Phát triển EVN, Viettel, Mobifone thành 'sếu đầu đàn'

Nhàđầutư
Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa trình Thủ tướng dự thảo đề án để phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu. Theo đó, chọn EVN, Viettel, Mobifone đại diện ba lĩnh vực viễn thông, năng lượng, công nghiệp quốc phòng tham gia thí điểm chính sách riêng.
GIA ANH
21, Tháng 12, 2020 | 08:30

Nhàđầutư
Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa trình Thủ tướng dự thảo đề án để phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu. Theo đó, chọn EVN, Viettel, Mobifone đại diện ba lĩnh vực viễn thông, năng lượng, công nghiệp quốc phòng tham gia thí điểm chính sách riêng.

EVN-1

Tập đoàn EVN cùng Viettel, Mobifone được đề xuất thí điểm để trở thành "sếu đầu đàn". 

Phải là người mở đường, dẫn dắt

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu của đề án là nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của các doanh nghiệp được chọn đối với các thành phần kinh tế khác.

Theo đề án, ba "ông lớn" Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Tổng công ty Viễn thông Viettel được lựa chọn thí điểm chính sách riêng, đại diện ba lĩnh vực, gồm năng lượng, viễn thông và công nghiệp quốc phòng. Các doanh nghiệp này được xác định sẽ có vai trò "sếu đầu đàn", sẽ phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt doanh nghiệp nhà nước trong việc hình thành và mở rộng chuỗi sản xuất, cung ứng, chuỗi giá trị trong nước cũng như quốc tế.

Cụ thể, 5 tiêu chí xác định một "doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn", theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, gồm: Vốn điều lệ trên 1.800 tỷ đồng; Có khả năng mở rộng thị trường hoặc tăng được thị phần, đạt thị phần đủ lớn để có khả năng chi phối thị trường (Bộ đề xuất mức chiếm thị phần từ 30% trở lên); Có hệ thống quản trị tốt như đạt yêu cầu tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, áp dụng khoa học - công nghệ...; Hoạt động trong những ngành có tính chất lan tỏa, dẫn dắt (không thuộc ngành, lĩnh vực nhà nước độc quyền) như kết cấu hạ tầng kinh tế, công nghiệp, năng lượng, viễn thông, tài chính ngân hàng...; Là công ty 100% vốn nhà nước hoặc có vốn góp, cổ phần chi phối của nhà nước (ưu tiên các doanh nghiệp đã đa dạng hóa sở hữu hoặc có khả năng đa dạng hóa sở hữu trong thời gian tới, nhà nước sẽ nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên).

Về lựa chọn Mobifone, EVN, Viettel, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, ngoài đáp ứng 5 tiêu chí trên còn xuất phát từ yêu cầu, định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm tới, để từ đó đưa ra chính sách để hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp. "Đây là các ngành, lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của một quốc gia khi cung cấp nguyên liệu đầu vào không thể thiếu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong thời kỳ chuyển đổi số, cách mạng 4.0 và đảm bảo quốc phòng", cơ quan soạn thảo đề án cho hay.

Trong lĩnh vực viễn thông, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề xuất Tổng công ty Viễn thông Mobifone bởi đây là doanh nghiệp có tình hình tài chính và kết quả kinh doanh tốt trong 3 doanh nghiệp viễn thông. Đồng thời, Mobifone có công nghệ và hệ thống quản trị tốt do trước đây đã được kế thừa các kinh nghiệm quản trị của Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển) theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

Ngoài ra, định hướng đầu tư của Mobifone sẽ tập trung chuyển đổi số rất mạnh và xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ. "Đây là một yếu tố sẽ thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời, nó cũng là điều kiện để hình thành chuỗi liên kết và thực hiện vai trò dẫn dắt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và dữ liệu", Bộ cho biết.

Trong lĩnh vực năng lượng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được chọn vì có sản lượng điện sản xuất của tất cả các nhà máy điện thuộc EVN chiếm tỷ trọng gần 50% sản lượng điện toàn quốc. Ngoài ra, EVN cũng có kinh nghiệm chuyên môn và thực tế đầu tư trong lĩnh vực điện, đặc biệt là năng lượng sạch.

Với lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, đề án chọn Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel) vì là đơn vị hàng đầu trong nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất, chuyển giao công nghệ, xuất nhập khẩu các sản phẩm trang thiết bị kỹ thuật quân sự và các mặt hàng lưỡng dụng phục vụ quốc phòng và dân sự.

Đồng thời, Viettel đang định hướng xây dựng và phát triển lĩnh vực công nghiệp, tập trung vào 3 mảng, gồm công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, công nghiệp điện tử viễn thông, công nghiệp an ninh mạng. Viettel đặt mục tiêu, từ nay đến năm 2025 nằm trong top 80 doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động quốc phòng cao trên thế giới.

Giải pháp thực hiện

Để ba biến "ông lớn" Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Tổng công ty Viễn thông Viettel "sếu đầu đàn", Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định ưu tiên đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Mobifone để phát huy vai trò dẫn dắt. Cơ quan này sẽ báo cáo Thủ tướng bổ sung Mobifone vào danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng do nhà nước nắm cổ phần, vốn góp chi phối. Đồng thời không thực hiện lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài cho nhà mạng này.

Với EVN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thành lập tổ hợp, trong đó có vai trò của EVN trong việc nghiên cứu dự án năng lượng điện gió ngoài khơi, cũng như khuyến khích SCIC phối hợp với EVN để đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, có sự tham gia của PVN...

Với Viettel, đề án đề xuất giải pháp nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển công nghiệp quốc phòng. Trong đó, quỹ được hình thành từ nguồn lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Viettel sử dụng quỹ để phục vụ các hoạt động liên quan đến phát triển công nghiệp quốc phòng. Đồng thời, nghiên cứu hình thành Quỹ đổi mới sáng tạo, đầu tư mạo hiểm cho Viettel, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao.

Từ năm 2005 đến nay, 13 tập đoàn kinh tế nhà nước được thí điểm thành lập. Những doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn này theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có những đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội, điều tiết vĩ mô, ổn định giá cả... nhưng còn nhiều vấn đề trong khung pháp lý.

"Mô hình tổ chức và hoạt động vẫn còn nhiều bất cập, kết quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, năng lực cạnh tranh còn thấp", Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Do đó, đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn bộ đang dự thảo mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động cho các tập đoàn, tổng công ty, mở đường, dẫn dắt cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Trao đổi với Nhadautu.vn, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, EVN, Viettel, Mobifone là ba doanh nghiệp lớn, đại diện ba lĩnh vực viễn thông, năng lượng, công nghiệp quốc phòng uy tín và hàng đầu hiện nay. "Việc thí điểm là cần thiết,  có như vậy mới nâng cao vài trò, ví trí của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Từ đó dẫn dắt, là sếu đầu đàn, vì sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng", một chuyên gia cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ