Sẽ chi 2,9 triệu tỷ đồng cho đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025

Nhàđầutư
Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%.
MY ANH
28, Tháng 07, 2021 | 11:41

Nhàđầutư
Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%.

Empty

Các đại biểu nhấn nút biểu quyết thông qua Nghị quyết. Ảnh: Vietnam+

Trong phiên họp sáng nay 28/7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 với đa số đại biểu tán thành.

Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 8,3 triệu tỷ đồng; tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó, từ thuế, phí khoảng 13 - 14% GDP; tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 85-86% tổng thu ngân sách nhà nước.

Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62-63% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong tổ chức thực hiện, phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%.

Bảo đảm an toàn nợ công, với các mục tiêu, trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP, ngưỡng cảnh báo là 55% GDP.

Về các chỉ tiêu trên, UBTVQH cho biết, quy mô thu NSNN giai đoạn 2021-2025 khoảng 8,3 triệu tỷ đồng, gấp khoảng 1,2 lần giai đoạn trước.

Nhiều khoản thu quan trọng dự kiến tăng thấp hoặc thậm chí giảm so với giai đoạn 2016-2020 như: thu từ dầu thô giảm ½ và thu từ tiền đất, xổ số kiến thiết, thoái vốn, cổ tức, lợi nhuận sau thuế cơ bản không tăng; đồng thời, do tác động của đại dịch COVID-19 là rất nghiêm trọng và có thể kéo dài, vì vậy, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia đã được xây dựng với các chỉ tiêu thận trọng để đảm bảo khả thi trong triển khai thực hiện.

Tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, trong điều hành ngân sách UBTVQH đề nghị Chính phủ có các giải pháp hiệu quả để khẩn trương kiểm soát dịch bệnh, khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời, tích cực khai thác các dư địa thu, chống thất thu và tăng thu NSNN, ví dụ từ quỹ đất của các dự án BT sẽ không thực hiện, đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống chính sách thu và công tác quản lý thu NSNN, phấn đấu quy mô thu cao hơn 1,2 lần và trình Quốc hội quyết định dự toán thu hằng năm phù hợp.

Với một số ý kiến ĐBQH đề nghị trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, cần có giải pháp quyết liệt giảm tỷ lệ chi thường xuyên xuống 60%, tăng tỷ lệ chi ĐTPT lên 29% tổng chi NSNN. UBTVQH cũng đá giải trình, trong cơ cấu chi thường xuyên hiện nay, tỷ trọng chi tiền lương, chi cho con người chiếm khoảng 61-62%.

Trong dự toán chi thường xuyên NSTW, các khoản chi được ưu tiên bao gồm: chi quốc phòng, an ninh, chi lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công, chi bổ sung có mục tiêu cho địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội... Do vậy, việc phấn đấu giảm thêm chi thường xuyên chỉ có thể tập trung ở lĩnh vực chi quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng xã hội hóa cao. Việc cắt giảm chi thường xuyên cần có lộ trình tương ứng với việc thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy, điều chỉnh giá, phí dịch vụ sự nghiệp công.

Đáng chú ý, một số ý kiến ĐBQH đề nghị mức trần nợ công thấp hơn để đạt mục tiêu dài hạn theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và bảo đảm an toàn nợ công, UBTVQH thừa nhận, các chỉ tiêu về trần nợ công của giai đoạn 2021-2025 là cao hơn nhiều so với giai đoạn trước (khi cùng quy về cách tính trên GDP chưa điều chỉnh), và chưa tiến đến mục tiêu dài hạn theo tinh thần Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhu cầu vay nợ để tăng đầu tư là cần thiết cho giai đoạn tới, cũng như dự phòng các tác động phức tạp của đại dịch COVID-19. Mức tỷ lệ “trần nợ công” cũng bảo đảm theo tinh thần Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng, và Chính phủ đã đề xuất thêm “ngưỡng cảnh báo” để đặt ra các mục tiêu thực hiện an toàn hơn.

Vì vậy, xin Quốc hội chấp thuận phương án Chính phủ trình. Đồng thời, dự thảo Nghị quyết (tại khoản 10 Điều 4) đã  quy định trong điều hành cần: “thường xuyên đánh giá những tác động của vay vốn đến dư nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ. Gắn kết tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước và tỷ lệ trả nợ trực tiếp từ ngân sách trong điều hành ngân sách nhà nước hằng năm. Trường hợp các chỉ tiêu nợ công chạm ngưỡng cảnh báo, Chính phủ báo cáo Quốc hội  tình hình, giải pháp kiểm soát đặc biệt quản lý nợ công".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ