Quỹ bình ổn giá xăng dầu bị chiếm dụng, sử dụng sai mục đích gần 8.000 tỷ đồng

Nhàđầutư
Liên Bộ Công Thương - Tài chính đùn đẩy trách nhiệm, dẫn đến 7/15 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã sử dụng quỹ bình ổn giá sai mục đích, không kết chuyển về tài khoản quỹ mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp thường xuyên, trong nhiều kỳ với số tiền là 7.927 tỷ đồng.
VŨ PHẠM
05, Tháng 01, 2024 | 07:20

Nhàđầutư
Liên Bộ Công Thương - Tài chính đùn đẩy trách nhiệm, dẫn đến 7/15 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã sử dụng quỹ bình ổn giá sai mục đích, không kết chuyển về tài khoản quỹ mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp thường xuyên, trong nhiều kỳ với số tiền là 7.927 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu. Trong đó, TTCP đã có kết luận về việc trích lập, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá (BOG).

Cụ thể, về thời hạn BOG xăng dầu, theo quy định tại Luật Giá số 11/2012 việc áp dụng biện pháp lập quỹ BOG là có thời hạn, tuy nhiên, Chính phủ đang cho áp dụng thường xuyên, liên tục. Trong khi, các quy định hiện nay đang giao cho nhiều cơ quan tham gia quản lý quỹ BOG (Bộ Tài chính chủ trì, Bộ Công Thương phối hợp), việc này đã tồn tại nhiều năm, chưa được xử lý kịp thời nên có sự đùn đẩy trách nhiệm, quản lý lỏng lẻo, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng quỹ BOG.

Về điều hành quỹ BOG, Bộ Công Thương chưa có ý kiến kịp thời để sửa đổi, bổ sung về phương pháp xác định mức trích, mức chi quỹ BOG tính cho 1 đơn vị sản lượng, khi BOG, dẫn đến, từ năm 2017-2021, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định mức trích, mức chi quỹ BOG là thiếu cơ sở pháp luật.

Long-Hung-Petro

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng chi vượt quỹ BOG khoảng 4,6 tỷ đồng. Ảnh: Long Hưng Petro

TTCP cho biết, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định chi BOG khi giá chưa tăng với số tiền hơn 1.142 tỷ đồng và chi BOG cao hơn mức tăng giá với số tiền khoảng 318 tỷ đồng. Tại kỳ điều hành từ 1/1/2017 đến trước 15h ngày 23/4/2018 ban hành văn bản điều hành giá không rõ ràng, dẫn đến, 19/27 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (KDXD) trích lập quỹ BOG sai chủng loại xăng RON 95 với số tiền hơn 1.013 tỷ đồng và chi sử dụng quỹ BOG với số tiền gần 680 tỷ đồng.

Đáng chú ý, về quản lý quỹ BOG, cơ quan quản lý quỹ còn đùn đẩy trách nhiệm; thiếu quy định, quy chế phối hợp, phân công nhiệm vụ giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp trong việc quản lý quỹ, kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối KDXD thực hiện các quy định pháp luật đối với quỹ BOG… Từ đó dẫn đến, có 7/15 thương nhân đầu mối KDXD đã sử dụng quỹ BOG sai mục đích, không kết chuyển về tài khoản quỹ mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp thường xuyên, trong nhiều kỳ trước khi hoàn trả lại quỹ BOG với số tiền là 7.927 tỷ đồng.

Trong số này có 3/7 thương nhân đầu mối KDXD đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính từ 3 lần trở lên gồm: Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà 4 lần; Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil 3 lần và 1 công ty khác 3 lần.

Có 3 thương nhân đầu mối KDXD đã trích lập và chi sử dụng quỹ BOG đối với khối lượng xăng dầu vượt so với khối lượng trên sổ sách, dẫn đến trích lập quỹ BOG sai với số tiền khoảng hơn 4,7 tỷ đồng và chi sử dụng quỹ BOG sai với số tiền khoảng 22,5 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH Vận tài thuỷ bộ Hải Hà trích lập quỹ BOG vượt khối lượng với số tiền hơn 4,7 tỷ đồng; các công ty chi vượt khối lượng khoảng 22,5 tỷ đồng gồm: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng khoảng 4,6 tỷ đồng; Công ty TNHH Vận tải thuỷ bộ Hải Hà khoảng 14,6 tỷ đồng; Công ty CP Thương mại Dầu khí Đồng Tháp với xăng E5 khoảng 3,3 tỷ đồng.

Đồng thời, có 1 thương nhân đầu mối KDXD trích lập quỹ BOG thiếu khoảng 3 tỷ đồng là Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil; có 1 thương nhân đầu mối KDXD thực hiện một số bút toán điều chỉnh giảm quỹ BOG với số tiền 10,2 tỷ đồng không phù hợp với nguyên tắc kế toán là Công ty CP Thương mại Dầu khí Đồng Tháp.

TTCP nêu rõ, Bộ Công Thương chưa kịp thời xem xét, xử lý đình chỉ hoạt động kinh doanh hoặc thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối KDXD theo thẩm quyền quy định, dẫn đến quỹ BOG liên tục bị các thương nhân đầu mối chiếm dụng và sử dụng sai mục đích BOG xăng dầu.

Trong khi đó, về công tác điều hành giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thiếu kiểm tra, giám sát các thương nhân đầu mối KDXD, dẫn đến một số thương nhân đầu mối KDXD xây dựng giá bán buôn, bán lẻ xăng dầu thiếu cơ sở; Tổ Liên ngành được thành lập để giúp Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá nhưng tổ này làm việc không theo quy chế, không hiệu quả, ảnh hưởng đến kết quả xây dựng giá cơ sở xăng dầu, quá trình vận hành thị trường xăng dầu.

Ngoài ra, Bộ Công Thương quản lý lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, chấn chỉnh, thu hồi giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo thẩm quyền quy định, dẫn đến không khắc phục được việc các thương nhân đầu mối KDXD dự trữ xăng dầu lưu thông bắt buộc tối thiểu thiếu trong nhiều năm (2017-9/2022), ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu, an ninh năng lượng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu xăng dầu trong thời gian qua.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ