Nợ xấu ngân hàng và Nghị định 61: Kẻ cười, người khóc

Nhàđầutư
Tính đến cuối năm 2016, tổng nợ xấu đã bán cho VAMC theo ghi nhận trên sổ sách của 10 ngân hàng gồm BIDV, Vietinbank, ACB, MB, Techcombank, VPBank, Sacombank, Eximbank, SHB và VIB là 97 ngàn tỷ đồng, trong đó nợ xấu đã bán của 3 ngân hàng gồm BIDV, Vietinbank và Sacombank chiếm 70%.
NGUYỄN THU THỦY
25, Tháng 05, 2017 | 10:37

Nhàđầutư
Tính đến cuối năm 2016, tổng nợ xấu đã bán cho VAMC theo ghi nhận trên sổ sách của 10 ngân hàng gồm BIDV, Vietinbank, ACB, MB, Techcombank, VPBank, Sacombank, Eximbank, SHB và VIB là 97 ngàn tỷ đồng, trong đó nợ xấu đã bán của 3 ngân hàng gồm BIDV, Vietinbank và Sacombank chiếm 70%.

no xau 3

Ba ngân hàng thương mại nhà nước là BIDV, Vietinbank và Vietcombank chiếm tới 70% khoản nợ mà các ngân hàng thương mại đã bán cho VAMC 

Nghị định 61/2017/NĐ-CP mới ban hành từ ngày 16/5 đã chính thức gia tăng quyền hạn cho VAMC trong việc xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu, đồng thời tạo dựng những cơ chế đầu tiên để hình thành một thị trường mua bán nợ thứ cấp chuyên nghiệp.

Cụ thể, Nghị định 61 cho phép VAMC được chủ động lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá khởi điểm cho các khoản nợ xấu trong trường hợp không thỏa thuận được giá khởi điểm với tổ chức bán nợ. Trong trường hợp đấu giá không thành công, VAMC được quyền chủ động giảm giá khởi điểm tối đa 10% cho lần đấu giá tiếp theo mà không cần sự chấp thuận của tổ chức bán nợ. Đối với tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu, VAMC cũng có các đặc quyền tương tự.

Nếu nhìn vào tỷ lệ trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC của các ngân hàng thương mại thì tỷ lệ này hiện nay vẫn còn khá thấp - trung bình khoảng 17,4% mệnh giá và dao động từ 4,4-46,8% đối với từng ngân hàng. Với tỷ lệ trích lập còn khá khiêm tốn như vậy, các ngân hàng chắc chắn không muốn đem các khoản nợ xấu này ra bán đấu giá với giá khởi điểm thấp, vì như vậy đồng nghĩa với việc ngay lập tức phải ghi nhận một khoản lỗ lớn. Đây có lẽ chính là điểm vướng mắc khiến VAMC trong suốt thời gian qua cứ mãi loay hoay với việc xử lý nợ xấu mà không có bước tiến rõ rệt. Bằng cách cung cấp các đặc quyền trên cho VAMC, Chính phủ đã khai thông đầu ra cho các khoản nợ xấu mà các tổ chức tín dụng đã bán cho VAMC.

trai phieu 1

 Trái phiếu VAMC và dự phòng của các ngân hàng thương mại năm 2016

Tuy vậy, biện pháp này có thể là khá mạnh tay đối với nhiều ngân hàng, do việc ghi nhận lỗ từ thanh lý nợ xấu là không thể trì hoãn. Đối với những ngân hàng đã có tỷ lệ trích lập khá cao như Techcombank (46,8%), Vietinbank (28,6%), VIB (28,4%) và BIDV (26,8%), việc sớm thanh lý được nợ xấu là thông tin tích cực. Thay vì phải tiếp tục ôm khoản nợ xấu không thanh lý được do không có cơ chế hỗ trợ và phải dùng một phần lợi nhuận để trích lập dần đến khi đạt 100% giá trị của khoản nợ (theo quy định về trích lập dự phòng trái phiếu VAMC), việc thanh lý được nợ xấu sẽ giảm gánh nặng về chi phí dự phòng trong tương lai. Dĩ nhiên, trong ngắn hạn, việc ghi nhận lỗ (nếu có) do chênh lệch giữa giá trị sổ sách hiện tại và giá thanh lý là bắt buộc, song nếu xét về trung-dài hạn, nợ xấu sẽ được xử lý triệt để và đem lại nguồn thu cho những ngân hàng này, đồng thời chất lượng tài sản cũng được cải thiện.

Ngược lại, với các ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng thấp, để có thể đem nợ xấu ra bán đấu giá các ngân hàng này sẽ phải trích lập dự phòng tích cực hơn để thu hẹp khoảng chênh lệch giữa giá thẩm định và giá trị sổ sách. Như vậy, trong ngắn hạn, dù trích lập trước rồi đấu giá hay đấu giá không cần trích lập, lợi nhuận của nhóm ngân hàng này ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.

trai phieu 2

 Quy mô lợi nhuận và trái phiếu VAMC chưa trích lập

Bên cạnh Nghị định 61, dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng mới được Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng trình bày tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sáng ngày 22/5, trong đó có rất nhiều điểm tích cực đối với công tác xử lý nợ xấu.

Theo đó, VAMC và tổ chức tín dụng được nhận bảo đảm sẽ được cấp quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng với điều kiện thông báo trước 10 ngày cho bên bảo đảm. Trong trường hợp bên bảo đảm không giao tài sản bảo đảm để xử lý, tổ chức tín dụng và VAMC có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn để đẩy nhanh quá trình xử lý này.

Nếu như Nghị định 61 mới chỉ trao quyền cho VAMC trong việc xử lý nợ xấu đã mua lại thì Dự thảo Nghị quyết nêu trên sẽ trao quyền cho các tổ chức tín dụng xử lý chính những khoản nợ xấu trên sổ sách của mình. Nếu được thông qua một cách đầy đủ, Nghị quyết này sẽ là tin rất tích cực đối với hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, kỳ họp Quốc hội lần này cũng bàn về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Dự thảo Luật này cũng có những hướng dẫn rất cụ thể về việc phát hiện và xử lý từng bước tổ chức tín dụng yếu kém, đồng thời tạo rất nhiều điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng yếu kém để tránh ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng. Cụ thể, nếu rơi vào diện kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng yếu kém sẽ không phải tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định. Việc thoái thu lãi và trích lập dự phòng cũng sẽ được giãn ra với thời hạn tối đa lên tới 10 năm. Các biện pháp hỗ trợ tài chính mà tổ chức tín dụng yếu kém được hưởng bao gồm việc bán nợ xấu không đủ điều kiện cho VAMC, vay tái cấp vốn và vay đặc biệt của NHNN, thậm chí được miễn hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ