Quy định lãi vay “đóng cửa” BOT giao thông
Từ khi có hiệu lực thi hành, Thông tư 75 bộc lộ không ít hạn chế, thậm chí khiến các nhà đầu tư BOT “mất ăn, mất ngủ” vì không thể huy động được vốn vay từ các tổ chức tín dụng.
Thông tư 75/2017 ngày 21/7/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 55/2016 của Bộ Tài chính quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đang bộc lộ nhiều bất cập, gây trở ngại đối với các doanh nghiệp trong việc huy động vốn tín dụng để đầu tư các dự án BOT giao thông.

Một số đoạn tuyến trên QL1 thuộc dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn đã hoàn thành đưa vào khai thác) - Ảnh: Hữu Tuấn
Gom ngân hàng được mua lại 0 đồng để tính lãi suất cho vay
Ban hành ngày 21/7/2017, Thông tư 75/2017 được Bộ Tài chính kỳ vọng sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập của Thông tư 55/2016 quy định mức lãi suất vốn vay để tính phương án tài chính trong hợp đồng các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Tuy nhiên, thực tế từ khi có hiệu lực thi hành từ ngày 5/9/2017, Thông tư 75 bộc lộ không ít hạn chế, thậm chí khiến các nhà đầu tư BOT “mất ăn, mất ngủ” vì không thể huy động được vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Cụ thể, tại Điểm b, Khoản 3, Điều 1, Thông tư 75 nêu rõ: “Mức lãi suất vốn vay không vượt quá mức lãi suất trung bình cho vay trung hạn và dài hạn của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tại thời điểm đàm phán hợp đồng dự án”.
PV Báo Giao thông đã trích xuất dữ liệu thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, 4 ngân hàng thuộc diện ngân hàng thương mại nhà nước gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CBBank). Đáng chú ý, ngoài Agribank, ba ngân hàng còn lại đều là những ngân hàng từng bị xếp hạng yếu kém, rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng để tái cơ cấu.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công - tư (PPP - Bộ GTVT) cho biết, 3 ngân hàng: GP Bank, OceanBank và CBBank là những ngân hàng có quy mô rất nhỏ và chưa từng cho vay dài hạn đầu tư vào các dự án BOT giao thông. Việc sử dụng lãi suất bình quân của các ngân hàng này để tính lãi vay trong hợp đồng BOT sẽ không sát với thị trường. Cụ thể, lãi suất trung bình cho vay trung và dài hạn của 4 ngân hàng theo quy định của Thông tư 75 khoảng 9,5%/năm. Trong khi đó, thực tế, các nhà đầu tư đang phải đi vay các ngân hàng thương mại với mức lãi suất 10,5 - 11%/năm.
“Sự chênh lệch giữa lãi vay quy định để tính toán phương án tài chính với lãi vay thực tế rất lớn, khiến các tổ chức cung cấp tín dụng lo ngại rủi ro do nhà đầu tư phải bù lãi suất với số tiền lớn, nên ngân hàng tài trợ không đồng ý ký hợp đồng tín dụng với nhà đầu tư”, ông Tuấn Anh nói.
Điển hình là tại dự án công trình xây dựng cầu Châu Đốc (tỉnh An Giang, tổng mức đầu tư 820,98 tỷ đồng) là dự án BOT giao thông đầu tiên thực hiện theo quy định của Nghị định 15/2015 về đầu tư theo hình thức PPP, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được do rào cản từ Thông tư 75 của Bộ Tài chính. Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Chung Khánh, Giám đốc Ban QLDA7 (đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại dự án) cho biết, “vướng mắc lớn nhất của dự án là quy định về lãi suất vốn vay theo Thông tư 75 của Bộ Tài chính thấp hơn nhiều so với lãi vay thực tế, khiến nhà đầu tư chưa thể ký được hợp đồng vay vốn với nhà tài trợ tín dụng dù Bộ GTVT và nhà đầu tư đã đàm phán và cơ bản thống nhất các điều khoản trong hợp đồng dự án”. Theo ông Khánh, với quy định của Bộ Tài chính đưa lãi suất bình quân của các ngân hàng: GP Bank, OceanBank và CBBank, các nhà đầu tư sẽ không thể vay được vốn tín dụng để triển khai các dự án BOT trong thời gian tới.
Cũng theo ông Tuấn Anh, để tháo gỡ, Bộ GTVT sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính đưa ra quy định mức lãi suất vay vốn phù hợp với thực tế, theo hướng sử dụng mức lãi suất trung bình cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước có quy mô lớn như: BIDV, Vietinbank, Vietcombank,… Đây là những ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp nguồn vốn tín dụng dài hạn cho các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức PPP.
Đẩy bất lợi cho nhà đầu tư
Ngoài quy định áp dụng theo mức bình quân của 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Điểm b, Khoản 1, Thông tư 75 của Bộ Tài chính còn cho phép tính lãi suất vốn vay theo nguyên tắc không vượt quá 1,5 lần mức bình quân đơn giản của lãi suất Trái phiếu Chính phủ (TPCP) có kỳ hạn tương ứng với thời gian thực hiện của hợp đồng dự án PPP. Quy định này được đánh giá là sẽ tháo gỡ được những vướng mắc, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc huy động vốn tín dụng, nhưng các dự án đã thực hiện tính lãi vay trong phương án tài chính theo Thông tư 55/2017 lại không được hưởng lợi từ quy định này.
Ông Trần Văn Thế, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn (nhà đầu tư dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn) cho biết, trước đây, Thông tư 55/2016 quy định, mức lãi suất vốn vay không được vượt quá 1,3 lần mức bình quân của lãi suất phát hành TPCP có kỳ hạn 10 năm phát hành dưới phương thức đấu thầu trong thời gian 3 tháng trước thời điểm đàm phán hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế, mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại bao giờ cũng cao hơn 2,5 - 3%/năm so với quy định của Thông tư 55/2016, gây ra rất nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư trong việc thu xếp nguồn vốn tín dụng.
“Nhận thấy rõ bất cập, trong Thông tư 75, Bộ Tài chính đã cho phép tính mức lãi suất vốn vay không vượt quá 1,5 lần mức bình quân đơn giản của lãi suất trúng thầu TPCP có kỳ hạn tương ứng với thời gian thực hiện hợp đồng dự án PPP, cao hơn 0,2 lần so với quy định của Thông tư 55/2016”, ông Thế nói và đánh giá, đây là điều khoản tiến bộ của Thông tư 75/2017 so với Thông tư 55/2016 để mức lãi suất vốn vay theo quy định sát với thực tế.
Tuy nhiên, ông Thế cho biết, sau khi ban hành Thông tư 75/2017, Bộ Tài chính lại không quy định điều khoản chuyển tiếp đối với những dự án đã đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng theo Thông tư 55/2016, khiến nhà đầu tư chịu rất nhiều bất lợi, thậm chí dự án đứng trước nguy cơ bị ngân hàng tài trợ dừng giải ngân.
“Luật Đầu tư đã có quy định rõ về điều khoản chuyển tiếp khi sửa đổi pháp luật về đầu tư. Trường hợp pháp luật sửa đổi có bất lợi với nhà đầu tư thì áp dụng theo cơ chế cũ, còn quy định pháp luật mới ban hành mà nhà đầu tư được hưởng lợi thì được áp dụng theo cơ chế mới. Chế tài trong luật đã rất rõ ràng, nhưng Thông tư 75/2017 lại không quy định điều khoản chuyển tiếp làm cho các dự án BOT thực hiện theo Thông tư 55/2016 đã thu xếp được nguồn vốn nhưng chưa đàm phán được hợp đồng và ngân hàng có khả năng dừng giải ngân do lãi suất không như mong đợi.
“Lãi suất vốn vay dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn được tính theo quy định của Thông tư 55/2016, với mức cụ thể là 8,11%/năm, thực tế nhà đầu tư phải đi vay ngân hàng với lãi suất 10,5%/năm. Lúc đó, ngân hàng tài trợ vẫn chấp nhận cho nhà đầu tư vay vì Bộ GTVT đã cam kết hỗ trợ trình cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh tính lãi suất vốn vay theo quy định của Thông tư 75/2017. Được biết, Bộ GTVT đã nhiều lần gửi văn bản đề xuất với Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ nhưng vẫn chưa được giải quyết. Bây giờ, nhà đầu tư chẳng biết gõ cửa cơ quan nào”, ông Thế chia sẻ.

Nhà đầu tư "mất ăn mất ngủ" khi quy định lãi suất vay chỉ 8,2%/năm trong khi thực tế đi vay lãi suất trên 10% Ảnh: Đình Quang
(Theo Báo Giao Thông)
- Cùng chuyên mục
Đội vô địch Press Cup 2025 chạm trán tuyển Báo chí Thái Lan tại sân Mỹ Đình
Vòng chung kết Press Cup 2025 sẽ diễn ra từ ngày 5-7/6 với sự tham dự giải có 8 đội bóng. Đặc biệt, đội vô địch sẽ dự trận Siêu cup với đội tuyển Liên đoàn báo chí Thái Lan vào ngày 10/6 tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.
Sự kiện - 20/05/2025 15:59
Ra mắt sách 'Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Kiến tạo tương lai xanh cho Việt Nam'
Cuốn sách "Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Kiến tạo tương lai xanh cho Việt Nam" cung cấp góc nhìn toàn diện và thực tiễn về chuyển đổi xanh trong công nghiệp, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững và phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam đến năm 2050.
Sự kiện - 20/05/2025 14:06
Đề xuất cho phép chủ đầu tư quyết giá bán nhà ở xã hội
Chính phủ đã đưa ra nhiều đề xuất như thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, cơ chế đặc thù chỉ định thầu, thí điểm tỉnh quyết đầu tư dự án, cho phép chủ đầu tư quyết giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội.
Sự kiện - 20/05/2025 10:07
Kiến nghị thành lập tòa án chuyên biệt thuộc Trung tâm tài chính quốc tế
Việc thành lập tòa án chuyên biệt được kỳ vọng giúp nhà đầu tư tin tưởng vào hệ thống pháp luật linh hoạt, minh bạch của Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 20/05/2025 07:27
Sắp diễn ra hội thảo Góp ý dự thảo Nghị quyết Quốc hội về phát triển nhà ở xã hội
Ngày 27/5 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo nhằm đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Sự kiện - 20/05/2025 07:00
Đề xuất điều chỉnh tăng vốn đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hơn 3.700 tỷ đồng
Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng tổng mức đầu tư dự án tăng thêm 3.714 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được Quốc hội quyết định là khá lớn, đề nghị tiếp tục rà soát.
Sự kiện - 19/05/2025 16:50
Ra mắt sách song ngữ 'Bác Hồ ở Thái Lan'
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen Thái Lan vừa lễ ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Thái mang tên "Bác Hồ ở Thái Lan".
Sự kiện - 19/05/2025 13:52
Chính phủ đề xuất 9 chính sách đặc thù, đặc biệt làm dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Để đảm bảo tiến độ, hiệu quả cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đánh giá việc cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là cần thiết.
Sự kiện - 19/05/2025 11:46
Danh sách bí thư, chủ tịch 52 tỉnh, thành dự kiến sáp nhập
Tới đây, Ban Tổ chức Trung ương sẽ thẩm định và tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định nhân sự bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Thủ tướng sẽ chỉ định nhân sự chủ tịch, phó chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Sự kiện - 19/05/2025 11:28
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ bắc qua sông Hồng
Cầu Tứ Liên dài khoảng 5,15km, điểm đầu kết nối với đường Nghi Tàm, điểm cuối kết nối với đường Trường Sa, tổng mức đầu tư khoảng 19.830 tỷ đồng
Sự kiện - 19/05/2025 10:43
Đại kỳ Tổ quốc 2.025 m² tung bay trên bầu trời Nghệ An
Sáng ngày 19/5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh, Nghệ An), tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ chào cờ, chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Sự kiện - 19/05/2025 09:41
Hải quan Hoa Kỳ cảnh báo hành vi chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh thuế
Hoạt động chuyển tải bất hợp pháp sẽ gây thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp Hoa Kỳ và doanh nghiệp Việt Nam, làm cho các doanh nghiệp mất lợi thế do mất đi môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng.
Sự kiện - 19/05/2025 06:50
Đà Nẵng chuẩn bị chỗ ở cho công chức Quảng Nam sau sáp nhập
TP Đà Nẵng lên phương án sử dụng công sở, ký túc xá trống và xây thêm nhà ở xã hội để đón công chức Quảng Nam ra làm việc sau sáp nhập.
Sự kiện - 18/05/2025 14:36
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh bốn Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị ban hành trong thời gian gần đây là "Bộ tứ trụ cột" để giúp chúng ta cất cánh.
Sự kiện - 18/05/2025 14:35
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thương trường là "chiến trường" do đó, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các doanh nhân - "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế và phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên phạm vi cả nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự kiện - 18/05/2025 13:34
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các 'đại bàng công nghệ'
Thông qua Diễn đàn Hợp tác Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025, Việt Nam khẳng định vai trò mắt xích chiến lược trong chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo toàn cầu, là điểm đến hấp dẫn cho các “đại bàng công nghệ” của Áo và châu Âu.
Sự kiện - 18/05/2025 08:43
- Đọc nhiều
-
1
Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?
-
2
Loạt cán bộ 'nhúng chàm' vì ăn chia tiền 'cơ chế' với ông chủ Thuận An
-
3
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
-
4
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
-
5
Đề xuất bỏ cấp phép xây dựng đối với chủ đầu tư uy tín
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 day ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 day ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago