Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới

PGS.TS BÙI TẤT THẮNG
08:31 19/10/2024

Qua 5 năm đầu thực hiện Chiến lược 10 năm 2021-2030 (bao gồm cả dự tính cho năm 2025), có thể thấy việc thực hiện các mục tiêu lớn đang đi đúng hướng và đạt được một số kết quả nhất định.

Ảnh minh họa. Nguồn VGP.

Ngày 18/10, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo "Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp phải làm gì?" nhằm phân tích, đánh giá cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong bối cảnh mới.

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài tham luận của PGS. TS Bùi Tất Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chủ đề: "Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới".

Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

Tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 quá lớn khiến quá trình phục hồi kinh tế và đời sống khó khăn, kéo dài và tốn kém. Tăng trưởng GDP tuy rất đáng khích lệ, nhưng vẫn thấp hơn so với mục tiêu Chiến lược 10 năm (2021-2030) và 5 năm 2021-2025 và có xu hướng giảm đi so với thời kỳ đầu đổi mới.

Kinh tế thế giới cũng gặp nhiều khó khăn, trong khi xuất hiện một số cuộc xung đột vũ trang có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sự ổn định năng lượng, lương thực…

Bên cạnh đó, một số vấn đề tuy đã đề cập đến từ rất lâu, nhưng tác động thực tế thì gần đây bộc lộ rất rõ ràng như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, già hóa dân số, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên, an ninh nguồn nước…, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ổn định và phát triển bền vững. Tranh chấp chủ quyền biển, đảo, trong đó có Biển Đông vẫn rất phức tạp.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 1991-2025.

Công nghệ mới, trong đó có trí tuệ nhân tạo và công nghệ năng lượng mới có bước tiến đột phá, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội; vừa tạo nhiều cơ hội mới cho phát triển, lại vừa đặt ra những thách thức to lớn, bởi nếu không tiếp cận được thì nguy cơ tụt hậu về công nghệ sẽ dẫn thẳng đến việc tụt hậu xa hơn về kinh tế.

Ba đột phá chiến lược (thể chế, nhân lực và hạ tầng) đang được triển khai quyết liệt, một số mặt đạt kết quả tốt, những vẫn còn đang trên hành trình.

Ngoài ra, giai đoạn 2026 – 2030 là sự tiếp nối (giai đoạn 2) của thời kỳ Chiến lược 10 năm 2021 – 2030 nên vừa tiếp tục thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ của 10 năm, vừa phải tìm các điểm đột phá mới để thích nghi với điều kiện mới và phải tăng trưởng đủ cao đề bù cho sự tăng trưởng chậm của giai đoạn vừa qua.

Một số vấn đề về quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đến năm 2030

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã nêu 5 quan điểm phát triển cho cả thời kỳ, bao gồm:

Một là, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Hai là, lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới.

Ba là khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển.

Bốn là xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế. Phải hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính tự chủ, tham gia hiệu quả, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Năm là chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.

Qua 5 năm thực hiện, có thể thấy tinh thần cơ bản của 5 quan điểm này vẫn cần tiếp tục duy trì. Nhưng trong thực tế, ở một số nội dung, cách làm chưa đem lại kết quả như mong đợi, trong đó, có vấn đề nâng cao chất lượng thể chế với yêu cầu “đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả” và hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Thực tế cũng đòi hỏi trong lĩnh vực thể chế, cần phân cấp, phân quyền mạnh hơn; có cơ chế, chính sách để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung và xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, kiến tạo phát triển.

Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu: Đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí và sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

5 năm tới chắc chắn phải hoàn thành mục tiêu tổng quát này. Nhưng dải nước có thu nhập trung bình cao thì khá dài, nên cần định hướng cụ thể hơn để phấn đấu. Hơn nữa, như trên đã nêu, vì 5 năm đầu, dự tính tăng trưởng GDP chưa đạt 6%, nên muốn cả 10 năm đạt 7% thì 5 năm tới phải đạt 8% trở lên để bù vào. Điểm đáng chú ý nữa là trong công nghệ, đổi mới sáng tạo, khi xây dựng chiến lược, chưa xuất hiện rõ ràng các khái niệm và yêu cầu bức thiết về chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Vì vậy, cần thiết phải nhấn mạnh hơn những nội dung cụ thể này.

Các chỉ tiêu chủ yếu

Về cơ bản vẫn dựa trên các trụ cột phát triển bền vững, cụ thể là:

a) Về kinh tế

Có lẽ so với các mục tiêu nêu trong chiến lược 10 năm 2021 – 2030, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân phải trên 7%/năm. Còn lại các chỉ tiêu khác về cơ bản vẫn giữ nguyên mục tiêu như trong chiến lược (GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP; Tỷ lệ đô thị hóa trên 50%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm…)

b) Về xã hội

Các chỉ tiêu ghi trong Chiến lược nhìn chung khá cao và cơ bản vẫn giữ nguyên (Chỉ số phát triển con người (HDI) trên 0,7; Tuổi thọ bình quân 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35-40%; Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1-1,5%/năm).

c) Về môi trường

Cũng giống như các chỉ tiêu về xã hội, vấn đề môi trường, đặc biệt ở các thành phố lớn, tình trạng ô nhiễm nguồn nước và mức độ khốc liệt của thảm họa thiên nhiên đang rất gay gắt, nên có thể bổ sung thêm các chỉ số phản ánh việc giải quyết các vấn đề này. Còn lại, các chỉ tiêu khác vẫn có thể giữ nguyên như trong Chiến lược (Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ở mức 42%; Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt khoảng 65-70%; Giảm 8-9% lượng phát thải khí nhà kính; Tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường đạt khoảng 98-100%; Diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 3-5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia).

Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý các ý kiến chỉ đạo của các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuẩn bị Văn kiện Đại hội XIV của Đảng để hoạch định những công việc cho nhiệm kỳ 2026 - 2030. Ví dụ, trong bài phát biểu bế mạc tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII (20/09/2024) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu vấn đề: “Về một số vấn đề mới từ thực tiễn cần tiếp tục khẩn trương tổng kết, làm rõ để xác định trong Văn kiện, như: quản trị quốc gia và quản trị địa phương; sự đồng bộ giữa cơ chế điều hành, quản lý, quản trị phát triển trong nền kinh tế thị trường; mối quan hệ giữa tư duy quản lý và tư duy phát triển; nội hàm, cách thức, con đường để thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nội hàm, mục tiêu, giải pháp thực hiện thành công đổi mới sáng tạo, công nghệ số trong kỷ nguyên mới; cách thức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để bảo đảm hiệu quả, chống lãng phí; đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng Luật, cơ quan làm luật; vấn đề đúng vai, thuộc bài trong thực hiện “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”; chính sách xã hội đi đôi với phát triển xã hội; nội hàm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp” (Nguồn: https://vov.vn/chinh-tri/phat-bieu-be-mac-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tai-hoi-nghi-trung-uong-10-khoa-xiii-post1122828.vov;Thứ Sáu, 16:44, 20/09/2024).

Cũng với tinh thần “đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng Luật, cơ quan làm luật” Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 27/08/2024 có nêu kinh nghiệm của Nhật Bản và Trung Quốc. Ở Nhật bản, “một kỳ họp họ làm 230 luật, mỗi luật của họ 1 - 2 trang thôi. Còn mình ở đây một luật là mấy trăm trang, trên 100 điều. Đồng chí Định (Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - PV) mới đi Trung Quốc học tập trao đổi kinh nghiệm. Một năm Trung Quốc họp Quốc hội 2 kỳ nhưng mỗi kỳ họp chỉ khoảng 3 - 7 ngày. Còn việc làm luật là Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm, ủy viên chuyên trách của Quốc hội làm. Vậy tới đây chúng ta phải đổi mới thế nào?” (Nguồn: Chủ tịch Quốc hội đề nghị đổi mới từ cách làm luật của Nhật Bản, Trung Quốc. https://dantri.com.vn/xa-hoi/chu-tich-quoc-hoi-de-nghi-doi-moi-tu-cach-lam-luat-cua-nhat-ban-trung-quoc-20240827095514793.htm; Thứ ba, 27/08/2024 - 10:02)

Như vậy, qua 5 năm đầu thực hiện Chiến lược 10 năm 2021-2030 (bao gồm cả dự tính cho năm 2025), có thể thấy trên những đường nét căn bản, việc thực hiện các mục tiêu lớn đang đi đúng hướng và đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng vẫn còn một số mục tiêu rất quan trọng chưa đạt được như mong muốn, đặc biệt là nâng cao chất lượng thể chế và tăng trưởng GDP, cho dù vì bất cứ lý do gì thì vẫn phải đặc biệt chú ý cho giai đoạn tới (2026-2030) bởi chưa làm được thì nhiệm vụ vẫn còn đó, mà đây là những nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ công cuộc phát triển.

Có lẽ tập trung hơn nữa trí tuệ và nguồn lực để thực hiện những mục tiêu này là điểm mấu chốt của thời kỳ sắp tới, và như lời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói: “Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền để đưa dân tộc tiếp tục tiến lên đang đặt ra cấp bách” (Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới. Nguồn: https://baochinhphu.vn/tiep-tuc-doi-moi-manh-me-phuong-thuc-lanh-dao-cam-quyen-cua-dang-yeu-cau-cap-bach-cua-giai-doan-cach-mang-moi-102240916142015733.htm) để thiết thực kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng vào năm 2030 và 100 năm thành lập nước vào năm 2045.

  • Cùng chuyên mục
'Điểm sáng' hoạt động dịch vụ, LPBank hoàn thành 84% kế hoạch lãi

'Điểm sáng' hoạt động dịch vụ, LPBank hoàn thành 84% kế hoạch lãi

Riêng quý III/2024, thu nhập từ hoạt động dịch vụ đem về cho LPBank 2.955 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tài chính - 19/10/2024 08:19

Tình cảnh ‘bi đát’ của cổ phiếu gạo trên sàn chứng khoán

Tình cảnh ‘bi đát’ của cổ phiếu gạo trên sàn chứng khoán

Những cổ phiếu gạo lừng lẫy một thời trên sàn chứng khoán như LTG, AGM, TAR đều đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về tài chính, giá rớt thảm xuống dưới 10.000 đồng/cp.

Tài chính - 19/10/2024 06:30

Cựu nhân viên TPBank đã chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC thế nào?

Cựu nhân viên TPBank đã chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC thế nào?

Lợi dụng những sơ hở trong việc kiểm kê vàng cầm cố, Nguyễn Văn Linh - cựu cán bộ Kho quỹ TPBank, đã chiếm đoạt vàng ở trong kho tiền, rồi lấy vàng ở két vàng cầm cố thay thế vào phần thiếu hụt, qua mặt việc kiểm kê hằng ngày.

Tài chính - 18/10/2024 15:11

Còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng

Còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng

9 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng mới đạt khoảng 9% so với cuối năm 2023, theo lãnh đạo Ngân hàng nhà nước (NHNN) còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm.

Tài chính - 18/10/2024 13:18

Chính thức chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank, OceanBank cho MB

Chính thức chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank, OceanBank cho MB

Chuyển giao bắt buộc các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém là một trong những giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu.

Tài chính - 18/10/2024 09:51

VietinBank có tân Tổng Giám đốc sau hơn 3 năm bỏ trống

VietinBank có tân Tổng Giám đốc sau hơn 3 năm bỏ trống

Vị trí Tổng Giám đốc của VietinBank bị bỏ trống kể từ ngày 7/9/2021 sau khi ông Trần Minh Bình được miễn nhiệm để đảm trách vị trí Chủ tịch HĐQT. Tân CEO công tác tại VietinBank từ 2005 và trở thành Phó TGĐ từ tháng 2/2022.

Tài chính - 18/10/2024 09:49

Doanh nghiệp Việt Nam: Ứng phó với thách thức và cơ hội mới

Doanh nghiệp Việt Nam: Ứng phó với thách thức và cơ hội mới

Vấn đề đặt ra với Việt Nam là làm gì và bằng cách nào để vượt qua thách thức, tranh thủ thời cơ thuận lợi đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.

Tài chính - 18/10/2024 09:12

Cổ phiếu NSH Petro bị hạn chế giao dịch từ 23/10

Cổ phiếu NSH Petro bị hạn chế giao dịch từ 23/10

NSH Petro báo cáo doanh thu giảm mạnh và lỗ đậm trong nửa đầu năm. Công ty đang hoàn thiện các thủ tục để khoản vay với Acuity Funding sớm được giải ngân qua đó giải quyết tình trạng nợ thuế.

Tài chính - 18/10/2024 07:30

Đánh thuế 10% nước giải khát có đường: GDP giảm gần 0,5%

Đánh thuế 10% nước giải khát có đường: GDP giảm gần 0,5%

Nghiên cứu của CIEM chỉ ra rằng, việc đánh thuế 10% nước giải khát có đường kéo theo sự sụt giảm về GDP ở mức 0,448%, tương đương giảm 42.570 tỷ đồng…

Tài chính - 18/10/2024 06:45

Điểm nhấn trên báo cáo tài chính Kosy Group

Điểm nhấn trên báo cáo tài chính Kosy Group

Bên cạnh các con số doanh thu/lợi nhuận, điểm nhấn trên BCTC kiểm toán của Kosy là những dự án trọng điểm như Kosy Sông Công, Kosy Lào Cai... đều chưa thể hoàn thành.

Tài chính - 18/10/2024 06:30

CBBank, Oceanbank chính thức 'về' với Vietcombank, MB

CBBank, Oceanbank chính thức 'về' với Vietcombank, MB

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, chiều nay sẽ công bố quyết định chính thức chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng là CBBank và Oceanbank cho Vietcombank và MB.

Tài chính - 17/10/2024 16:44

Chứng khoán DSC chào sàn HoSE với giá 22.500 đồng/cp

Chứng khoán DSC chào sàn HoSE với giá 22.500 đồng/cp

Danh mục đầu tư của Chứng khoán DSC chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi, một phần nhỏ phân bổ vào cổ phiếu niêm yết. Công ty báo cáo lợi nhuận 9 tháng tăng 57% và thực hiện 94% kế hoạch năm.

Tài chính - 17/10/2024 11:21

Nhìn lại diễn biến cổ phiếu KOS

Nhìn lại diễn biến cổ phiếu KOS

Kosy Group đã thực hiện một số thương vụ nhận chuyển nhượng hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đối cổ phần, mà bên bán (hoặc nhận cổ phiếu hoán đổi) là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Việt Cường và người nhà, hoặc pháp nhân/thể nhân nhiều liên hệ.

Tài chính - 17/10/2024 07:00

Một thương vụ bất thành của tân Chủ tịch HĐQT Minh Khang CTP

Một thương vụ bất thành của tân Chủ tịch HĐQT Minh Khang CTP

Trước Minh Khang CTP, ông Trần Công Thành từng nhắm đến Công ty cổ phần Đầu tư Đức Trung. Song, ông Thành sau đó đã không mua cổ phiếu DTI và vừa từ nhiệm khỏi HĐQT vào tháng 5/2024.

Tài chính - 16/10/2024 13:35