Sếp VCCorp: 'Nên xem lại tư tưởng đánh thuế, đánh thuế để thu thật nhiều hay để kinh tế số phát triển rực rõ'

Ông Nguyễn Thế Tân - Tổng giám đốc VCCorp cho biết, ở Trung Quốc, các công ty công nghệ được ưu đãi, bảo hộ thuế âm. Ở Mỹ, Amazon lợi nhuận 11 tỷ USD, đóng thuế 0 đồng. Các công ty như Apple, Microsoft, Google đều trốn ở thiên đường thuế, còn mức thuế ở Việt Nam dao động từ 15-20% doanh thu...
THU PHƯƠNG
09, Tháng 05, 2019 | 15:47

Ông Nguyễn Thế Tân - Tổng giám đốc VCCorp cho biết, ở Trung Quốc, các công ty công nghệ được ưu đãi, bảo hộ thuế âm. Ở Mỹ, Amazon lợi nhuận 11 tỷ USD, đóng thuế 0 đồng. Các công ty như Apple, Microsoft, Google đều trốn ở thiên đường thuế, còn mức thuế ở Việt Nam dao động từ 15-20% doanh thu...

Thế giới có Facebook, Google, Grab... Việt Nam có Vingroup, Viettel, VNG, VCCorp, Be

Chia sẻ tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam diễn ra sáng 9/5, ông Nguyễn Thế Tân - Tổng giám đốc Công ty VCCorp cho biết, có thể chia những công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới ra 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là Google, Facebook, Tencent, Baidu. Nhóm thứ hai là Amazon, Alibaba, Uber, Grab. Các công ty này chủ yếu tập trung ở Mỹ và Trung Quốc. Đây là các doanh nghiệp đứng đầu thế giới về số người sử dụng, doanh số, tầm ảnh hưởng, sáng tạo, giá trị thị trường và công nghệ.

nguyen-the-tan-6968-1557375644_600x0

Ông Nguyễn Thế Tân - Tổng giám đốc Công ty VCCorp.

Ở nhóm thứ nhất, sáng tạo của các công ty nà  làm ra những sản phẩm dịch vụ hoàn toàn toàn mới, giải quyết vấn đề mới. Nhóm thứ hai là giải quyết các nhu cầu cũ bằng xây dựng mô hình kinh doanh mới, phương pháp mới, dựa trên các công nghệ của họ.

Trước khi Google xuất hiện, chúng ta không biết trên đời có máy tìm kiếm thông tin. Trước khi Facebook làm mạng xã hội, chúng ta không biết rằng sẽ có một thứ gọi là mạng xã hội tồn tại trên đời. Đến khi chúng ta biết đến, thì những thứ đó đã chiếm toàn bộ thế giới. Đó là đặc trưng của nhóm tạo ra sản phẩm mới, chưa từng tồn tại.

Ví dụ, Grab khiến taxi gia đình có thể tham gia vào mạng lưới vận tải hành khách, chứ không phải là taxi. Vì vậy, số lượng nguồn cung taxi, số lượng ô tô được đưa vào sử dụng tăng lên rất nhiều, giúp giá thành giảm trong khi chất lượng dịch vụ tăng.

Amazon xuất phát từ việc phục vụ nhu cầu cũ (mua sắm) theo cách mới, từ bán lẻ truyền thống sang eCommerce.

Những công ty này khi đạt được mục đích ban đầu của mình, thì trở thành công ty hàng đầu. Một số công ty lớn như Amazon, tạo ra Cloud Computing, bán ngược trở lại cho toàn thế giới sử dụng, hay Google thì mở mã nguồn, bán công nghệ, tặng cho thế giới. Trong quá trình đó, họ vẫn trở thành những công ty giàu nhất.

"Vậy, Việt Nam chúng ta có thể làm được những sản phẩm như vậy không?", CEO VCCorp đặt câu hỏi.

Ông khẳng định, Việt Nam hoàn toàn có thể làm được như các nước phát triển công nghệ trên thế giới. Tiêu biểu như Vingroup có thể sản xuất tự động hóa 4.0, Viettel tự làm thiết bị mạng 5G... Trong mảng nội dung số có VNG với Zalo, VCCorp với nền tảng quảng cáo bằng công nghệ, hệ thống phân phối nội dung và hàng chục công ty khác.

Grab đã tạo ra một sản phẩm rất lớn với thế giới, nhưng Việt Nam cũng có Be, chỉ trong 1 năm ra sản phẩm với chất lượng gần tương đương Grab. "Chỉ thiếu tiền khuyến mại chứ sản phẩm không hề thua kém", ông Tân nhận định.

Ông Tân nhận định, điểm chung của những công ty này là xuất phát từ "tay trắng". Điều đó cho thấy Việt Nam có tiền và có đủ năng lực để làm ra sản phẩm, vấn đề chỉ là chúng ta có làm được hay không.

'Nên xem lại tư tưởng đánh thuế'

Tổng giám đốc VCCorp dẫn bài học từ 2 quốc gia là Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, bài toán của Ấn Độ là sử dụng nhân lực công nghệ để xuất khẩu lao động, tạo ra hàng tỷ USD doanh thu, việc làm và rất nhiều lợi ích khác. Còn bài toán của Trung Quốc là sử dụng nhân lực công nghệ để giải bài toán nội địa, làm ra sản phẩm công nghệ nội địa. Và bây giờ Trung Quốc là cường quốc công nghệ. "Vậy chúng ta chọn xem đi con đường của ai?", ông Tân đặt câu hỏi.

Theo lãnh đạo VCCorp, hiện nay có 3 lực lượng sử dụng giá trị công nghệ. Công ty sáng tạo của Việt Nam phải giải được bài toán nội địa: công ty outsource và công ty xuyên biên giới của Việt Nam. Trong khi đó, theo ông, hiện tại, công ty sáng tạo của Việt Nam đang ưu đãi kém nhất và thực chất và bị thu thuế nhiều nhất. 

Ông Tân cho biết: "Ở Trung Quốc, các công ty công nghệ được ưu đãi, bảo hộ thuế âm. Ở Mỹ, Amazon lợi nhuận 11 tỷ USD, đóng thuế 0 đồng. Các công ty như Apple, Microsoft, Google họ đều trốn ở thiên đường thuế, còn mức thuế ở Việt Nam cho các công ty như chúng tôi đóng dao động từ 15-20% doanh thu, chứ không phải lợi nhuận vì thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân rất cao".

"Chính sách của chúng ta là nếu người kinh doanh mạng xã hội thuê người sản xuất video đăng lên thì sẽ vi phạm quy định làm báo tư nhân, còn Facebook, Youtube thì thuê hẳn 1 công ty sản xuất video không sao cả. Chính vì thế rất nhiều công ty muốn làm nhưng không dám làm. Hy vọng qua hội nghị này, chúng ta sẽ có nhiều thay đổi", ông nói thêm.

Lãnh đạo VCCorp đề xuất 3 cơ chế để hỗ trợ công nghệ mới phát triển. Cơ chế thứ nhất đó là với những công nghệ rõ ràng như Grab, mỗi bộ ngành tách hẳn ra một hạng mục quản lý riêng. Nhóm thứ hai chưa rõ ràng lắm thì khoanh vùng phạm vi ảnh hưởng, phạm vi số lượng công ty để quản lý như tiền điện tử, ví dụ như quy định giao dịch không quá 1-2 triệu đồng/ngày. Còn những công nghệ đặc trưng nhưng hóc búa như tiền ảo, nội dung số, phát hành chứng khoán ra quốc tế chúng ta có thể tạo ra đặc khu ảo, chọn lọc công ty chặt chẽ hơn và thông qua cơ chế để kiểm soát rủi ro. 

Ngoài ra ông Tân cũng đưa ra các đề xuất về quan điểm quản lý. "Thứ nhất, ngành nội dung số là ngành vừa giúp chúng ta giữ lại nội dung ở Việt Nam, vừa giúp chúng ta có nhân lực, vừa giúp chúng ta vươn ra nước ngoài. Chúng ta nên coi đây là ngành kinh tế trọng điểm, thu hút nhân tài, giảm chi phí của công ty. Chúng ta phát triển thị trường trong nước bằng cách coi trọng các công ty Việt, hoặc các công ty có tiềm năng xuất khẩu dịch vụ ra bên ngoài. 

Và chúng ta cũng nên xem lại tư tưởng đánh thuế, đánh thuế để thu thật nhiều hay đánh thuế để ngành này phát triển rực rỡ", ông Tân nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ