Phát triển logistics miền Trung: Liên kết để phát triển
Các chuyên gia cho rằng, các tỉnh miền Trung cần có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics như nâng cấp, xây dựng mới cảng biển, cảng hàng không và một số trung tâm logistics, kho bãi...
Cần tránh tình trạng đầu tư riêng lẻ
Theo các chuyên gia đánh giá, số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tăng tương đối nhanh ở khu vực miền Trung. Song, các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, manh mún, rất ít nhà cung cấp dịch vụ logistics có đội xe lớn, năng lực, công nghệ còn hạn chế và đang đứng trước nhiều khó khăn trở ngại.
TS. Phan Thị Sông Thương, Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ cho biết, các tỉnh miền Trung cần có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics như nâng cấp và xây dựng mới cảng biển, cảng hàng không và một số trung tâm logistics, kho bãi, kết nối giao thông...
"Việc lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực để đạt được hiệu quả cao, đảm bảo hệ thống kho bãi, trung tâm logistics, các cảng và ga hàng hóa được hiện đại hóa, đủ công suất đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics cho luồng hàng hóa, container trên địa bàn thành phố, các tỉnh lân cận và các quốc gia trong khu vực", TS. Hương nói và cho biết, đơn giản hóa cơ chế quản lý tránh tình trạng chồng chéo trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan liên quan.
TS. Hương cho biết thêm, các địa phương cũng cần liên kết thu hút đầu tư trong xây dựng mới và cải thiện cơ sở hạ tầng logistics theo hướng tăng cường sự kết nối giữa các địa phương trong vùng cũng như kết nối giữa vùng với các vùng khác, khu vực và thế giới.

Các tỉnh miền Trung cần có chính sách ưutiên thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics. Ảnh: T.V.
Tương tự, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tuấn, Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam cho rằng, cần có thêm mô hình hợp tác quản trị để giải quyết các xung đột và cạnh tranh về thể chế, sự hợp tác kém trong lập quy hoạch, triển khai dự án, sử dụng nguồn lực... Cùng với đó, có thể thành lập Ủy ban Quản lý vùng về logistics có đủ thẩm quyền và cơ chế làm việc hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa các tỉnh thành trong vùng.
"Cần tránh tình trạng đầu tư riêng lẻ, tự phát gây lãng phí nguồn lực. Hình thành và liên kết các trung tâm logistics của vùng thông qua việc đầu tư phát triển đồngbộ và kết cấu giao thông. Ngoài ra, các địa phương nên chú trọng nâng cấp công nghệ xếp dỡ container chuyên nghiệp, hiện đại để thu hút lượng hàng từ Tây Nguyên và các nước thuộc vùng tam giác phát triển", ông Tuấn đề xuất.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc VCCI Đà Nẵng cho biết, các địa phương miền Trung cần chú trọng thu hút đầu tư đối với khối tư nhân theo hình thức PPP. Việc kêu gọi doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư trong giai đoạn là cần thiết để phát triển lĩnh vực logistics.
"Huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân sẽ mang lại hiệu quả bởi doanh nghiệp cũng sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm một phần. Cùng với đó là công tác quản trị của doanh nghiệp luôn được triển khai tốt, liền mạch", ông Quang nhận định.
Giải bài toán nguồn nhân lực
Là ngành xương sống của nền kinh tế, đặc biệt các địa phương miền Trung đều có định hướng phát triển logistics trở thành ngành mũi nhọn. Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực thiếu hụt của ngành logistics ở miền Trung và cả nước đang là thách thức không nhỏ cho tốc độ phát triển của ngành này.
Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, việc phát triển ngành logistics cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ logistics. Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics phải xác định rõ danh mục dịch vụ mà mình cung cấp, khách hàng phục vụ, cơ sở hạ tầng chung có thể chia sẻ, góp phần tạo ra các điều kiện thuận lợi về mặt khoảng cách và về mặt mạng lưới khách hàng có thể hợp tác hiệu quả với nhau hoặc có thể sử dụng các dịch vụ của nhau một cách thuận tiện.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cần xây dựng nội dung và các phương án trong hợp tác vận hành nhằm tăng cường hợp tác, nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng, chia sẻ năng lực cung cấp, chia sẻ thông tin về các luồng hàng hóa, tối ưu hóa các luồng hàng hóa giữa các trung tâm, xây dựng các phương án phân luồng và tích tụ các dòng vận tải.
"Phải có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics để thiết kế và vận hành các dịch vụ logistics đảm bảo sự phát triển bền vững và mang lại giá trị cao trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics cho doanh nghiệp", Sở Công Thương Bình Định cho hay.
Ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam Lê Duy Hiệp đề xuất, các địa phương lớn như Hà Nội, TP.HCM đang có nhiều cơ sở đào tạo hơn, còn lại các vùng khác thì đang thiếu. Cho nên cần có sự cân bằng và trợ giúp cho các địa phương.
"Ví dụ như Đà Nẵng, Hiệp hội cũng sẵn sàng giúp đỡ, phối hợp và hỗ trợ địa phương trong phát triển logistics. Tôi cũng kêu gọi các trường Đại học Ngoại thương, Đại học Giao thông vận tải có chương trình hỗ trợ cụ thể cho khu vực miền Trung để đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay nguồn nhân lực tại miền Trung rất là thiếu", ông Hiệp chia sẻ.
Theo ông Hiệp, từ góc độ quản lý doanh nghiệp và Hiệp hội đang có trên 800 hội viên, tuy nhiên việc tìm kiếm các nhân lực trong ngành logistics, đặc biệt là các nhân sự chuyên ngành, quản lý chung cao cấp đang rất thiếu. Vì vậy, các chính sách kêu gọi, thu hút người giỏi để làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ của ngành cũng rất quan trọng.
Ông Trần Chí Dũng, Nhóm Phát triển bền vững và Chuyển đổi số, Liên đoàn Giao nhận Vận tải ASEAN đánh giá, bối cảnh hiện nay rất thuận lợi vì nhà đầu tư quốc tế đổ về Việt Nam rất nhiều. Nhưng vừa rồi đã xảy ra hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp xuống đơn hàng rất nhiều. Rõ ràng là chúng ta đang thấy rõ các cơ hội nhưng đi kèm theo đó là các thách thức.
Theo ông Dũng, để giải bài toán nhân lực logistics cần tập trung ở 3 nội dung chính: Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp logistics để chuẩn hóa đào tạo; chú trọng đào tạo giảng viên - lực lượng nòng cốt đào tạo cho nhân lực logistics; tạo môi trường thực tập thực tế cho sinh viên - học kết hợp với thực tế.
"Phải tập trung vào xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp. Trước tiên các trường phải tìm hiểu xã hội, doanh nghiệp cần gì, muốn đội ngũ nhân lực như thế nào, để từ đó xây dựng tiêu chuẩn. Việt Nam đang xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp về logistics nhưng rất chậm", ông Dũng nói.
- Cùng chuyên mục
Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch
Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.
Đầu tư - 26/03/2025 17:56
2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.
Đầu tư - 26/03/2025 17:07
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.
Đầu tư - 26/03/2025 14:49
Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật
Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 14:19
Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.
Đầu tư - 26/03/2025 11:34
Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp
Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…
Bất động sản - 26/03/2025 11:00
Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?
Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 09:43
Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?
Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.
Đầu tư - 26/03/2025 09:39
Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế
Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 25/03/2025 20:29
Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đầu tư - 25/03/2025 15:46
Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đầu tư - 25/03/2025 15:18
Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.
Đầu tư - 25/03/2025 10:00
Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đầu tư - 25/03/2025 07:02
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
Sáp nhập các tỉnh thành có thể tạo "cú hích" lớn cho thị trường bất động sản, là cơ hội cho những nhà đầu tư muốn đặt cược vào thị trường. Nhưng, "cuộc chơi" này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, để lại những thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.
Đầu tư - 24/03/2025 13:03
Đà Nẵng hoàn thành chung cư xã hội hơn 220 tỷ cho người có công
Chung cư xã hội cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 223 tỷ đồng, đã hoàn thành và đang thực hiện các thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng.
Đầu tư - 24/03/2025 10:27
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago