Phó Tổng giám đốc HDBank: Giải pháp tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp Việt và ngân hàng Việt

Nhàđầutư
Ông Lê Thành Trung, Phó Tổng giám đốc HDBank đã nêu những giải pháp tháo gỡ các rào cản, bất cập, rút ngắn khoảng kết nối giữa ngân hàng thương mại và các thương hiệu Việt.
LÊ THÀNH TRUNG
29, Tháng 11, 2019 | 09:48

Nhàđầutư
Ông Lê Thành Trung, Phó Tổng giám đốc HDBank đã nêu những giải pháp tháo gỡ các rào cản, bất cập, rút ngắn khoảng kết nối giữa ngân hàng thương mại và các thương hiệu Việt.

Tại Toàn đàm "Kết nối thương hiệu Việt do Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức sáng 29/11, Phó Tổng giám đốc HDBank Lê Thành Trung đã trình bày tham luận "GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT VÀ CÁC NGÂN HÀNG VIỆT".

Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu HDBank

Kinh tế thương hiệu trên thế giới không phải là một khái niệm xa lạ, nhưng ở Việt Nam nói chung những năm qua, ít nhiều vẫn còn chưa được quan tâm đúng mực. Mặc dù kinh tế thương hiệu là một thế lực mạnh mẽ, đã và đang ngày càng được minh chứng như sức mạnh của năng lực cạnh tranh ở mọi quy mô từ doanh nghiệp, tổ chức, thành phần kinh tế hay cả quốc gia.

Gần đây, khi khối kinh tế tư nhân ngày càng có tầm ảnh hưởng và đóng góp lớn cho nền kinh tế, thì xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng kinh tế thương hiệu  cũng đã được chú trọng hơn.

HDBank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn trên thị trường. Trong suốt 30 năm trưởng thành và phát triển, HDBank luôn chú trọng xây dựng thương hiệu của ngân hàng mình cũng như kết nối với các thương hiệu Việt. Nếu như các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp tư nhân - những con sếu đầu đàn cho đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện đã bắt đầu đầu tư và quan tâm xây dựng thương hiệu doanh nghiệp Việt, thì tôi cho rằng trong lĩnh vực mà chúng tôi đang kinh doanh - ở thị trường tài chính ngân hàng, việc xây dựng thương hiệu càng phải được đề cao hơn.

le-thanh-trung

Ông Lê Thành Trung, Phó Tổng giám đốc HDBank. Ảnh: Trọng Hiếu.

Bởi đối với một định chế tài chính ngân hàng, thương hiệu không chỉ là một cái tên, một slogan, một hình ảnh, một nhận diện, hay một phần hoạt động, lát cắt của tổ chức… Nó là tổng hòa của tất cả các yếu tố gắn kết thương hiệu với uy tín, với niềm tin. Đằng sau thương hiệu của một tổ chức tín dụng là một định chế tài chính có tiềm lực, sức mạnh, có uy tín, đủ để người gửi tiền trao niềm tin, người vay tiền đặt hy vọng, khách hàng sử dụng dịch vụ yên tâm tin cậy tin dùng…

Có thể nói, thương hiệu của một ngân hàng có giá trị, ý nghĩa tác động, quyết định hành vi lựa chọn gắn bó, sử dụng dịch vụ của khách hàng một cách trực tiếp, hay nói cách khác là gắn với túi tiền của khách hàng. Thương hiệu là vũ khí cạnh tranh, kết nối, tiếp cận, đến gần, cùng chung nhịp đập với khách hàng trên thị trường của các ngân hàng.

Thấu hiểu điều đó, 30 năm đi từ Ngân hàng Phát triển Nhà chỉ phục vụ nhu cầu kinh tế , chỉnh trang đô thị của TP.HCM đến trở thành Ngân hàng Phát triển TP.HCM – thương hiệu của HDBank hôm nay độ nhận diện và quy mô hoạt động phủ sóng 63 tỉnh thành và đang vươn ra thị trường thế giới, cũng là 30 năm HDBank đi cùng với những đột phá kinh doanh, với chiến lược và tầm nhìn dài hạn để khẳng định một thương hiệu phát triển bền vững.

Ở giai đoạn 2011-2016, với 2 thương vụ M&A nổi bật, HDBank tiên phong sáp nhập thành công DaiABank- một ngân hàng nhỏ và lành mạnh, nâng cao sức mạnh hội nhập cho ngân hàng sau sáp nhập chính thức trở thành 1 trong các NHTMCP lớn nhất Việt Nam.      

HDBank cũng đánh dấu cột mốc lần đầu tiên một ngân hàng Việt mua lại 100% vốn công ty tài chính nước ngoài SGVF (Société Générale - thuộc tập đoàn tài chính Pháp), trở thành công ty con của HDBank mang tên HDFinance vào năm 2013, sau đó hợp tác chiến lược với Nhật thành HDSaison. Điều này có ý nghĩa như bước đi khai phá, đặt nền tảng thâm nhập cho mảng thị trường tài chính bán lẻ trị giá 6 tỷ Đô la tại Việt Nam. HDSAISON hiện là 1 trong 3 Công ty Tài chính tiêu dùng lớn nhất Việt Nam và là Công ty Tài chính có mạng lưới lớn nhất.

Bằng hai thương vụ này, HDBank đã mở màn xuất sắc cho chiến lược phát triển dài hạn, đưa thương hiệu HDBank vươn lên một vị thế mới. HDBank tiến dần đến mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu về bán lẻ, SMEs và tiêu dùng. 

M&A, với HDBank vừa là sở trường vừa là nghệ thuật. Hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập nhanh chóng đi vào ổn định và tăng trưởng vượt bậc, bình quân 30%/năm trong giai đoạn 2013–2017. Tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp nhất toàn ngành. Sau 6 năm, từ top 30, HDBank đã vươn lên top những ngân hàng thương mại dẫn đầu tại Việt Nam. 

Trong những năm gần đây, sức mạnh thương hiệu của HDBank được thể hiện mạnh mẽ ở những phân khúc được xác định là chiến lược. Đó là phân khúc tài chính tiêu dùng bán lẻ, khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ M&A và tầm nhìn dài hạn nhằm phục vụ khách hàng tối ưu nhất, HDBank đã xây dựng được hệ sinh thái độc đáo và tiên phong trên thị trường để gắn kết với khách hàng thuộc phân khúc đã nêu.

Cùng với những thành tựu đột phá về tăng trưởng kinh doanh, HDBank cũng ghi đậm dấu ấn trên thị trường với chiến lược phát triển Ngân hàng Xanh. HDBank hiện là ngân hàng tiên phong tín dụng xanh với hàng ngàn tỷ đồng tài trợ cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng sạch…Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã trao giải thưởng “Green Deal Award” –cho HDBank. Ở Việt Nam, HDBank là ngân hàng duy nhất được ADB trao giải này trong 2019.

Trong việc thực hiện các mục tiêu lớn trong chiến lược 5 năm 2017-2021 để xây dựng ngân hàng hàng đầu về bán lẻ - tiêu dùng – SME, HDBank xác định tín dụng xanh là trao cơ hội để mở rộng kinh doanh và đóng góp giúp nền kinh tế bền vững hơn, nhằm hướng đến một môi trường tăng trưởng bền vững.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, HDBank cũng phát triển thương hiệu qua các hoạt động tài trợ cộng đồng sôi nổi. Với Giải Cờ vua Quốc tế HDBank – nơi đã góp phần đưa những thương hiệu cá nhân như: Lê Quang Liêm; Nguyễn Ngọc Trường Sơn thành danh. 3 năm nay, HDBank tiếp tục đồng hành cùng Giải bóng đá Futsal , nâng tầm Futsal Việt Nam trên các đấu trường châu lục và trong khu vực. Hành trình gửi gắm khát vọng của HDBank không nằm ngoài mục tiêu góp phần đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới về với Việt Nam.

Nói đến HDBank, người ta cũng nhớ đến những thương hiệu cá nhân nổi bật như: Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT HDBank đồng Chủ tịch HĐQT Vinamilk; nữ tỷ phú hàng không Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet ; Phó Chủ tịch HĐQT HDBank …là những nhà lãnh đạo thành công, có tâm và tầm, đã và đang là những người dẫn đầu các tổ chức thương hiệu lớn góp phần vào phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam.

Dĩ nhiên, thương hiệu của một định chế tài chính không chỉ xây bằng ngày, bằng tháng, bằng năm mà phải nói là hàng năm và nhiều năm.

Bền bỉ và kiên định mục tiêu ngân hàng Xanh phát triển bền vững, từ vị trí thứ 14 về mức độ nhận biết thương hiệu năm 2015, HDBank hiện nay đang đứng ở vị trí cao nhiều bậc và ở trong top 7, xét trên toàn hệ thống ngân hàng bao gồm các định chế big four.

Giải pháp tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp Việt và các ngân hàng Việt

Việt Nam là một nền kinh tế năng động và đang phát triển, trong đó có sự đóng góp lớn của khối DN nhỏ và vừa (DNNVV). Theo thống kê hiện đang trên 700.000 doanh nghiệp đang hoạt động, với 97% là DNNVV.

Mặc dù đóng góp cho tăng trưởng GDP cao và tổng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm giải quyết an sinh - xã hội có ý nghĩa quan trọng, song khối DNNVV lại đang có chỉ số tiếp cận tín dụng khá thấp, trong khi khối này có sự phụ thuộc nguồn vốn khá lớn, tới khoảng 70%, từ tín dụng ngân hàng.

Thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp NVV tiếp cận được tín dụng. Trên thực tế, vốn tín dụng cho vay DNNVV của các tổ chức tín dụng (TCTD) mới chỉ chiếm hơn 18% tổng tín dụng nền kinh tế.

Điều này cho thấy đã và đang có những bất cập, những khoảng cách nhất định trong việc kết nối của doanh nghiệp - đặc biệt DNNVV – với các các TCTD, các ngân hàng. Đây lại là một cản trở rất lớn nữa đối với sự phát triển của các thương hiệu Việt Nam.

Vậy làm thế nào để tháo dỡ các rào cản, bất cập này và rút ngắn khoảng kết nối giữa NHTM và các thương hiệu Việt?

Trong nhiều năm qua, NHNN Việt Nam cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này. NHNN đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố triển khai rộng rãi hơn 1.500 cuộc đối thoại, gặp gỡ giữa ngân hàng với doanh nghiệp thông qua Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp từ năm 2014 đến nay. HDBank cũng tham gia chương trình này, tích cực giải ngân hỗ trợ doanh nghiệp. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp trong tổng dư nợ ngày càng cao.

Bắc nhịp cầu kết nối thương hiệu Việt bằng chính sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, trong  8 triệu khách hàng mà HDBank đang phục vụ, có hơn 37.500 khách hàng là doanh nghiệp đang trải nghiệm thương hiệu HDBank và đồng hành HDBank cùng vươn tới những giá trị to lớn.

Một trong những giải pháp hữu hiệu của nhịp cầu kết nối sản phẩm dịch vụ tới thương hiệu Việt mà HDBank thực hiện xuyên suốt trong nhiều năm là liên tục chủ động cung cấp thông tin và xây dựng các chương trình phù hợp đối tượng vay. HDBank đã triển khai thường xuyên, liên tục hội thảo nông nghiệp nông thôn tại địa bàn tất cả các xã trực thuộc huyện, tỉnh, thành phố có trụ sở của HDBank và HDSaison.

HDBank hướng tới việc giúp người nông dân, hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận trực tiếp thông tin sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng để từ đó lựa chọn ra một sản phẩm vay phù hợp với nhu cầu của mình. Thông qua chương trình này, HDBank và HDSaison đã góp phần không nhỏ vào việc đẩy lùi “tín dụng đen” ở nông thôn.

Cùng với đó, HDBank cũng thực hiện nhiều hội thảo kết nối giữa DN Việt Nam và nước ngoài, qua đó, giúp họ trực tiếp có cơ hội xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư.

Việc xây dựng tín dụng theo chuỗi cũng là giải pháp để HDBank tăng thêm động lực và sức cạnh tranh cho DN SMEs trong chuỗi được dẫn đầu với các doanh nghiệp lớn, hay các sản phẩm dịch vụ tín dụng chuyên biệt như tín dụng Xanh cho DN Nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng, tín dụng theo từng đặc thù ngành hàng chăn nuôi, ngành năng lượng, bán lẻ, lúa gạo, điều...

Trên cơ sở định hướng cốt lõi lấy khách hàng làm trung tâm, thay vì đợi các doanh nghiệp gõ cửa ngân hàng, HDBank luôn chủ động tiếp cận doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp ngồi lại, gỡ những nút thắt và tư vấn cho doanh nghiệp cả về kế hoạch tài chính, dòng tiền quản lý dự án mà doanh nghiệp cần ngân hàng thẩm định, cho vay.

toa-dam2

Tọa đàm "Kết nối thương hiệu Việt" diễn ra sáng 29/11. Ảnh: Trọng Hiếu.

Có thể nói, tất cả những khó khăn vướng mắc, trở ngại của các DN khi tiếp cận vốn vay ngân hàng bao gồm: Báo cáo Tài chính DN chưa đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng; DN không đủ tài sản thế chấp; kỳ hạn vay vốn không phù hợp, DN mới chưa có mối quan hệ gần gũi với NH, Lãi suất vay vốn còn cao, DN chưa có kế hoạch kinh doanh cụ thể... hay các vấn đề DN thường phàn nàn khi tiếp cận ngân hàng như NH có dịch vụ bảo lãnh vốn, Dịch vụ tín dụng chưa đa dạng, thiếu sản phẩm tín dụng phù hợp; Dịch vụ trợ tài chính-hỗ trợ DN chưa có chất lượng cao; Tiếp cận ngân hàng với nhiều thủ tục hành chính mất thời gian hay NH có sự ưu đãi các DN, FDI…

Thông qua các giải pháp tìm hiểu, lắng nghe, sẵn sàng cùng DN trò chuyện, trao đổi, tư vấn…đều được HDBank thay đổi và hóa giải mọi vướng mắc để hỗ trợ các DNNVV tối ưu nhất.

Số lượng khách hàng DNVVN tại HDBank đã liên tục tăng trưởng và đạt tỷ trọng dư nợ tín dụng lớn trong tổng dư nợ của HDBank những năm gần đây là một minh chứng cho thành công ngân hàng kết nối –hợp tác hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp trong hành trình xây dựng, phát triển thương hiệu Việt.

Có thể nói, với định hướng trở thành ngân hàng hàng đầu về SMEs, bán lẻ và tiêu dùng và hướng gần mục tiêu phục vụ 15 triệu DN vào 2021, HDBank trước hết ý thức mình cũng là 1 DN thương hiệu Việt, 1 định chế đang đi đầu về kết nối thương hiệu bằng nỗ lực mang đến lợi ích cao nhất của các khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư, cán bộ nhân viên và cộng đồng.

Đã là một thương hiệu Việt, thương hiệu ngân hàng lớn, HDBank luôn ý thức cùng cộng đồng doanh nghiệp xây dựng hệ sinh thái kinh doanh rộng mở và lành mạnh, góp phần xây dựng nhiều hơn nữa các thương hiệu giá trị, uy tín, có tầm ảnh hưởng lớn. Bởi một nền kinh tế mạnh, một quốc gia vững mạnh, trước hết phải có các thương hiệu mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ