Nội luật hoá quy tắc Thuế tối thiểu toàn cầu - QDMTT là gì?

Nhàđầutư
QDMTT có thể hiểu đơn giản là một cơ chế nội luật hoá trong đó việc tính toán lợi nhuận thặng dư (excess profits) và thuế tối thiểu được áp dụng tương đương với các quy định tại Trụ cột 2 theo hướng dẫn của OECD. QDMTT giúp Việt Nam giành quyền thu phần Thuế bổ sung trước các quốc gia khác.
ĐÌNH VŨ
20, Tháng 02, 2023 | 06:26

Nhàđầutư
QDMTT có thể hiểu đơn giản là một cơ chế nội luật hoá trong đó việc tính toán lợi nhuận thặng dư (excess profits) và thuế tối thiểu được áp dụng tương đương với các quy định tại Trụ cột 2 theo hướng dẫn của OECD. QDMTT giúp Việt Nam giành quyền thu phần Thuế bổ sung trước các quốc gia khác.

QDMTT

Nội luật hoá Quy tắc Thuế tối thiểu toàn cầu giúp Việt Nam giành quyền thu thuế bổ sung trước các quốc gia khác. Ảnh: Internet.

Tháng 10/2021, Diễn đàn hợp tác chung thực hiện các giải pháp chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận của OECD (Diễn đàn IF) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về giải pháp gồm hai trụ cột nhằm giải quyết các thách thức về thuế liên quan tới quá trình số hóa nền kinh tế và đề ra một kế hoạch thực hiện chi tiết. Chính phủ các nước đầu tư và nhận đầu tư đều đã và đang có những động thái quyết liệt trong việc cân nhắc và đưa ra các chính sách liên quan đến Thuế tối thiểu toàn cầu.

Trong số đó, riêng Trụ cột II (áp dụng mức thuế suất tối thiểu toàn cầu 15% với các công ty lớn có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu EUR) sau khi được OECD công bố quy tắc lập pháp và hướng dẫn chi tiết (lần lượt vào tháng 12/2021 và 3/2022), từng quốc gia trên thế giới đang chuẩn bị hoặc đang tiến hành luật hóa cơ chế thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Ngày 15/12/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua kế hoạch áp dụng thuế suất tối thiểu 15% từ 2024; Quốc hội Hàn Quốc cũng đã thông qua Đạo luật điều chỉnh thuế trong đó sẽ áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu từ 2024; Chính phủ Nhật Bản đã thông báo dự thảo Cải cách thuế, tiến tới việc áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm tài chính 2024 và sẽ trình Quốc Hội phê duyệt. Đây đều là những quốc gia có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam.

Dự kiến thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ chính thức được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới vào năm nay để phù hợp với lộ trình mục tiêu áp dụng của IF vào năm 2024. Do đó, các quốc gia trên thế giới cũng đang thúc đẩy việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu bền vững có thể hài hòa với môi trường đầu tư và hệ thống thuế/pháp lý hiện tại mà vừa không ảnh hưởng tiêu cực làm giảm tăng trưởng phát triển kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua nghiên cứu đánh giá tổng thể các yếu tố tác động như thu hút FDI, thu ngân sách... Việc trước mắt, ưu tiên áp dụng cơ chế Thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn (QDMTT) để giành quyền thu phần thuế bổ sung trước các quốc gia khác được cho là ưu tiên hàng đầu, có tính cấp bách về mặt thời gian.

QDMTT có thể hiểu đơn giản là một cơ chế nội luật hoá trong đó việc tính toán lợi nhuận thặng dư (excess profits) và thuế tối thiểu được áp dụng tương đương với các quy định tại Trụ cột II theo hướng dẫn của OECD. QDMTT cần tính toán lợi nhuận và nghĩa vụ thuế bổ sung theo cách tương tự như các quy tắc của Trụ cột II. Để đảm bảo một sân chơi bình đẳng, QDMTT phải được triển khai và quản lý theo cách phù hợp với quy tắc mẫu mà không đi kèm với các lợi ích khác. OECD sẽ phát triển các quy trình để giúp các chính phủ và cơ quan thuế đánh giá liệu mức thuế tối thiểu được đề xuất có cấu thành một QDMTT hay không. 

Sau khi thuế tối thiểu trong nước đáp ứng các điều kiện của QDMTT, bất kỳ khoản thuế theo QDMTT nào do một công ty chi trả sẽ được khấu trừ toàn bộ với bất kỳ nghĩa vụ thuế nào theo các quy tắc của Trụ cột II. Điều này có nghĩa là QDMTT sẽ thay đổi thứ tự mà các khu vực tài phán được quyền tính thuế bổ sung khi thuế suất thực tế của một đối tượng bị điều chỉnh bởi Trụ cột II giảm xuống dưới mức tối thiểu toàn cầu 15%. 

Theo đó, quốc gia thực hiện QDMTT sẽ được ưu tiên đầu tiên để thu thuế bổ sung từ các đối tượng nằm trong khu vực tài phán của mình. Nếu không có QDMTT, nguồn thu đó sẽ được chuyển đến một quốc gia khác như được xác định theo thứ tự quy tắc Trụ cột II. Đối với các doanh nghiệp, tác dụng của QDMTT là định hướng nơi phải trả khoản thuế bổ sung – mặc dù không thay đổi về số tiền thuế bổ sung phải nộp.

Như vậy, nếu áp dụng QDMTT, Việt Nam sẽ giữ được quyền đánh thuế và các nhà đầu tư cũng xác định được nghĩa vụ phải đóng thuế bổ sung tại Việt Nam thay vì chuyển đến một quốc gia khác để nộp khoản thuế bổ sung này.

Do các đặc điểm lợi thế nêu trên, một số quốc gia như Singapore và Thụy Sĩ đang xem xét chế độ QDMTT; Theo Chỉ thị của EU sẽ thực hiện các đề xuất của Trụ cột II trên toàn EU, cho phép các quốc gia thành viên EU áp đặt các mức thuế tối thiểu trong nước; Vương quốc Anh cũng nghiên cứu về thuế tối thiểu nội địa của Vương quốc Anh (UK DMT) và đã bắt đầu quá trình xin ý kiến.  

Hoa Kỳ dự kiến sẽ áp dụng cơ chế CAMT tương tự với QDMTT từ năm 2023 để ngăn chặc việc các quốc gia khác giành quyền đánh thuế đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ tương tự với cơ chế QDMTT từ năm 2023.

Malaysia và Indonesia cũng đã công bố sẽ áp dụng QDMTT; Hàn Quốc dự kiến xây dựng hành lang pháp lý cho chính sách QDMTT trong năm 2023.

Các quốc gia áp dụng các quy tắc của Trụ cột II vẫn có thể cạnh tranh về thuế suất Thuế TNDN để thu hút các nhà đầu tư không bị điều chỉnh bởi Trụ cột II. Ví dụ, Ireland sẽ có thể duy trì mức thuế doanh nghiệp 12,5% đối với các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 750 triệu euro. 

Theo một số nghiên cứu, việc áp dụng QDMTT cho phép các quốc gia, vùng lãnh thổ vẫn có thể duy trì ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thấp cho tất cả các doanh nghiệp (bao gồm cả các MNE lớn). Điều này là do khi áp dụng QDMTT, các quốc gia đồng thời đang áp dụng các quy tắc của OECD và thu thuế bổ sung từ các đối tượng trong phạm vi của Trụ cột II. Theo phân tích này, QDMTT thậm chí có thể bắt đầu thay thế thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây sẽ là một thay đổi rất đáng kể trong cách thức thu Thuế TNDN.

Các quốc gia/vùng lãnh thổ có thể băn khoăn về hai vấn đề chính liên quan đến việc thực thi QDMTT là: Việc phát sinh thêm chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp khi thực hiện QDMTT; việc phải tuân theo các nguyên tắc phức tạp của Trụ cột II.

Thứ nhất theo nghiên cứu và khuyến nghị của một số công ty kiểm toán lớn trên thế giới, về chí phí, có thể khẳng định những chi phí này không thực sự tăng lên nhiều vì khi doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của Trụ cột II thì dù quốc gia/vùng lãnh thổ đó có áp dụng QDMTT hay không thì doanh nghiệp vẫn phải lặp lại các quy tắc của Trụ cột II và doanh nghiệp cần tuân thủ Trụ cột II trong mọi trường hợp. Nếu quốc gia/vùng lãnh thổ có áp dụng QDMTT thì doanh nghiệp tại đó chỉ phải thực hiện một lần là đáp ứng điều kiện và được các nước khác thừa nhận.

Thứ 2, các nước sẽ cần nghiên cứu kỹ các quy tắc Trụ cột II và phối hợp với OECD để có được những hướng dẫn, thực thi phù hợp khi nội luật hóa các cơ chế QDMTT nhằm đảm bảo giữ quyền đánh thuế, cách thức tính toán là phù hợp với quy định của OECD.

Tiếp nối thành công Hội thảo Thuế tối thiểu toàn cầu và những vấn đề đặt ra với Việt Nam do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 14/6/2022. Ngày 24/2/2023, Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tiếp tục tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Giải pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư trong bối cảnh thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu". Hội thảo sẽ cập nhật tiến độ thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu ở các nước, tập trung đánh giá tác động của quy tắc Trụ cột II và giải pháp ứng phó của các nước tiếp nhận đầu tư, trên cơ sở đó đề xuất chính sách và giải pháp đối với Việt Nam. Hội thảo có sự tham gia của các cơ quan hữu quan, các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, các chuyên gia kinh tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ