Phó Thống đốc: Cần tìm điểm cân bằng lãi suất và tỷ giá

Nhàđầutư
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, thời gian tới NHNN sẽ tìm điểm cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá, điều hành chặt chẽ, hợp lý nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát.
ĐÌNH VŨ
20, Tháng 09, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, thời gian tới NHNN sẽ tìm điểm cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá, điều hành chặt chẽ, hợp lý nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

dao-minh-tu

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú. Ảnh: VGP

Ngày 19/9, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 chính thức khai mạc với chủ đề "Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó".

Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh, nền kinh tế đang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72% (gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây), tạo áp lực rất lớn về tăng trưởng GDP cho 2 quý còn lại của năm; việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023, giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn. Nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2023 đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài. Trong nước, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã tới hạn… Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: "Đây đều là những vấn đề vừa cơ bản, dài hạn, vừa mang tính thời sự, cấp bách, đòi hỏi phải có giải pháp ứng phó ngay trong ngắn hạn và giải pháp căn cơ có tầm chiến lược lâu dài".

Đánh giá về bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, Jochen Schmittmann, Trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam và Lào cho rằng, dịch bệnh COVID-19 đã chấm dứt, giá năng lượng, giá lương thực đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, theo dự báo của IMF, việc siết chặt chính sách của các ngân hàng trung ương đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.

Theo đó, nếu lạm phát được duy trì trên toàn cầu, cần có chính sách tài khóa tiền tệ chặt chẽ hơn và điều này tác động đến nền kinh tế. Đối với Việt Nam, tăng trưởng GDP giảm xuống 3,7% trong những tháng đầu năm 2023, nhưng về tương lai, kinh tế Việt Nam có thể phục hồi, nhất là xuất khẩu và tín hiệu tích cực từ thị trường bất động sản. Tuy nhiên, ông Jochen Schmittmann cũng lưu ý, Việt Nam sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, nhu cầu hàng hóa giảm xuống ảnh hưởng đến thị trường, trong đó có thị trường lao động. Vì vậy, cần có giải pháp ứng phó phù hợp, trong đó cần có các chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn trong thời gian tới.

Đồng quan điểm, ông Jochen Schmittmann, Đại diện thường trú Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam phải có nhiều chính sách vĩ mô phù hợp đảm bảo hệ thống tài chính. Trong đó Ngân hàng nhà nước phải hết sức cẩn trọng về các chính sách tài chính, về các vấn đề lãi suất, thị trường liên ngân hàng…

Cụ thể, cần tăng cường thực thi chính sách, giải quyết điểm nghẽn đầu tư công, đặc biệt sử dụng đất. Bên cạnh đó, cần tìm lại niềm tin của nhà đầu tư cả nước ngoài lẫn trong nước vào Việt Nam; tăng cường các cơ chế tái cơ cấu doanh nghiệp; xây dựng khuôn khổ thanh lý doanh nghiệp; các biện pháp giải quyết nợ mà không cần qua tòa án, có các biện pháp thanh lý nợ hợp lý.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh, chưa bao giờ việc điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như thời gian qua. Việc điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới đã ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, nhất là sau 2 năm đại dịch COVID-19 và tình hình sản xuất của thế giới.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua rất linh hoạt, thận trọng, chắc chắn, thực hiện các mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là phối hợp với các chính sách vĩ mô khác để đảm bảo sự cạnh tranh cũng như đảm bảo sự phấn đấu của các Ngân hành Thương mại (NHTM) và các doanh nghiệp trong nền kinh tế. 

"Điều hành lãi suất là khó nhất trong điều hành kinh tế của lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ. Căn cứ theo chỉ đạo của Chính phủ và căn cứ vào tình hình thực tế của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, đồng thời tạo dư địa, tạo thanh khoản cho thị trường, cho nền kinh tế, đặc biệt thanh khoản cho các tổ chức tín dụng để tạo dư địa cho các NHTM có giá vốn rẻ để có thể cho vay lãi suất thấp", Phó Thống đốc nói.

Chia sẻ về định hướng chính sách tiền tệ thời gian tới, Phó Thống đốc nhấn manh, năm 2023, NHNN đã nới rất rộng hạn mức tăng trưởng tín dụng, tạo thông điệp rằng tín dụng sẵn sàng hỗ trợ và mở rộng cho các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục duy trì quan điểm điều hành như thời gian qua. Và điều quan trọng là tìm điểm cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá, điều hành chặt chẽ, hợp lý nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ