Phát huy vai trò ngành dầu khí trong chiến lược phát triển đất nước thời kỳ mới

TS.NGUYỄN ANH TUẤN
07:41 01/09/2019

Nước ta đang xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm lần thứ 4 (đến năm 2030 - tầm nhìn 2045). Chất lượng của chiến lược và hiệu quả thực thi chiến lược là yếu tố quan trọng đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, giàu mạnh.

Screen Shot 2019-08-31 at 11.52.02 PM

Có nhiều vấn đề được đặt ra đối với việc nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển đất nước lần này, trong đó việc xác định đúng vai trò của ngành dầu khí và đề ra giải pháp phù hợp để phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu của ngành công nghiệp này trong công cuộc phát triển đất nước có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Nhìn lại vai trò của ngành dầu khí trong gần 35 năm Đổi mới

Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là năm 1986 - thời điểm Đảng ta khởi xướng công cuộc Đổi mới cũng là năm Việt Nam khai thác được tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ và chính thức ghi danh vào danh sách các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới. Sự trùng hợp này cho thấy, cả tư duy đổi mới, cũng như sự chuẩn bị cho việc hình thành ngành dầu khí Việt Nam đã phôi thai từ trước đó rất lâu để cùng tạo nên dấu mốc trọng đại, tạo bước ngoặt cho sự phát triển đất nước. Nếu như tư duy đổi mới đã cởi trói, loại bỏ các rào cản, khơi dậy động lực cho phát triển, thì sự ra đời của ngành dầu khí là một trong những cách gỡ nút thắt cho nền kinh tế trong bối cảnh các nước XHCN Đông Âu và tiếp đó là Liên Xô tan rã, Việt Nam mất đi chỗ dựa và nguồn viện trợ mang tính sống còn từ các quốc gia này.

Trong gần 35 năm qua, đồng hành cùng đất nước trong công cuộc Đổi mới, ngành dầu khí Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ, đóng góp cho Ngân sách nhà nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, qua đó góp phần đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng và kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa cũng đã góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Về an ninh năng lượng, từ năm 1991 với sản lượng dầu khai thác được 3,96 triệu tấn, Việt Nam đã bắt đầu cân đối được nhập khẩu trong bối cảnh nguồn thu ngoại tệ cực kỳ khan hiếm, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt. Trong những năm gần đây, lĩnh vực công nghiệp khí cung cấp khoảng 9-11 tỷ m3 khí mỗi năm cho nền kinh tế, trong đó cho sản xuất 35% sản lượng điện quốc gia và gần 80% khi cho các hộ tiêu dùng của cả nước.

Đối với Ngân sách nhà nước, trong nhiều năm ngành dầu khí đóng góp trên 20% tổng thu và từ năm 2015 đến nay khoảng 9-11% tổng thu ngân sách của cả nước.

Thông qua hoạt động đầu tư và hợp tác quốc tế, đến nay ngành dầu khí Việt Nam đã thu hút được hơn 45 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với hơn 100 hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí, qua đó bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển và thúc đẩy chuyển giao công nghệ để hình thành và phát triển ngành dầu khí Việt Nam.

Những đóng góp của ngành dầu khí đối với sự phát triển đất nước qua các thời kỳ trong suốt 35 năm qua là hết sức to lớn. Phủ nhận vai trò và sự đóng góp đó là có lỗi với các thế hệ cán bộ, chuyên gia và công nhân kỹ thuật các thế hệ ngành dầu khí đã nỗ lực cống hiến hết mình vì sự phát triển, phồn thịnh của quốc gia.

Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng trong hoạt động của ngành dầu khí còn những yếu kém và khuyết điểm, nhất là trong công tác quản trị, điều hành sản xuất kinh doanh và trong đầu tư phát triển. Những khuyết điểm đó đã gây thiệt hại về tài sản, làm tổn thất uy tín của Tập đoàn và tạo sóng gió dư luận đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Ở thời điểm hiện tại, những khuyết điểm, yếu kém đó đã được nhận diện, có địa chỉ cụ thể và cần phải được xem là bài học quý giá đối với các thế hệ lãnh đạo tiếp theo.

Nhìn về phía trước

Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2045 đang được xây dựng và còn phải chờ đến Đại hội XIII của Đảng thông qua. Song thực trạng kinh tế - xã hội, bối cảnh trong nước và quốc tế đang đòi hỏi đó phải là một chiến lược chỉ đường cho đất nước phát triển nhanh và bền vững, gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Để thực hiện thành công các mục tiêu cơ bản đó, không thể thiếu sự đóng góp của ngành dầu khí.

Mục tiêu “phát triển nhanh” xuất phát từ thực tế là dù đã ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp nhưng nguy cơ tụt hậu của nước ta vẫn còn rất lớn. Năm 2018 thu nhập quốc dân đầu người của Việt Nam mới bằng 23% của Malaysia hay 8,6% của Hàn Quốc. Dự báo năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 3.000 USD vẫn còn là mức rất thấp trong khung của nhóm nước có thu nhập trung bình là từ 2.000 đến 14.000 USD. Giả định khung thu nhập này không thay đổi và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt bình quân 7%/ năm trong 10 năm tới, thì đến năm 2030 GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng chỉ đạt khoảng 6.000 USD, tức còn rất xa mới ra khỏi nhóm có thu nhập trung bình.

Mặc dù tăng trưởng bình quân 7%/năm không phải là mục tiêu quá cao so với lợi thế và tiềm năng của đất nước trong bối cảnh có nhiều cơ hội mới được mở ra từ cách mạng công nghiệp 4.0 và từ hội nhập quốc tế, nhưng thực tiễn cho thấy để đạt được tốc độ tăng trưởng này là không dễ do độ trễ của chính sách và tuỳ thuộc vào mức độ đổi mới tư duy, cũng như khả năng hành động.

Ngành dầu khí với tiềm năng to lớn và cơ sở vật chất kỹ thuật khá hiện đại hoàn toàn có khả năng để tiếp tục đóng vai trò là ngành công nghiệp đầu tàu, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ tới. Đóng góp của ngành dầu khí cho nền kinh tế sẽ tuỳ thuộc vào sự lớn mạnh về quy mô, cũng như năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của toàn ngành. Điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực to lớn và kịp thời của cả ngành dầu khí và của các cơ quan chức năng của Chính phủ.

Về phía ngành dầu khí, trước hết phải thực hiện tái cấu trúc toàn diện PVN và các đơn vị thành viên, kiện toàn đội ngũ nhân sự lãnh đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh; giải quyết dứt điểm các dự án đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; đẩy nhanh quá trình thoái vốn ngoài ngành để tập trung nguồn lực cho các dự án cấp bách trọng điểm; tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án có chọn lọc để gia tăng năng lực thăm dò, khai thác dầu khí, nhất là tại các mỏ nước sâu, xa bờ; rà soát, điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo hiệu quả.

Về phía Nhà nước, cần xác định rõ vai trò quan trọng của ngành dầu khí đối với công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước, từ đó hoàn chỉnh luật pháp và có cơ chế chính sách hợp lý tạo điều kiện cho ngành dầu khí phát triển, nhất là cơ chế chính sách về đầu tư, tài chính, lập quỹ và hỗ trợ rủi ro trong hoạt động thăm dò, khai thác tại các mỏ nhỏ, xa bờ trong điều kiện các mỏ lớn đã suy giảm sau 30 năm khai thác.

Để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi ngành dầu khí phải chuyển dịch cơ cấu đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển xanh, đa dạng hóa sản phẩm, coi trọng lĩnh vực dịch vụ dầu khí. Đây là điều không dễ, cần được quan tâm nghiên cứu để đưa ra hệ thống giải pháp đồng bộ, hữu hiệu cho giai đoạn phát triển mới, nhất là các giải pháp về công nghệ và chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển thị trường.

Khó khăn, thách thức phía trước còn rất lớn, nhưng những gì đang diễn ra cho thấy ngành dầu khí Việt Nam đang chuyển mình sang trang mới với quyết tâm và hoài bão mới vì sự giàu mạnh của đất nước. Đó cũng chính là hành động thiết thực nhằm thực hiện ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngành dầu khí Việt Nam cách đây 60 năm và về một đất nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” trong Di chúc của Người 50 năm trước.

  • Cùng chuyên mục
Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Đây là bước tiến mới về đầu tư nâng cấp thiết bị chuyên dụng trong chiến lược phát triển của cảng nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ, gia tăng hiệu quả chuỗi dịch vụ logistics, đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa không ngừng tăng qua khu vực cảng biển tại miền Trung.

Doanh nghiệp - 18/05/2024 10:21

[Café Cuối tuần] Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Việc lợi cho dân sao thực hiện quá chậm?

[Café Cuối tuần] Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Việc lợi cho dân sao thực hiện quá chậm?

Chính sách tốt về năng lượng tái tạo và mô hình mua bán điện trực tiếp sẽ không chỉ giúp Việt Nam tiết kiệm chi phí và tăng cường lợi thế xuất khẩu mà còn tạo ra sự phát triển bền vững cho số đông, đồng thời góp phần vào nỗ lực toàn cầu trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Sự kiện - 18/05/2024 09:58

Khánh Hoà: Thị trường bất động sản khởi sắc, nhà đầu tư quay trở lại

Khánh Hoà: Thị trường bất động sản khởi sắc, nhà đầu tư quay trở lại

Nhiều quy hoạch quan trọng được phê duyệt gần đây đã giúp thị trường bất động sản Khánh Hòa khởi sắc, nhà đầu tư quay trở lại thị trường.

Doanh nghiệp - 18/05/2024 09:06

Le Grand Jardin: Căn hộ xanh hướng tới xây dựng cộng đồng cư dân văn minh

Le Grand Jardin: Căn hộ xanh hướng tới xây dựng cộng đồng cư dân văn minh

Các chủ nhân căn hộ tại tổ hợp căn hộ cao cấp Le Grand Jardin (Sài Đồng, Long Biên) đều đánh giá cao không gian xanh rộng lớn, căn hộ đa tiện ích và phong cách sống văn minh, hiện đại tại một trong những tổ hợp căn hộ cao cấp nổi bật nhất khu vực phía Đông của Thủ đô.

Doanh nghiệp - 18/05/2024 08:59

VN-Index tăng điểm 4 tuần liên tiếp

VN-Index tăng điểm 4 tuần liên tiếp

VN-Index ghi nhận một tuần giao dịch tích cực khi tăng và vượt mốc 1.270 điểm, nhưng bắt đầu xuất hiện áp lực chốt lời và khối ngoại bán ròng.

Tài chính - 18/05/2024 07:33

Lãnh đạo Vietnam Airlines: 'Ngành hàng không chỉ lãi 1 USD mỗi khách'

Lãnh đạo Vietnam Airlines: 'Ngành hàng không chỉ lãi 1 USD mỗi khách'

Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines nhấn mạnh giá vé máy bay dù tăng nhưng vẫn cách rất xa mức trần theo quy định. Điểm đáng chú ý là 76% chi phí đến từ nhiên liệu và thiết bị bay, nhưng hãng hàng không lại không kiểm soát được 2 yếu tố này.

Tài chính - 18/05/2024 07:32

Tỷ phú người Séc bí ẩn và thương vụ khó nhằn Royal Mail của người Anh

Tỷ phú người Séc bí ẩn và thương vụ khó nhằn Royal Mail của người Anh

Royal Mail có từ thời Tudors. Tổ chức này vận hành dịch vụ bưu chính ở Anh kể từ triều đại của vua Henry VIII. Giờ đây, Royal Mail đang được rao bán cho tỷ phú người Séc, Daniel Křetínský, làm dấy lên lo ngại về số phận của hàng nghìn công nhân và một dịch vụ quốc gia quan trọng, theo CNN.

Phong cách - 18/05/2024 07:30

EU điều tra bán phá giá hàng loạt hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc

EU điều tra bán phá giá hàng loạt hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc

Liên minh châu Âu đã mở cuộc điều tra các sản phẩm sắt hoặc thép cán phẳng được mạ hoặc tráng thiếc từ Trung Quốc trong nỗ lực mới nhất nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Ngoài ra, hàng loạt sản phẩm khác của Trung Quốc cũng bị điều tra xem có nhận trợ cấp từ Chính phủ Trung Quốc hay không?

Thị trường - 18/05/2024 06:20

Doanh nhân 8X Đỗ Quang Vinh muốn làm bệnh viện 220 tỷ tại quê nhà Quảng Trị

Doanh nhân 8X Đỗ Quang Vinh muốn làm bệnh viện 220 tỷ tại quê nhà Quảng Trị

CTCP Dịch vụ y tế Hoàn Mỹ của doanh nhân Đỗ Quang Vinh vừa gửi hồ sơ đề nghị được xây dựng dự án Bệnh viện đa khoa 245 tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) với tổng vốn đầu tư 220 tỷ đồng.

Đầu tư - 18/05/2024 06:20

Chính phủ thông qua đề nghị Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7

Chính phủ thông qua đề nghị Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7

Sau Luật Đất đai, Chính phủ vừa thông qua đề nghị thi hành sớm các Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Đất đai đai từ ngày 1/7, sớm nửa năm so với thời gian mà Quốc hội đã thông qua.

Sự kiện - 18/05/2024 06:18

NHNN chính thức thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

NHNN chính thức thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.

Tài chính - 17/05/2024 19:30

Quảng Ninh hướng đến mục tiêu đạt 20.000 doanh nghiệp

Quảng Ninh hướng đến mục tiêu đạt 20.000 doanh nghiệp

Để thực hiện được mục tiêu toàn tỉnh có 20.000 doanh nghiệp trong bối cảnh tình hình kinh tế nhiều khó khăn, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp cụ thể để gỡ khó, đồng hành cùng doanh nghiệp.

Đầu tư - 17/05/2024 17:39

Quảng Ngãi 'thúc' QISC giải quyết nợ tạm ứng quá hạn

Quảng Ngãi 'thúc' QISC giải quyết nợ tạm ứng quá hạn

UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản về việc xử lý nợ tạm ứng quá hạn của Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (QISC), liên quan đến 4 dự án nằm trên địa bàn tỉnh.

Tài chính - 17/05/2024 15:47

Petrovietnam sẵn sàng tâm thế chinh phục những đỉnh cao mới

Petrovietnam sẵn sàng tâm thế chinh phục những đỉnh cao mới

Mới đây, Đảng ủy Petrovietnam (Đảng ủy Tập đoàn) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, phát động thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Doanh nghiệp - 17/05/2024 14:53

Cổ phiếu ngành chăn nuôi tăng ‘bốc đầu’ theo giá thịt heo

Cổ phiếu ngành chăn nuôi tăng ‘bốc đầu’ theo giá thịt heo

Triển vọng ngành chăn nuôi năm 2024 sáng đến từ việc giá thịt heo tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào cho thức ăn chăn nuôi giảm. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng thắng lớn năm nay.

Tài chính - 17/05/2024 14:53

Chủ dự án T&T City Millenia báo lãi 78 tỷ đồng năm 2023

Chủ dự án T&T City Millenia báo lãi 78 tỷ đồng năm 2023

Công ty cổ phần Thái Sơn – Long An ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2021 chỉ 7,1 tỷ đồng, qua năm 2022 đạt 57,6 tỷ và năm 2023 tăng lên 78,4 tỷ đồng.

Tài chính - 17/05/2024 14:50