Phó Thống đốc: 'Hết sức thận trọng với nới lỏng tiền tệ'

Nhàđầutư
Theo ông Đào Minh Tú, NHNN sẽ mở rộng tín dụng nếu nền kinh tế cần nhưng sẽ không giảm điều kiện cho vay. Doanh nghiệp gặp khó khăn nhiều mặt nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụng, đảm bảo nợ xấu không bùng nổ trong cả ngắn hạn và trung dài hạn.
N.THOAN
12, Tháng 10, 2021 | 16:49

Nhàđầutư
Theo ông Đào Minh Tú, NHNN sẽ mở rộng tín dụng nếu nền kinh tế cần nhưng sẽ không giảm điều kiện cho vay. Doanh nghiệp gặp khó khăn nhiều mặt nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụng, đảm bảo nợ xấu không bùng nổ trong cả ngắn hạn và trung dài hạn.

HB3

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú. Ảnh: NHNN

Tại hội nghị thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2021 ngày 12/10, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, tính đến ngày 7/10/2021, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 5,65% so với cuối năm 2020 và tăng 11,56% so với cùng kỳ.

Đến tháng 9/2021, các TCTD đã cho vay mới lãi suất thấp hơn trước dịch (trước 23/1/2020) với dư nợ trên 5,2 triệu tỷ đồng, cho 800.000 khách hàng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 1,7 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ đồng. Luỹ kế từ 23/1/2020 đến cuối tháng 27/9/2021, tổng số tiền lãi các TCTD đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 27.000 tỷ đồng.

Tính đến 7/10/2021, tín dụng toàn hệ thống tăng 7,42% so với cuối năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng 5,48%).

Về tái cơ cấu nợ theo Thông tư 01/2020, đến cuối tháng 9/2021, các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 278.000 khách hàng với dư nợ 238.000 tỷ đồng, luỹ kế giá trị nợ đã tái cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ 23/1/2020 khoảng 531.000 tỷ đồng.

Phó Thống đốc khẳng định, ngành ngân hàng đã hoạt động không ngừng nghỉ trong suốt giai đoạn dịch bệnh, đảm bảo lưu thông mạch máu nền kinh tế. Điều đáng mừng là Việt Nam đã dần kiểm soát được dịch bệnh, nền kinh tế đang dần mở cửa trở lại.

Từ đầu dịch bệnh đến nay, NHNN nhất quán quan điểm điều hành chính sách tiền tệ vì mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung mọi nguồn lực có thể để đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Từ thời điểm dịch bệnh bùng phát đến nay, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm bình quân 1,5-2%, hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD.

“Các NHTM đã thực hiện trách nhiệm xã hội khi trích từ lợi nhuận, từ tiết giảm chi phí khoảng 3.100 tỷ đồng để ủng hộ phòng chống dịch. Nếu cộng cả con số lãi suất đã giảm thì ngành ngân hàng đã hỗ trợ tới hơn 30.000 tỷ đồng cho nền kinh tế thời gian vừa qua”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Từ nay tới cuối năm, Phó Thống đốc khẳng định, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giữ an toàn hệ thống. Đây là nhiệm vụ vừa trước mắt, vừa lâu dài để tránh xảy ra những hệ luỵ về sau.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng tiếp tục triển khai chính sách, giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, sẵn sàng cung ứng vốn cho nền kinh tế. "Như vậy, một lúc ngành ngân hàng phải thực hiện 2 mục tiêu vừa giữ an toàn hệ thống, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vừa phải hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp. Cả 2 mục tiêu đều quan trọng và phải làm sao hài hoà được với nhau", Phó Thống đốc nói.

Đại diện NHNN cũng cho biết, cơ quan này vừa có văn bản trình Chính phủ về quan điểm, giải pháp đảm bảo các nhiệm vụ mà Nhà nước, Chính phủ giao với những giải pháp cụ thể, chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giức chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, đảm bảo thanh khoản hệ thống, vừa khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí, hỗ trợ giảm lãi suất cho vay thời gian tới.

Hết sức thận trọng với nới lỏng tiền tệ

Về công tác điều hành lãi suất những tháng cuối năm, Phó Thống đốc cho biết, lãi suất huy động cần đảm bảo phù hợp với mặt bằng chung, đảm bảo huy động được vốn từ dân chúng, cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, NHNN sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất như hiện tại, không đặt vấn đề hạ lãi suất đầu vào. Cùng với đó, kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp, kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro.

Về những quan điểm cho rằng NHNN phải nới lỏng thêm chính sách tiền tệ, Phó Thống đốc nhấn mạnh, thời điểm này cần hết sức thận trọng. Thực tiễn cho thấy, nếu hôm nay dễ dãi thì sẽ phải trả giá đắt gấp nhiều lần về sau. Vì vậy, NHNN sẽ mở rộng tín dụng nếu nền kinh tế cần nhưng sẽ không giảm điều kiện cho vay. Doanh nghiệp gặp khó khăn nhiều mặt nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụng, đảm bảo nợ xấu không bùng nổ trong cả ngắn hạn và trung dài hạn.

“Mong muốn được tiếp cận vốn của doanh nghiệp là chính đáng. Doanh nghiệp và ngân hàng có mối quan hệ cộng sinh, nên ngân hàng cũng muốn cho doanh nghiệp vay. Thông tư 14 ra đời nhằm giải quyết vấn đề đó. Tuỳ theo tình hình dịch bệnh, đến cuối năm nếu dịch bệnh có diễn biến mới thì NHNN có thể sửa Thông tư 01 thêm lần 3, 4, còn mốc thời gian đặt ra tại Thông tư 14 là để thị trường không ỷ lại”, Phó Thống đốc nói.

Về vấn đề nợ xấu, Phó thống đốc cho rằng, việc nợ xấu tăng cao khi doanh nghiệp không trả được nợ kịp thời, đầy đủ là hiển nhiên và đây là vấn đề lớn của nền kinh tế. Việc của ngân hàng là làm sao giải quyết hài hoà giữa mở rộng tín dụng nhưng không hạ chuẩn tín dụng để nợ xấu không phát sinh thêm? Đến thời điểm hiện tại, nợ xấu nội bảng khoảng 2%, tổng nợ xấu toàn nền kinh tế khoảng 8%. Đây là lý do tại sao NHNN yêu cầu các TCTD phải đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro cho khoản tái cơ cấu, đảm bảo xử lý 1 cách tích cực khi nợ xấu phát sinh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ