tư lớn.
Bên cạnh đó, đầu tư tư nhân có khả năng thúc đẩy sự hợp nhất và mở rộng quy mô doanh nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực quan trọng như công nghệ, y tế, tài chính, và sản xuất. Thông qua các hoạt động mua bán, sáp nhập hoặc mở rộng quy mô, các nhà đầu tư tư nhân giúp hình thành các doanh nghiệp lớn hơn, cạnh tranh hơn. Những doanh nghiệp này sẽ có vị thế tốt hơn để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút thêm vốn đầu tư và đạt được vị trí dẫn đầu trong ngành, và khi các doanh nghiệp này được niêm yết trên thị trường chứng khoán, sẽ tạo ra cho thị trường chứng khoán một lượng hàng hóa có chất lượng, góp phần tăng quy mô cho thị trường.
Ngoài ra, với triển vọng nâng hạng thị trường, đầu tư tư nhân có thể đóng vai trò như một cầu nối giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận mạng lưới nhà đầu tư quốc tế nhiều hơn, mở rộng tầm nhìn và thực hiện các tiêu chuẩn bền vững về môi trường, xã hội, và quản trị (ESG). Điều này không chỉ tạo sức hút cho dòng vốn đầu tư nước ngoài mà còn giúp doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu uy tín, đảm bảo sức cạnh tranh trong dài hạn.
- Cùng chuyên mục
Đo sức chống chịu của VND thời Trump 2.0
Với dự báo căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục gia tăng dưới thời Trump 2.0 và sức mạnh của USD đi kèm là mối lo ngại đang gia tăng, áp lực giảm giá đối với VND là điều cần chú ý.
Tài chính - 11/12/2024 07:55
Fed có thể hạ lãi suất vào tuần tới
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được kỳ vọng sẽ thực hiện cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào cuộc họp chính sách tuần tới và có thể sẽ có một sự tạm dừng vào cuối tháng 1 do lo ngại về rủi ro lạm phát gia tăng.
Tài chính - 11/12/2024 07:51
Cổ phiếu thép ‘sáng cửa’
Những thông tin tích cực từ thị trường thép, cũng như câu chuyện riêng của từng doanh nghiệp đã trở thành chất xúc tác tốt cho cổ phiếu thép trong thời gian qua.
Tài chính - 11/12/2024 07:39
Thừa kế tiền mã hóa, liệu có khả thi?
Với sự ra đời của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, việc công nhận tiền mã hóa là tài sản hợp pháp đang gần hơn bao giờ hết.
Tài chính - 10/12/2024 07:52
Lãi suất tiết kiệm ở vùng thấp - 'nhỉnh' hơn lạm phát 1 điểm %
Dù trải qua một số đợt tăng lãi suất nhưng lãi suất tiết kiệm ngân hàng hiện vẫn ở mức thấp, chỉ nhỉnh hơn lạm phát khoảng 1 điểm % - khoảng cách tương đương với các nước phát triển.
Tài chính - 09/12/2024 17:10
Mua cổ phiếu nào cho tháng cận Tết?
Thị trường diễn biến khá tiêu cực trong tháng 11. Tuy nhiên, nhờ đó nhiều nhóm ngành đã về vùng định giá hấp dẫn và nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp giảm để tích lũy cổ phiếu.
Tài chính - 09/12/2024 10:28
Tham vọng thủy điện của doanh nhân Đồng Tuấn Vũ
Bên cạnh lĩnh vực thép vốn được khẳng định tên tuổi qua nhiều năm hoạt động, Minh Ngọc Steel của doanh nhân Đồng Tuấn Vũ còn là “tay chơi” kín tiếng trong lĩnh vực thủy điện.
Tài chính - 09/12/2024 08:51
Dòng tiền từ khối ngoại sẽ là chỉ báo quan trọng trên thị trường chứng khoán
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhấn mạnh việc khối ngoại mua/bán ròng thời gian tới sẽ là chỉ báo quan trọng đối với VN-Index. Dù không chiếm tỷ trọng quá lớn, song NĐTNN đóng vai trò quan trọng với tâm lý giao dịch trên thị trường.
Tài chính - 09/12/2024 08:44
Thu 1,7 triệu tỷ, chi cho bộ máy tới 1 triệu tỷ: Ngân sách gồng mình nuôi bộ máy
Bức tranh thu – chi ngân sách, trong đó có chi để nuôi bộ máy đã cho thấy tính cấp bách của việc tinh gọn bộ máy.
Tài chính - 09/12/2024 08:19
TCBS lên kế hoạch chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu
TCBS lên kế hoạch chào bán trái phiếu ra công chúng với tổng mệnh giá 5.000 tỷ đồng, thông qua 5 đợt. Thời gian dự kiến bắt đầu từ quý IV/2024 đến quý IV-2025.
Tài chính - 08/12/2024 08:45
Bệnh viện TNH muốn mở rộng lĩnh vực xây dựng
Bệnh viện TNH sẽ bàn luận vấn đề mở rộng lĩnh vực kinh doanh, bầu bổ sung thành viên HĐQT độc lập tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường cuối tháng 12.
Tài chính - 08/12/2024 08:44
Các ngân hàng đầu tư toàn cầu kỳ vọng lợi nhuận bùng nổ trong năm 2025
Màn tái xuất của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ làm hồi sinh các giao dịch có thể đưa lợi nhuận của các ngân hàng đầu tư trên toàn cầu lên 316 tỷ USD trong năm 2025, tăng khoảng 5,7% so với năm 2024.
Tài chính - 08/12/2024 08:43
Một công ty bảo hiểm giảm kế hoạch lợi nhuận và cổ tức vì bão Yagi
Bão Yagi gây thiệt lớn về người và vật chất tại các tỉnh khu vực phía Bắc. Bảo Minh đã phải gia tăng chi phí bồi thường ảnh hưởng đến dòng tiền cho hoạt động đầu tư.
Tài chính - 08/12/2024 08:42
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 3 day ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 5 day ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 3 week ago