PGS.TS Trần Hoàng Ngân: Doanh nghiệp đã tìm được lối đi riêng nhưng cần thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ

Nhàđầutư
“Trải qua đợt dịch vừa qua, doanh nghiệp đã tìm được lối đi riêng, thích ứng linh hoạt và đã chủ động hơn trong công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng rất cần sự hỗ trợ hơn nữa từ Chính phủ để tăng khả năng thích ứng an toàn…”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân chia sẻ.
MAI BÙI
14, Tháng 12, 2021 | 06:00

Nhàđầutư
“Trải qua đợt dịch vừa qua, doanh nghiệp đã tìm được lối đi riêng, thích ứng linh hoạt và đã chủ động hơn trong công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng rất cần sự hỗ trợ hơn nữa từ Chính phủ để tăng khả năng thích ứng an toàn…”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân chia sẻ.

Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt đời sống, kinh tế, xã hội, sức khỏe và tính mạng người dân. Nhưng có thể thấy, trong bối cảnh đó, cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước đã chung tay phòng chống dịch, đặc biệt là ở TP.HCM.

Ngay từ đầu, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã cử những đoàn chỉ đạo trực tiếp công tác phòng, chống dịch tại TP.HCM. Sau đó, hỗ trợ nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ y, bác sĩ từ tuyến Trung ương, đội ngũ quân y đến TP.HCM hỗ trợ công tác phòng chống dịch.

Trải qua cơn “bạo bệnh”, doanh nghiệp (DN) ở TP.HCM đã dần trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới. DN đã tìm được lối đi riêng, thích ứng linh hoạt và đã chủ động hơn trong công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, DN cũng rất cần sự hỗ trợ hơn nữa từ Chính phủ để tăng khả năng thích ứng an toàn, vượt qua đại dịch và hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

pgs-ts-tran-hoang-ngan

PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM. Ảnh: Quang Phúc

Doanh nghiệp đã tự tin hơn và tìm được lối đi riêng

Chia sẻ tại buổi Tọa đàm "Sản xuất an toàn trong đại dịch" PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, giải pháp quan trọng nhất mà chúng tôi đánh giá cao là dồn nguồn vaccine có được của cả nước cho TP.HCM. Nhờ điều đó mà TP.HCM là địa phương phủ vaccine mũi 1 sớm nhất và cho đến nay vaccine mũi 1 đã phủ 100%, vaccine mũi 2 đã phủ được gần 90% người từ 18 tuổi trở lên và đang triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Đồng thời, nguồn thuốc điều trị cũng được hỗ trợ, đặc biệt là các túi thuốc được ưu tiên cho trung tâm của diểm dịch tại TP.HCM. Điều đó thể hiện trong quá trình vừa qua, TP.HCM luôn nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp về nguồn lực, nhân lực, vật lực để chung sức với TP.HCM.

Với sự hỗ trợ của Trung ương, TP.HCM sẽ nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để xứng đáng là đầu tàu kinh tế quan trọng của cả nước, là trung tâm thương mại, dịch vụ khoa học công nghệ, văn hóa giáo dục.

Nhắc đến những điểm nóng trong đại dịch COVID-19 vừa qua, đặc biệt là đợt dịch thứ 4, PGS.TS Trần Hoàng Ngân nhìn nhận, chúng ta vẫn còn những nỗi đau, trong đó có sự mất mát của những những người dân TP.HCM. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn đến sự vươn lên, sự tìm tòi, chịu khó, vượt qua thách thức của đội ngũ doanh nhân.

pgs-ts-tran-hoang-ngan-1

 

Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 chưa từng có trong tiền lệ, để thích ứng, DN cần phải có thời gian. Bước đầu các DN tại TP.HCM còn có nhiều khó khăn, nhưng sau một thời gian các DN đã tìm được lối đi của mình. Sau khi lực lượng lao động được phủ vaccine thì DN đã tự tin hơn rất nhiều trong phục hồi sản xuất kinh doanh.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân

Thời điểm đó, doanh nhân TP.HCM tuy bị ảnh hưởng rất nặng nề của COVID-19, DN phải đóng cửa, ngừng hoạt động nhưng đội ngũ doanh nhân chung sức, hỗ trợ nguồn lực với TP.HCM để kiểm soát dịch bệnh. Song song, TP.HCM thực hiện các giải pháp như “3 tại chỗ”, hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”, các DN vẫn duy trì một số hoạt động sản xuất trong lúc có dịch, có thể hình dung là vừa duy trì sản xuất trong lúc có “chiến tranh”.

Sau khi TP.HCM đã phủ được vaccine, kiểm soát được dịch bệnh thì chuyển sang thích ứng an toàn linh hoạt, DN bắt tay vào khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến nay, 88 dự án trong khu công nghệ cao với khoảng 48.000 lao động đã khôi phục lại 100% hoạt động.

Trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, có 1.408/1.412 doanh nghiệp đã hoạt động với số lượng lao động lên tới trên 280.000 lao động, chỉ còn 4 DN, cho thấy thành phố đã bắt nhịp.

“Các DN đã bắt đầu hoạt động trở lại để thực hiện nhanh các đơn đặt hàng từ khu vực Hoa Kỳ, châu Âu và các nước cho mùa đông và Giáng sinh. Kim ngạch xuất nhập khẩu của chúng ta tiếp tục tăng cao trong thời gian vừa qua. Năm nay chúng ta kỳ vọng đạt mức kỷ lục 640 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân nói.

Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, đây là đợt bùng phát chưa từng có trong tiền lệ, để thích ứng cần phải có thời gian. Bước đầu các DN tại TP.HCM còn có nhiều khó khăn, nhưng sau một thời gian các DN đã tìm được lối đi của mình.

Sau khi lực lượng lao động được phủ vaccine thì DN đã tự tin hơn rất nhiều trong phục hồi sản xuất kinh doanh. DN trong nước hay DN ngoài nước đều như nhau trong quá trình thích ứng, an toàn, linh hoạt tại TP.HCM. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của TP.HCM luôn có những tín hiệu chia sẻ, đã thường xuyên gặp gỡ với DN, tìm ra phương thức sản xuất an toàn nhất và chống dịch.

Từ cuối tháng 9, TP.HCM đã thí điểm trước 2 tuần ở tại các đơn vị sản xuất kinh doanh tại quận 7, huyện Củ Chi, DN phục hồi rất nhanh chóng, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả dịch vụ ăn uống của người dân cũng được phục hồi trở lại. Các DN ở TP.HCM đã có sự thích ứng nhanh.

“Điều quan trọng nhất là sự hỗ trợ chung sức của lãnh đạo Trung ương và Bộ Y tế, chúng ta có định hướng chiến lược để giúp DN tự tin hơn trong phục hồi, mở rộng sản xuất kinh doanh, không còn lo lắng trong những trường hợp khi dịch có thể trở lại, hay là chúng ta đã xác định rằng phải sống thích ứng, an toàn với dịch là hướng đi phù hợp với thực tế”, PGS. TS Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Doanh nghiệp cần thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ

Hiện nay, trên thế giới, dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Việt Nam cũng không ngoại lệ và phải thừa nhận rằng dịch bệnh chưa biến mất mà còn thêm những biến thể mới.

PGS. TS Trần Hoàng Ngân nhận định, chúng ta chưa có đủ thời gian để đánh giá sự nguy hiểm của chủng mới Omicron. Điều ta ước ao là biến chủng Omicron sẽ không quá nặng nề và mong rằng sẽ đến ngày chúng ta không còn dịch bệnh nữa, kiểm soát được hoàn toàn dịch bệnh thì khi đó kinh tế sẽ phục hồi rất nhanh. Để ước mơ này thành hiện thực thì cần phải chống dịch tốt.

Bên cạnh đó, PGS. TS Trần Hoàng Ngân mong Chính phủ, Bộ Y tế sớm cho phép DN được sản xuất thuốc phòng, chống COVID-19. Bởi có nhiều DN trong nước đã bày tỏ mong muốn được cung cấp thuốc chống COVID-19, cũng như sản xuất được vaccine phòng COVID-19. Khi có thuốc và vaccine trong nước chúng ta sẽ tự tin trong việc phục hồi và phát triển kinh tế.

pgs-ts-tran-hoang-ngan-2

pgs-ts-tran-hoang-ngan-2

DN hiện nay không chỉ khó khăn về phòng chống dịch bệnh mà còn cần sự hỗ trợ từ Chính phủ. Hiện, Chính phủ đang trình Quốc hội gói hỗ trợ phục hồi nền kinh tế và đây là gói hỗ trợ hết sức cần thiết. Các DN cần tiếp tục được miễn, giảm thuế phí; cơ cấu lại nợ vay, giãn nợ kéo dài đến hết năm 2022; hỗ trợ DN trong việc huy động vốn lãi suất thấp.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân.

Về y tế cơ sở, TP.HCM là đô thị đặc biệt rất đông dân, mật độ dân số rất cao trên 4.500 người/km2. PGS. TS Trần Hoàng Ngân cho biết, vừa qua Sở Y tế TP.HCM đã trình UBND TP.HCM phương án chống dịch sắp tới trong đó có nội dung quan trọng là nâng cao năng lực y tế cơ sở, đây là điều y tế cơ sở rất cần sự chia sẻ từ trung ương về việc bổ sung nhân lực.

Về nhân lực y tế cơ sở hiện nay, theo ông Ngân có phường xã 10.000 dân có 10 cán bộ y tế, nhưng cũng có phường xã có tới 150.000 dân cũng chỉ có 10 cán bộ y tế, như vậy sẽ không đảm bảo. Do đó, rất cần chính sách thu hút nhân lực về đơn vị y tế cơ sở hiện nay.

Đồng thời, PGS. TS Trần Hoàng Ngân cho biết, DN hiện nay không chỉ khó khăn về phòng chống dịch bệnh mà còn cần sự hỗ trợ từ Chính phủ. Hiện, Chính phủ đang trình Quốc hội gói hỗ trợ phục hồi nền kinh tế và đây là gói hỗ trợ hết sức cần thiết. Các DN cần tiếp tục được miễn, giảm thuế phí; cơ cấu lại nợ vay, giãn nợ kéo dài đến hết năm 2022; hỗ trợ DN trong việc huy động vốn lãi suất thấp.

Ngoài ra, các DN TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đang phải chịu chi phí logistic đang rất cao do hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức. Từ đây, PGS. TS Trần Hoàng Ngân đề nghị Chính phủ nên tăng thêm gói đầu tư công để đầu tư về hạ tầng để tháo gỡ các nút thắt ra vào sân bay, bến cảng để giảm bớt chi phí logistic. Đồng thời, ông cũng mong Quốc hội thông qua gói hỗ trợ thu nhập cho nhân dân, cho người lao động, hộ nghèo, gia đình có người mắc COVID-19. Việc này sẽ làm tăng tổng cầu, cũng sẽ hỗ trợ cho DN tiêu thụ sản phẩm.

PGS. TS Trần Hoàng Ngân nhận định, các DN ở TP.HCM nói riêng và DN cả nước nói chung luôn đương đầu với thách thức và tìm ra giải pháp vượt qua. Sống thích ứng với COVID-19, F0 ở thời điểm hiện nay khác với F0 trước khi đã được tiêm vaccine, có phác đồ và thuốc điều trị.

Bây giờ các DN phải củng cố lại y tế cơ quan. Trước đây, có một số DN không chăm chút y tế cơ quan, bây giờ quan tâm đến y tế cơ quan không chỉ trong COVID-19 mà còn nhiều hoạt động khác. Nhân việc này, cần củng cố, đầu tư nhiều hơn nguồn lực cho y tế cơ quan. Đó là điều rất cần thiết để nâng cao, bảo vệ sức khỏe cho đội ngũ người lao động.

"Khi phát hiện ra ca F0, các DN hiện nay không còn lúng túng. Tuy nhiên, ở khu công nghiệp, phải có trạm y tế để tạm thời cách ly ca F0 đó ra khỏi vùng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xe để đưa F0 về khu cách ly bên ngoài hoặc cách ly tại nhà, hạn chế F0 tự đi về nhà, tự di chuyển trên đường phố. Đây là điều chúng tôi lo lắng nhưng thời điểm vừa qua, các DN của TP.HCM đã làm tốt việc hỗ trợ cho các ca F0”" PGS. TS Trần Hoàng Ngân bày tỏ.

Diễn đàn Vượt qua COVID diễn ra từ 15/9/2021 đến 31/12/2021 trên Nhadautu.vn. Bài tham dự diễn đàn vui lòng gửi về email: [email protected], tiêu đề ghi rõ: Bài tham dự diễn đàn "Vượt qua COVID".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ