Ông Bùi Sỹ Lợi: 'Cần phải có hệ thống BHXH đúng tầm với hệ thống an sinh xã hội'

Nhàđầutư
Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định như vậy tại hội thảo "Nghiên cứu, sắp xếp tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện", do BHXH Việt Nam tổ chức ngày 13/10, tại Vĩnh Phúc.
BẢO ANH
14, Tháng 10, 2018 | 15:31

Nhàđầutư
Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định như vậy tại hội thảo "Nghiên cứu, sắp xếp tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện", do BHXH Việt Nam tổ chức ngày 13/10, tại Vĩnh Phúc.

ong-bui-sy-loi

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc phát biểu tại Hội thảo.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, ngành BHXH giữ vai trò rất quan trọng trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội nên cần phải có hệ thống BHXH đúng tầm với hệ thống an sinh xã hội.

Theo ông Lợi, hệ thống an sinh xã hội đang ngày càng được hoàn thiện và đã trở thành bốn trụ cột hết sức quan trọng. Đó là: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro, khắc phục rủi ro và các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản. "Trong giai đoạn hiện nay, ngành BHXH đang đứng trước những thách thức lớn về bao phủ BHXH, BHYT,… Do đó, ngành BHXH không thể liên tỉnh được; còn liên huyện cần cần phải xem xét, nghiên cứu thận trọng và thực hiện theo lộ trình", ông Lợi nói

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng cho rằng, BHXH là một ngành đặc thù và khác các ngành khác nên khi tổ chức sắp xếp bộ máy cần thận trọng, cân nhắc.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng, BHXH là trụ cột chính của an sinh xã hội nên chúng ta phải nhận thức đúng vai trò của BHXH để xây dựng bộ máy. Ngành BHXH thực hiện tinh gọn bộ máy là chấp hành nghiêm Nghị quyết 18-NQ/TW, Kế hoạch 07-KH/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 10/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, trong đó Thủ tướng Chính phủ giao cho BHXH Việt Nam nhiệm vụ “Nghiên cứu sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện”.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng đề nghị, Ban Chủ nhiệm Đề án cần đánh rõ thực trạng, xây dựng phương án, thực hiện để đánh giá. Việc đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí, mà một trong những tiêu chí cứng là tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, sau đó là địa giới hành chính, số lượng người tham gia,… Không những thế, việc tinh gọn bộ máy cần đi liền với hiệu lực, hiệu quả điều hành, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

Theo ông Đỗ Văn Sinh - Uỷ viên Thường trực Ủy ban Kinh tế, việc sắp xếp bộ máy ngành BHXH cần xem xét một cách khách quan và thận trọng. Ngành BHXH có những đặc thù rất khác các ngành khác. Ngành BHXH "quản lý" cả cuộc đời của con người (từ lúc sinh ra đến khi chết và sau khi chết thì phục vụ chế độ tuất cho thân nhân) cho hơn 90 triệu dân. Hiện nay, hoạt động BHXH cũng không thể tách rời sự quản lý, giám sát, phối hợp với cấp uỷ chính quyền địa phương, nếu các cấp uỷ, các ngành không vào cuộc thì BHXH khó mà thực hiện thành công nhiệm vụ. Về vấn đề có liên tỉnh không, ông Đỗ Văn Sinh đưa ra dẫn chứng ngay từ ngày thành lập, ngành BHXH Việt Nam đã phải liên tỉnh.

Tháng 11/1997, Quốc hội có Nghị quyết tách 4 tỉnh thành 8 tỉnh nhưng ngành BHXH không tách, vẫn để nguyên. Điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ vì không đồng bộ với hệ thống chính trị. Sau đó, chỉ trong vòng 10 tháng, Tỉnh uỷ các tỉnh đó yêu cầu BHXH Việt Nam phải tách BHXH các địa phương đó theo cấp tỉnh. Về vấn đề huyện, ông Đỗ Văn Sinh cho rằng, căn cứ vào chỉ tiêu phục vụ tốt cho người dân, nếu địa bàn quá rộng như vùng sâu, vùng xa, miền núi, người dân đi cả ngày đến huyện, nếu liên nữa thì đi hai ngày, thì vô cùng khó khăn. “Đây là câu chuyện chúng ta nên cân nhắc, bởi vì mục tiêu của chúng ta là phục vụ người dân” – ông Đỗ Văn Sinh nói.

Theo ông Vũ Việt Văn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ngành BHXH là một trong những đơn vị đi đầu trong triển khai xây dựng đề án sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, nhất là nghiên cứu sắp xếp bộ máy theo hướng liên tỉnh, liên huyện. Tuy nhiên, ngành BHXH là một ngành rất đặc thù, thực hiện các chính sách BHXH và sức ảnh hưởng lớn bởi liên quan đến đời sống người dân. Do đó, việc tinh gọn bộ máy theo hướng liên tỉnh, liên huyện cần nghiên cứu thật thận trọng và trước khi triển khai thực hiện cần có đánh giá vùng miền.

“Thực tiễn hoạt động của ngành BHXH theo 3 cấp như hiện nay nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương, có vai trò quan trọng trong phát triển đối tượng. Cơ cấu tổ chức theo chiều dọc gắn với địa giới hành chính mang lại hiệu quả cao, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, người thụ hưởng chính sách và tiết kiệm chi phí, đáp ứng yêu cầu. Do đó, bộ máy BHXH nên giữ ổn định, chưa thực hiện liên tỉnh, liên huyện và tập trung thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, 28-NQ/TW cũng như đảm bảo người tham gia thụ hưởng BHXH được thuận lợi hơn...”- ông Vũ Việt Văn nói.

nguyen-thi-minh-bhxh

Thứ trưởng Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết, ngay sau khi các văn kiện của Trung ương về đổi mới sắp xếp hệ thống bộ máy theo hướng tinh gọn nhằm nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của bộ máy, trong đó có tổ bộ máy hoạt động của BHXH Việt Nam được ban hành, Ban cán sự Đảng BHXH Việt Nam đã chỉ đạo ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện, đồng thời khẩn trương thành lập ban soạn thảo về tổ chức các hoạt động nghiên cứu Đề án.

Sau khi BCH Trung ương ban hành Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, Ban cán sự Đảng BHXH Việt Nam đã ban hành chương trình hành động, trong đó xác định các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết 28-NQ/TW. Từ tháng 3/2018 đến nay các bộ ngành, cơ quan, các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đã tích cực và rất trách nhiệm phối hợp Ban cán sự Đảng BHXH Việt Nam trao đổi thông tin liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu sắp xếp bộ máy BHXH Việt Nam theo khu vực liên tỉnh, liên huyện được Thủ tướng Chính phủ giao cho BHXH Việt Nam tại Nghị quyết số 10/NQ-CPngày 3/2/2018.

Tính đến năm 2018, ngành BHXH đang quản lý 14,3 triệu người tham gia BHXH, 12 triệu người tham gia BH thất nghiệp, 82,3 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 87,6% dân số. Năm 2018, số thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp khoảng 324 nghìn tỷ đồng, số chi các chế độ BHXH, BH thất nghiệp khoảng 196 nghìn tỷ đồng; giám định 174 triệu lượt KCB BHYT với số chi khoảng hơn 90 nghìn tỷ. Với các chỉ tiêu lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến nhân dân trong cả nước, rất cần phải nghiên cứu thận trọng chính sách tổ chức bộ máy của Ngành và ngành BHXH xác định đặt mục tiêu cao nhất là tạo thuận lợi cho người dân, phục vụ người dân tốt nhất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ