Nới rộng hạn mức tín dụng vay vốn ngân hàng để giải cứu các dự án BOT
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) siết tín dụng đối với các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đã khiến các dự án này không phát triển như kỳ vọng. Do đo, việc nới hạn mức tín dụng cho vay vốn để giải cứu các dự án BOT, BT hiện này là rất cần thiết.

Dự án Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được giải cứu sau nhiều năm ngưng trệ vì không thu xếp được vốn. Ảnh: Nhân Hà
Theo NHNN, lý do của việc phải “siết tín dụng” đối với các dự án BOT, BT giao thông là vì việc cấp tín dụng đối với loại dự án này tiềm ẩn rủi ro trong dài hạn (các dự án có tổng mức đầu tư lớn, thời gian cho vay dài, năng lực tài chính của chủ đầu tư hạn chế). Hơn nữa, tài sản bảo đảm chủ yếu trong các dự án BOT, BT là quyền thu phí, trong khi chính sách phí chưa thực sự ổn định, nguy cơ chuyển nợ sang nhóm nợ xấu là rất lớn.
Nhiều chuyên gia cho biết, bản chất của các dự án BOT, BT là đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư, nhưng ở Việt Nam, hầu hết các dự án BOT, BT đều vay vốn ngân hàng thương mại trong nước, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chỉ chiếm 10 - 15% tổng mức đầu tư dự án. Nếu xảy ra rủi ro đối với phương án tài chính của dự án, hầu hết đều gây bất lợi cho phía các tổ chức tín dụng (đặc biệt là các ngân hàng có vốn nhà nước chi phối) và Nhà nước.
Trường hợp Nhà nước phải mua lại dự án hoặc xử lý các vấn đề liên quan đến tài chính sau khi nhà đầu tư không “kham nổi” thì vô hình trung, các dự án BOT ở Việt Nam đang chuyển sang dự án hợp tác công.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam nêu quan điểm, việc ngân hàng tăng cường kiểm soát trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông là cần thiết để đảm bảo giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho ngành ngân hàng. Trong hàng chục dự án BOT không đảm bảo phương án tài chính thời gian qua, không ít dự án có lưu lượng phương tiện lưu thông thực tế thấp hơn so với dự kiến trong hợp đồng, theo đó thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án sẽ phải kéo dài thêm, phần lớn rủi ro sẽ thuộc về ngân hàng cho vay.
Hiện nay, trong bối cảnh Nhà nước đang kêu gọi đầu tư vào cao tốc Bắc - Nam phía Đông, nếu NHNN vẫn giữ thông điệp “siết tín dụng” đối với các dự án BOT, BT thì cơ hội đầu tư tham gia vào tuyến cao tốc này của nhiều nhà đầu tư trong nước rất nhỏ.
Theo tìm hiểu, dư nợ tín dụng của các dự án BOT khá lớn và hầu hết các nhà đầu tư lớn trong nước (có khả năng tham gia đầu tư vào cao tốc Bắc - Nam phía Đông) đang phải vay ngân hàng để thực hiện các dự án BOT thời gian qua. Nếu ngân hàng không nới hạn mức tín dụng cho vay, những nhà đầu tư này sẽ không “có cửa” để vay tiếp.
Trong khi đó, nhà đầu tư trong nước có đầy đủ kinh nghiệm và tâm huyết để làm các tuyến đường cao tốc. Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư trong nước đã làm những dự án giao thông lớn như, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận …
Theo ông Ngọ Trường Nam, đại diện Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả, Nhà nước nên “rộng cửa” hơn với nhà đầu tư trong nước thông qua việc xem xét nới rộng hạn mức tín dụng vay vốn ngân hàng cho các dự án BOT. Điều này sẽ tiếp sức cho nhà đầu trong nước khi theo đuổi dự án BOT có tuổi đời từ 20 - 30 năm.
Mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho rằng, trong bối cảnh hiện nay mặc dù Ngân hàng Nhà nước vẫn chủ trương hạn chế đầu tư quá nhiều vốn vào các lĩnh vực bất động sản, hạ tầng. Tuy nhiên, các dự án trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược, có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội quốc gia như dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thì các ngân hàng thương mại sẽ luôn đồng hành, tài trợ đủ nguồn vốn để các địa phương, chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ.
Tương tự đối với dự án cao tốc Bắc - Nam, Phó Thống đốc cũng cho biết Chính phủ vừa có chỉ đạo đấu thầu rộng rãi trong nước nên nhiều ý kiến cho rằng vốn tín dụng ngân hàng sẽ phải đặt ra khi nhà thầu trong nước tham gia.
"Với các dự án cao tốc Bắc-Nam, chắc chắn hệ thống ngân hàng sẽ phải có trách nhiệm quan tâm, sẽ cố gắng trong điều kiện khả năng cân đối nguồn vốn đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Mặt khác, các bộ ngành, địa phương cũng cần phải làm rõ chính sách liên quan đến BOT để không gây rủi ro như giá cả BOT, vị trí đặt trạm…", ông Tú nhấn mạnh.
Hàng loạt dự án BOT giao thông khác ở phía Bắc, theo ông Tú, cũng cần được các ngân hàng quan tâm như đường từ Chi Lăng lên đến Hữu Nghị (Lạng Sơn) dự kiến cần khoảng 8.000 tỷ đồng.
Hiện, Cao Bằng cũng đề xuất con đường từ Đồng Đăng - Trà Lĩnh ước 20.000 tỷ đồng. Đường đi từ Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La) cũng cần khoảng 22.000 tỷ đồng… Vì thế, nếu không có phương án để “gỡ vướng” cho các nhà đầu tư thì liệu các dự án BOT này có thể cán đích như kỳ vọng.
- Cùng chuyên mục
Standard Chartered dự báo GDP Việt Nam quý I tăng trưởng 7,7%
Triển vọng kinh tế của Việt Nam tiếp tục được củng cố nhờ vào sự hội nhập sâu rộng với các mạng lưới thương mại toàn cầu và dòng vốn FDI duy trì ổn định.
Đầu tư - 05/04/2025 11:25
Chọn mua nhà để 'gánh' nợ hay đi thuê?
VARS cho biết, lựa chọn vay mua nhà đồng nghĩa với việc phải trả nợ trong 15-25 năm hoặc phải "bóp mồm, bóp miệng" cắt giảm nhiều khoản chi tiêu khác để có thời gian trả nợ ngắn hơn.
Đầu tư - 05/04/2025 07:00
Đầu tư công sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 2025?
Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư - 05/04/2025 05:38
Chứng khoán đã tạo đáy ngắn hạn?
Dòng tiền tham gia mạnh mẽ đã giúp chỉ số VN-Index hồi phục hơn 52 điểm từ vùng đáy trong phiên và khép lại phiên giao dịch cuối tuần giảm hơn 19 điểm, đứng tại mức 1.210 điểm.
Đầu tư thông minh - 04/04/2025 17:25
Giải pháp nào để thu hút FDI vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Theo các chuyên gia, ĐBSCL cần tập trung đa dạng hoá kinh tế, thúc đẩy công nghiệp chế biến, dịch vụ, năng lượng tái tạo, nâng cấp hạ tầng, đặc biệt là giao thông và logistics, cải thiện chính sách thu hút đầu tư, đào tạo lao động và ứng dụng công nghệ cao và liên kết vùng.
Đầu tư - 04/04/2025 15:29
3 kịch bản đàm phán Việt - Mỹ về thuế suất
Trong kịch bản lạc quan nhất, Việt Nam có thể đàm phán thành công để giảm mức thuế xuống còn khoảng 20-30% hoặc đạt được ngoại lệ cho một số mặt hàng chiến lược.
Đầu tư - 04/04/2025 15:23
Giữa căng thẳng thương mại, vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng trong quý I
FDI tăng cả về vốn đăng ký và vốn giải ngân cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam giữa "bão thuế quan".
Đầu tư - 04/04/2025 14:12
Hạ tầng nghìn tỷ đặt mục tiêu về đích, thị trường BĐS TP. Thủ Đức 'bứt phá'
Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang được triển khai nhanh chóng. Vành đai 2, 3, nút giao An Phú, Mỹ Thủy và cao tốc, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là những công trình chiến lược giúp tăng cường khả năng liên kết vùng.
Đầu tư - 04/04/2025 08:00
Khánh Hòa 'gỡ khó' chỉ tiêu đất để phát triển các khu công nghiệp
Thời gian qua, nhiều "ông lớn" muốn đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp (KCN) ở Khánh Hòa. Tuy nhiên, địa phương gặp khó vì chỉ tiêu sử dụng đất còn khá ít.
Đầu tư - 04/04/2025 07:00
Thuế quan 46%: Trong ‘nguy’ có ‘cơ’
Mức thuế 46% không nên chỉ được nhìn nhận như một rào cản, mà là một lời nhắc quan trọng, buộc Việt Nam phải thay đổi, phải thích nghi, phải chủ động tìm hướng đi mới.
Đầu tư thông minh - 03/04/2025 18:43
AmCham: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không rời Việt Nam vì thuế quan Mỹ
Đại diện AmCham đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và tin tưởng lãnh đạo hai nước có thể đạt được thỏa thuận giảm thuế quan trong thời gian tới.
Đầu tư - 03/04/2025 17:50
Khai phá tiềm năng đầu tư, thương mại Việt Nam - Belarus
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Belarus đạt gần 60 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ. Tuy nhiên 2 bên vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết, nhất lại lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU), mà Belarus là thành viên…
Đầu tư - 03/04/2025 16:11
Vào viên chức 10 năm vẫn xếp hàng mua nhà ở xã hội?
Hiện nay, cơ chế, chính sách dành cho viên chức mua nhà rất khó khăn, phải xếp hàng, thậm chí, có người muốn mua đợi gần thập kỷ chưa tới lượt.
Đầu tư - 03/04/2025 16:06
Giữa bức tranh tươi sáng, khu đô thị sinh thái ở Đà Nẵng vẫn 'ngủ im'
Trong bối cảnh nhiều dự án bất động sản ở Đà Nẵng được tháo gỡ và triển khai thi công trở lại, thì dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (Golden Hills City) vẫn "ngủ im" do gặp vướng mắc.
Bất động sản - 03/04/2025 11:25
Đà Nẵng hấp dẫn nguồn vốn công nghệ
Đà Nẵng đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, chip bán dẫn, với sự hiện diện của các tập đoàn lớn như Synopsys, Marvell, FPT…
Đầu tư - 03/04/2025 06:45
'Ông lớn' FDI muốn 'rót tiền' vào năng lượng tái tạo ở Bình Định
Các dự án năng lượng tái tạo ở Bình Định nhận được sự quan tâm của các "ông lớn" FDI để khai thác tiềm năng to lớn về điện gió ở địa phương này.
Đầu tư - 02/04/2025 18:42
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 day ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 2 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 week ago