Quảng Ninh đặt mục tiêu phát triển trên 2.100 doanh nghiệp mới năm 2023

Nhàđầutư
Hàng loạt các giải pháp đang và sẽ được tỉnh Quảng Ninh thực hiện nhằm mục tiêu phát triển mới ít nhất 2.100 doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn trong năm nay.
ĐẶNG NHUNG
19, Tháng 05, 2023 | 09:47

Nhàđầutư
Hàng loạt các giải pháp đang và sẽ được tỉnh Quảng Ninh thực hiện nhằm mục tiêu phát triển mới ít nhất 2.100 doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn trong năm nay.

Đa dạng giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, ngày 14/4/2023, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về phát triển doanh nghiệp năm 2023. Mục tiêu tỉnh đặt ra cho năm 2023 là phát triển mới trên 2.100 doanh nghiệp, tăng cả về số lượng và chất lượng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho các doanh nghiệp.

Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ những ngày đầu năm, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành, địa phương triển khai mạnh các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư vào địa phương.

Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát huy hiệu quả cơ chế công khai minh bạch và giám sát các hoạt động đối thoại; Đổi mới công tác tiếp xúc doanh nghiệp theo từng chuyên đề, thiết thực và hiệu quả; triển khai hiệu quả đường dây nóng, cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp của các sở, ngành, địa phương nhằm giải quyết triệt để những khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp.

lanh-dao-tinh-Quang-Ninh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc với các doanh nghiệp trong tỉnh

Hàng loạt các giải pháp như tập trung hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, vận động hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ tiếp cận tín dụng; kê khai thuế, kế toán; hỗ trợ công nghệ; mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; phát triển nguồn nhân lực…đã được tỉnh quyết liệt chỉ đạo thực hiện.

Tỉnh cũng yêu cầu thúc đẩy hơn nữa vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh trong việc phát huy vai trò cầu nối giữa các hội viên với các Sở, ngành, địa phương trong công tác hỗ trợ; tăng sức hút của Hiệp hội doanh nghiệp nhằm tăng hơn nữa số thành viên tham gia; Chủ động đánh giá thực trạng của doanh nghiệp, nắm bắt khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp thành viên báo cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết kịp thời; phát huy hiệu quả mô hình "Café doanh nhân"; Nâng cao công tác phản biện các chính sách, quy định của tỉnh….

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, Quý I/2023, trên địa bàn tỉnh có 503 đơn vị thành lập mới, đứng thứ 4 trong vùng đồng bằng Sông Hồng, đứng thứ 12 cả nước về số doanh nghiệp thành lập mới.

Số lao động tại các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 3.846 người, tăng 69,5% cùng kỳ 2022. Theo đó, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17.259 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc đăng ký kinh doanh với vốn đăng ký đạt 328.000 tỷ đồng; hơn 10.700 doanh nghiệp, 408 hợp tác xã và hơn 19.400 hộ kinh doanh có đóng góp ngân sách, đang hoạt động. Trong Quý I/2023, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đóng góp gần 8.300 tỷ đồng, chiếm 80,1% tổng thu nội địa.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Quý I/2023, tỉnh Quảng Ninh đã đón tiếp và làm việc với 20 tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài đến nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư tại các KCN, KKT. Tổng vốn thu hút vào các KCN, KKT đạt 341 triệu USD.

Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ nhằm triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về phát triển Vùng đồng bằng Sông Hồng và Xúc tiến đầu tư vùng tại Quảng Ninh, bên lề Hội nghị, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thành công các hoạt động xúc tiến đầu tư. Qua đó, đã có 2 dự án được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Dự án Công ty TNHH Autoliv Việt Nam tại KCN Sông Khoai và Dự án sản xuất sản phẩm khóa chốt và dập định hình Boltun Việt Nam tại KCN Bắc Tiền Phong (TX Quảng Yên).

Empty

Khu công nghiệp Đông Mai sở hữu vị trí chiến lược khi nằm trên trục đường Quốc lộ 18 kéo dài từ Hà Nội đến Quảng Ninh, kết nối với cao tốc Hải Phòng – Hạ Long

Cùng với đó, tỉnh cũng chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức thành công Hội nghị phát triển dịch vụ logistics Quảng Ninh với sự tham gia của gần 800 đại biểu trong và ngoài nước.

Hội nghị đã đón nhận nhiều ý của những chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp về phát triển dịch vụ logistics, với những giải pháp thiết thực. Đặc biệt, tại Hội nghị đã tổ chức ký kết 5 bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác giữa các sở của tỉnh và hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.

Cụ thể: Sở Công Thương ký với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam về hợp tác, hỗ trợ xây dựng Đề án “Phát triển dịch vụ logistics của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2035, tầm nhìn 2045”; Sở TT&TT ký kết hợp tác với CTCP Tư vấn và Dịch vụ Viettel về hỗ trợ chuyển đổi số trong logistics; CTCP Nam Tiền Phong ký kết hợp tác với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam; CTCP Thành Đạt ký kết hợp tác với CTCP Vinafco; Trường Đại học Hạ Long ký kết hợp tác với Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực logistics.

Tỉnh cũng gặp gỡ, tiếp xúc, quảng bá về môi trường đầu tư kinh doanh của Quảng Ninh với một số tập đoàn kinh tế nước ngoài lớn, như: LG Display Hàn Quốc, Công ty CFHEC - Tập đoàn xây dựng giao thông vận tải Trung Quốc (CCCC), Tập đoàn Navigos (Việt Nam-Nhật Bản), Tập đoàn Zuru (New Zealand)... Đồng thời, tham dự một số diễn đàn, hội thảo: Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản năm 2023…

Bên cạnh đó, hiện Quảng Ninh đang xúc tiến đẩy mạnh giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, các dự án đang chờ phê duyệt, các dự án đang chờ quyết định chủ trương đầu tư để sớm cho các doanh nghiệp triển khai.

Đẩy mạnh triển khai các dự án cụm công nghiệp, dự án nhà ở xã hội để thu hút lao động tỉnh ngoài và hỗ trợ cán bộ, công nhân lao động gặp khó khăn về nhà ở… Đồng thời, tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo đảm không để đứt gãy chuỗi cung ứng vào các nhà máy sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Quảng Ninh sẽ xây dựng chính sách phát triển doanh nghiệp có tính chiến lược, khai thác lợi thế ngành, lĩnh vực để đón bắt cơ hội nhằm phục hồi nền kinh tế.

Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, giải pháp về tín dụng về hỗ trợ doanh nghiệp và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp.

Với những giải pháp cụ thể trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp, Quảng Ninh đã nhận được sự đánh giá rất cao của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân.

Mới đây, Quảng Ninh vinh dự khi nhận danh hiệu danh giá: Quán quân Chỉ số PCI 2022, dẫn đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm thứ 6 liên tiếp; đứng thứ nhất trên bảng xếp hạng PAPI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh). Kết quả này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong nỗ lực phát triển KT-XH; khẳng định sự quyết tâm của tỉnh trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả; tiếp tục khẳng định niềm tin, sự hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh Quảng Ninh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ